[Hướng dẫn] Cách sửa máy điều hòa không lạnh dễ dàng thực hiện ngay tại nhà
Nội dung bài viết
Trong quá trình sử dụng, có rất nhiều khách hàng đã gặp phải trường hợp điều hòa không lạnh mặc dù vẫn đang hoạt động. Tình trạng này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Sau đây, Musk.vn sẽ tổng hợp các nguyên nhân và cách sửa máy điều hòa không lạnh nhanh chóng.
Nguyên nhân và cách sửa máy điều hòa không lạnh
Có nhiều nguyên nhân khiến điều hòa hoạt động nhưng lại không làm mát được. Trong đó, phổ biến nhất là 1 số nguyên do sau:
Lưới lọc máy lạnh bị bám bẩn do lâu ngày không vệ sinh
Không vệ sinh thường xuyên khiến lưới lọc bị bụi bẩn bám vào. Máy lạnh cần hút vào và đẩy gió ra ít hơn nhưng ngược lại công suất tiêu thụ điện lại cao hơn thông thường. Điện năng tiêu thụ nhiều hơn thế những hiệu quả lại giảm sút và còn gây tiếng ồn khi hoạt động.
Cách sửa máy điều hòa không lạnh trong trường hợp này là vệ sinh lưới lọc 1 tháng/ lần (vào mùa nóng). Ở miền Bắc, trước khi bắt đầu mùa hè, bạn cần tiến hành tổng vệ sinh để điều hòa hoạt động được tốt hơn.
Máy lạnh không lạnh do bị thiếu ga, hết ga
Những sai lầm khi lắp ráp hoặc thời gian sử dụng lâu ngày không nạp khiến khí gas bị rò rỉ, bị hết gas và không đủ để làm mát không khí. Một số dấu hiệu cho thấy máy lạnh bị thiếu/ hết gas như:
- Tuyết bám trên van ống nhỏ dàn lạnh.
- Dòng điện hoạt động thực tế thấp hơn so với định mức.
- Nếu bạn đang dùng điều hòa đời mới thì máy sẽ thường tự động tắt sau khoảng 10 – 15 phút hoạt động rồi báo lỗi.
Khi gặp phải trường hợp này, chúng ta sẽ không thể tự giải quyết mà cần đến dịch vụ chuyên nghiệp để được hỗ trợ. Ngoài ra, bạn cũng nên chủ động kiểm tra và vệ sinh điều hòa 3 tháng/ lần để bảo đảm hoạt động của điều hòa.
Bạn có thể tham khảo thêm về cách bơm ga máy lạnh được tiến hành như thế nào? Từ đó nắm rõ và chi tiết cách thức tiến hành nhé.
Quạt dàn nóng không chạy
Điều hòa hoạt động nhưng không lạnh thì có thể là do cánh quạt ở dàn nóng không chạy. Lúc này, bạn hãy tắt điều hòa đi ngay vì để lâu sẽ có thể gây ảnh hưởng tới các bộ phận khác.
Do nguồn điện áp cung cấp
Mùa hè, đặc biệt là những ngày nắng nóng đỉnh điểm hơn 40 độ C khiến nhu cầu sử dụng điện tăng cao. Điều này dẫn đến sự quá tải khiến nguồn điện cung cấp yếu đi và không ổn định. Nguồn điện vào máy lạnh thấp hơn so với yêu cầu khiến máy nén bị nóng, giảm khả năng làm mát hoặc thậm chí là không hoạt động được.
Để giải quyết cho vấn đề này, bạn hãy trang bị thêm 1 ổn áp để ổn định nguồn điện. Giúp cho điều hòa luôn làm lạnh tốt, đáp ứng nhu cầu giải nhiệt cho cả gia đình.
Máy lạnh bị chảy nước
Máy lạnh bị chảy nước nếu không xử lý luôn sẽ tạo thành 1 lớp rêu trên ống thoát nước. Lâu dần gây tắc nghẽn, không cho nước thoát ra ngoài. Từ đó làm giảm khả năng làm mát không khí của điều hòa.
Trong trường hợp này, hãy liên hệ ngay với dịch vụ sửa chữa chuyên nghiệp. Họ sẽ giúp bạn vệ sinh điều hòa và thay ống thoát nước mới để điều hòa ổn định trở lại.
Do sự chênh lệch lớn giữa nhiệt độ phòng và bên ngoài
Bạn có bao giờ thắc mắc rằng cùng là để điều hòa mức 27 – 28 độ nhưng lúc thì thấy lạnh lúc lại vẫn thấy nóng chưa? Nguyên do của điều này là từ sự chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường bên ngoài và nhiệt độ phòng.
Và lần này thì không phải do điều hòa có vấn đề mà là do thời tiết. Chúng ta chỉ còn cách thích nghi và kết hợp sử dụng các chức năng điều hòa để có được chế độ thoải mái nhất. Hoặc bạn nên dùng thêm quạt và máy phun sương để giúp nhiệt độ được mát mẻ hơn lại không bị quá khô.
Block ngừng chạy do quá tải cũng khiến máy lạnh không lạnh
Việc Block ngừng chạy cũng là 1 trong những nguyên nhân chính khiến điều hòa không làm mát được. Nguyên nhân khiến Block không chạy có nhiều như:
- Máy nén không được cấp điện do board điều khiển, do bị hở mạch hoặc do contactor không đóng.
- Do tụ điện bị hỏng, quạt dàn nóng không chạy hay motor máy hoạt động kém hiệu quả.
- Cuộn dây động cơ trong bị cháy.
Muốn khắc phục tình trạng Block ngừng chạy, trước hết, chúng ta cần tìm hiểu rõ nguyên do gây ra. Nếu là do cuộn dây trong bị cháy thì hãy thay cuộn mới.
Bạn có thể tìm hiểu thêm thay block máy lạnh giá bao nhiêu? Nghiên cứu về giá để tiến hành thay Block mới nếu bị hư hỏng nặng.
Công suất máy lạnh nhỏ so với diện tích phòng
Nếu để ý thì bạn sẽ thấy các dòng điều hòa hiện nay đều được sản xuất với nhiều công suất khác nhau. Và mỗi công suất này sẽ tương ứng với 1 diện tích phòng. Điều hòa sẽ hoạt động tốt, làm mát hiệu quả khi được lắp trong 1 không gian với diện tích phù hợp.
Một số gợi ý về công suất điều hòa và diện tích phòng:
- Điều hòa công suất 9000 BTU cho phòng dưới 15m2.
- Điều hòa công suất 12000 BTU cho phòng từ 15 – 20m2.
- Điều hòa công suất 18000 BTU cho phòng từ 20 – 30m2.
- Điều hòa công suất 24000 BTU cho phòng từ 30 – 40m2.
Board máy lạnh hỏng
Board là bộ phận điều khiển hoạt động của máy lạnh. Bộ phận này được trang bị các phím điều khiển và đèn thông báo lỗi: Xanh, đỏ, vàng. Nếu bạn thấy hệ thống đèn này nháy loạn lên thì chứng tỏ Board đã bị lỗi. Lúc này, chúng ta sẽ tùy theo triệu chứng cụ thể của điều hòa để có cách sửa máy điều hòa không lạnh tương ứng. Ví dụ như:
- Board hỏng do nguồn điện không ổn định: Cần kiểm tra lại nguồn điện cung cấp và bảo đảm độ ổn định, phù hợp.
- Board hỏng do dùng máy lạnh không đúng cách: Điều chỉnh chế độ, thời gian hoạt động của điều hòa cho hợp lý.
- Board hỏng do bị bụi bẩn bám lâu ngày thì cần vệ sinh sạch sẽ thường xuyên.
Chỉnh sai remote điều hoà
Đôi khi điều hòa hoạt động nhưng không mát đơn giản chỉ vì bạn đã đặt sai chế độ. Có thể là do bấm nhầm nút sưởi, quạt… Để khắc phục tình trạng này thì chúng ta chỉ còn cách ghi nhớ các ký hiệu trên nút điều khiển để không bị nhầm:
- Hình bông tuyết: Chế độ làm mát Cool.
- Chế độ khô: Hình giọt nước Dry.
- Chế độ sưởi ấm: Hình mặt trời.
- Chế độ tự động.
Một số nguyên nhân khiến máy lạnh không lạnh khác
Bên cạnh những nguyên nhân và cách sửa máy điều hòa không lạnh nêu trên thì tình trạng điều hòa không làm lạnh được còn bởi 1 số nguyên nhân như:
Lắp đặt sai vị trí
Trong 1 số trường hợp, việc lắp sai vị trí cũng khiến điều hòa không làm lạnh được. Ví dụ như:
- Lắp dàn lạnh đối diện với hướng gió:
Nếu bạn lắp dàn lạnh ở đối diện nơi có nhiều gió thì hơi lạnh sẽ bị gió thổi tản đi. Do đó, nhiệt độ trong phòng lâu được làm mát hơn và điều hòa cần phải tăng công suất hoạt động để làm mát phòng. Vì thế, để tiết kiệm điện và để phòng nhanh mát hơn hãy lắp máy lạnh vuông góc với hướng gió.
- Lắp dàn lạnh ở góc khuất:
Điều này có thể xuất hiện khi diện tích và góc lắp hạn chế. Tuy tiết kiệm diện tích nhưng lại khiến cho điều hòa quá tải. Bởi trước khi làm mát không khí trong phòng thì máy lạnh cần làm mát bức tường với nhiệt độ cao trước.
Vì thế, tốt nhất bạn nên đặt dàn lạnh ở nơi thoáng mát để hơi lạnh có thể nhanh chóng làm lạnh nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, cũng không nên vì thế mà kéo hệ thống nối dàn nóng và dàn lạnh quá dài. Vì như vậy cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động.
Dùng máy điều hòa nhỏ cho không gian lớn
Bên cạnh công suất thì kích thước cũng là điều bạn cần quan tâm khi mua điều hòa. Chọn điều hòa có kích thước nhỏ cho phòng nhỏ và kích thước lớn cho phòng lớn. Không nên lắp điều hòa nhỏ ở 1 căn phòng lớn vì hơi lạnh sẽ khó có thể phân tán đến mọi góc trong phòng. Ngược lại, nếu lắp điều hòa quá lớn trong phòng nhỏ thì sẽ khiến bạn thấy quá lạnh. Và điều này không tốt cho sức khỏe lại còn tốn điện.
Máy lạnh bị hỏng quạt dàn lạnh
Nếu đã bật điều hòa mà không thấy mát hơn thì hãy kiểm tra xem có hơi lạnh phả ra từ dàn lạnh không. Để chắc chắn, bạn hãy bật nhiệt độ lạnh nhất sau đó để tay vào phía dưới cánh quạt. Nếu vẫn không thấy hơi lạnh thì có khả năng là quạt của dàn lạnh bị hỏng rồi.
Trong trường hợp này, nếu không biết cách sửa máy lạnh, hay không có kỹ thuật chuyên môn thì đừng tự sửa. Hãy liên hệ tới dịch vụ chuyên nghiệp uy tín để họ tới kiểm tra, sửa chữa hoặc thay mới quạt cho bạn nếu cần.
Bộ lọc điều hòa bị tắc nghẽn
Bộ lọc hay lưới lọc của điều hòa được lắp ngoài dàn lạnh sau tấm chắn. Lưới lọc có tác dụng ngăn lại bụi bẩn, nấm mốc… trong không khí di chuyển qua ống dẫn không theo hơi lạnh tỏa vào phòng. Giúp cho không gian sống của gia đình bạn được sạch khuẩn và tươi mát.
Cũng chính vì chức năng đó mà nếu lâu ngày bạn không vệ sinh thì lưới lọc sẽ bị tắc nghẽn ngăn cản luôn cả dòng khí thổi ra. Lâu dài còn có thể ảnh hưởng đến cuộn dây của dàn bay hơi bị đóng băng. Bộ phận này không làm lạnh nữa nên máy lạnh cũng sẽ không lạnh nữa.
Dưới đây là video về những nguyên nhân và cách sửa máy điều hòa không lạnh bạn có thể tham khảo thêm nhé
Cuộn dây ngưng tụ của máy lạnh quá bẩn
Cuộn dây ngưng tụ bị bám bẩn lâu ngày khiến chức năng làm mát giảm sút. Nên bạn cần rửa bình tụ thường xuyên để tản nhiệt ra ngoài.
Máy nén bị hỏng
Máy nén – Bộ phận quan trọng của điều hòa. Nếu máy nén hỏng thì dù điều hòa còn chạy được thì cũng không làm máy không khí được. Có nhiều nguyên nhân khiến máy nén bị hỏng như: Mạch điều khiển bị lỗi, bị mất nguồn cấp…
Nếu điều hòa bị hỏng máy nén thì bạn sẽ cần đến dịch vụ sửa chữa chuyên nghiệp Không nên tự tháo dỡ, sửa chữa hay mua mới về thay gây lãng phí.
Bộ điều nhiệt bị lỗi
Bộ điều nhiệt có tác dụng phát hiện sự thay đổi nhiệt độ, duy trì và kiểm soát nhiệt độ theo nhu cầu của người dùng. Nếu điều hòa vẫn chạy mà phòng không mát thì rất có thể là bộ điều nhiệt có vấn đề rồi.
Trước hết, bạn hãy kiểm tra bộ điều nhiệt để xem nó còn hoạt động tốt không. Nếu không thì cần tìm cách sửa máy điều hòa không lạnh nhanh chóng để không ảnh hưởng đến sinh hoạt.
Môi chất lạnh (gas lạnh) bị rò rỉ
Môi chất lạnh ở điều hòa bị rò rỉ là vấn đề mà nhiều gia đình gặp phải. Nếu môi bị rò, điều hòa sẽ hiển thị đèn báo cảnh cáo cần thay thế. Hoặc bạn cũng có thể dựa vào 1 số dấu hiệu để biết được vấn đề có phải từ môi chất lạnh bị rò rỉ hay không như:
- Có nước chảy và đóng tuyết ở miệng ống nhỏ dàn nóng điều hòa.
- Áp suất gas về máy nén thấp hơn so với thông thường.
- Dòng điện hoạt động thấp hơn so với dòng điện định mức của điều hòa.
- Đèn báo lỗi chớp liên tục rồi dừng hoạt động.
Tình trạng này xuất hiện là do:
- Điều hòa kém chất lượng hoặc dùng lâu nên các bộ phận bị oxy hóa, ăn mòn cao.
- Lắp đặt sai kỹ thuật khiến ống dẫn gas bị đứt gãy.
- Sử dụng điều hòa quá tải khiến máy móc nhanh xuống cấp.
Khi phát hiện gas lạnh bị rò rỉ thì bạn có thể hàn lại với những mối rò nhỏ. Còn đối với vết rò lớn thì tốt nhất nên thay đường dẫn mới.
Thiết bị bay hơi bẩn
Dàn bay hơi là 1 bộ phận vô cùng quan trọng của điều hòa. Máy lạnh sẽ không thể làm mát không khí hiệu quả nếu dàn bay hơi bị bụi bẩn bít kín. Vì thế, bạn cần chú ý vệ sinh sạch sẽ bộ phận này thường xuyên để điều hòa hoạt động hiệu quả. Có thể từ 6 tháng đến 1 năm 1 lần hoặc nhiều hơn tùy theo tần suất sử dụng của gia đình.
Bình ngưng bị chặn
Bình hơi hay dàn ngưng tụ là bộ phận cung cấp khí lạnh nên nếu nó bị chặn thì điều hòa sẽ không thể làm mát không gian phòng ở nữa. Bình hơi bị chặn có thể là do bụi bẩn tích tụ trong thời gian dài, ngăn cản đường đi của khí lạnh. Vì thế, hãy luôn giữ cho bình hơi được thông thoáng bằng cách vệ sinh mỗi tháng 1 lần.
Nếu cảm thấy chi phi sửa chưa quá cao và muốn mua máy lạnh mới, hãy truy cập vào Musk.vn để tìm kiếm đơn vị thu mua máy lạnh cũ phù hợp. Giúp bạn tiết kiệm được một khoản phí để sắm điều hòa mới.
Câu hỏi thường gặp
1. Máy lạnh có tuổi thọ trung bình là bao nhiêu?
Thông thường máy lạnh có tuổi thọ trung bình khoảng 6 - 7 năm, còn tùy thuộc vào cách sử dụng cũng như tần suất dùng máy lạnh.
2. Máy lạnh khi vận hành phát ra tiếng ồn do đâu?
Tiếng ồn xuất phát từ việc lâu ngày không vệ sinh máy lạnh, dàn lạnh và quạt bị bám nhiều bụi. Ngoài ra còn có nguyên nhân do sự rung động bắt nguồn từ tường không bằng phẳng, tường có khung kính hay tường bằng ván ép mỏng.
3. Nên điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh như thế nào là thích hợp?
Theo như lời khuyên chuyên gia, bạn cần điều chỉnh nhiệt độ trong khoảng 22 - 28 độ C, tùy thuộc vào nhiệt độ thoải mái của mỗi người.
Kết luận
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về nguyên nhân và cách sửa máy điều hòa không lạnh. Hy vọng những chia sẻ của Musk.vn sẽ giúp gia đình bạn có 1 mùa hè mát mẻ, khỏe mạnh. Đừng quên để lại comment và chia sẻ bài viết đến bạn bè nếu bạn thấy hữu ích nhé, chúc bạn thành công!