Bật mí cách vệ sinh tủ đông nhanh chóng tại nhà bạn nên biết

Nội dung bài viết

Cách vệ sinh tủ đông tại nhà đúng cách, đơn giản là phương pháp được rất nhiều người dùng quan tâm. Bởi việc vệ sinh không những giúp không khí trong tủ lưu thông tốt hơn mà còn giúp thực phẩm khi lưu trữ không bị ám mùi hay tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh. Vậy nên, dưới đây hãy cùng Musk.vn tìm hiểu các phương pháp vệ sinh tủ đông hiệu quả, an toàn trong bài viết dưới đây nhé.

Vệ sinh tủ đông đúng cách, an toàn tại nhà
Vệ sinh tủ đông đúng cách, an toàn tại nhà

Tại sao cần phải vệ sinh tủ đông?

Tủ đông là thiết bị điện lạnh trực tiếp giúp bảo quản thực phẩm tươi ngon trong thời gian lâu hơn. Vì vậy, không khí hay các bề mặt tủ cần đảm bảo độ sạch sẽ, thoáng mát để hạn chế tối đa tình trạng vi khuẩn gây bệnh ký sinh lên đồ ăn. Do đó, việc vệ sinh tủ đông thường xuyên, định kỳ từ 2 đến 3 tháng/ lần là điều hoàn toàn cần thiết với mỗi gia đình.

Ngoài ra, số lần vệ sinh tủ đông còn phụ thuộc vào tần suất sử dụng của thiết bị cũng như lượng bám bụi, đóng tuyết của tủ ra sao. Điều này sẽ giúp tủ đông của bạn hạn chế tối đa tình trạng hao tổn điện năng quá mức mà năng suất hoạt động vẫn thấp. Cũng như lượng tuyết đọng cặn dày gây chiếm diện tích chứa đồ bên trong tủ nữa đấy.

Vệ sinh tủ đông thường xuyên giúp tủ hoạt động bền bỉ hơn
Vệ sinh tủ đông thường xuyên giúp tủ hoạt động bền bỉ hơn

Cách vệ sinh tủ đông đúng kỹ thuật, an toàn, dễ thực hiện tại nhà

Sau đây là cách vệ sinh tủ đông đúng kỹ thuật, an toàn tại nhà với 8 bước cực kỳ đơn giản mà Musk muốn giới thiệu đến bạn sau đây:

Bước 1: Rút dây nguồn của tủ đông ra khỏi ổ cắm điện

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình vệ sinh tủ đông, bạn cần tiến hành rút hết các phích cắm và ngắt nguồn điện thiết bị. Tuyệt đối không thực hiện các cách vệ sinh tủ đông khi chưa tắt nguồn vì chúng không những nguy hiểm mà còn khiến thiết bị phải hoạt động vượt năng suất.

Rút dây nguồn trước khi vệ sinh tủ đông
Rút dây nguồn của tủ đông ra khỏi ổ cắm điện

Bước 2: Lấy toàn bộ thực phẩm đang lưu trữ ra khỏi tủ đông

Kế đến, bạn thực hiện đưa toàn bộ thực phẩm đang lưu trữ ra khỏi tủ đông và bảo quản tạm thời trong thùng xốp giữ nhiệt hoặc ngăn mát tủ lạnh. Lúc này, bạn có thể phân loại những món đồ sắp hết hạn qua một bên hay bỏ đi những đồ ăn không còn sử dụng đến.

Phân loại thực phẩm sau khi lấy ra khỏi tủ đông để vệ sinh
Tiến hành phân loại thực phẩm sau khi lấy ra khỏi tủ đông

Bước 3: Tháo dỡ và vệ sinh sạch sẽ các khay kệ trong tủ đông

Trước khi tiến hành cách vệ sinh tủ đông, bạn cần tiếp tục tháo gỡ toàn bộ các khay kệ, giá đỡ ra ngoài. Kế đến là thực hiện vệ sinh sạch sẽ chúng với dung dịch rửa chén và một miếng mút hoặc khăn mềm. Cuối cùng là tráng lại với nước sạch sau đó dùng khăn lau khô và đem phơi cho ráo nước hoàn toàn.

Tháo dỡ và vệ sinh sạch sẽ các khay kệ trong tủ đông
Tháo dỡ và vệ sinh sạch sẽ các khay kệ trong tủ đông

Bước 4: Xả tuyết cho tủ đông

Rã đông là công việc quan trọng nhưng lại bị nhiều người bỏ qua khi thực hiện các cách vệ sinh tủ đông. Đầu tiên, bạn cần xác định vị trí của lỗ thoát nước và tháo chúng ra. Kế đến là mở cửa tủ và tiến hành xả tuyết theo một trong số các phương pháp sau hoặc kết hợp các cách lại để tạo hiệu quả cao hơn:

  • Chờ tuyết tan tự nhiên mà không tác động bất kỳ hành động vật lý hay dung dịch hóa học nào. Đây là phương án an toàn và dễ thực hiện nhất nhưng lại tiêu tốn thời gian hơn cả.
  • Sử dụng máy sấy để tạo ra luồng gió ấm thổi vào bên trong tủ đông. Hoặc bạn cũng có thể dùng quạt để thay thế. Tuy nhiên, cách này chỉ hiệu quả khi nhiệt độ phòng đủ ấm.
  • Tận dụng các tấm vải đã nhúng nước nóng để làm tan một vài tảng băng cứng đầu. Ở phương pháp này, bạn nên ưu tiên những mảng băng phía ngoài trước, vừa giữ vừa chà để tuyết có thể rơi ra ngoài nhanh hơn.
  • Đặt một vài bát nước ấm hoặc một nồi nước nóng lớn trong tủ đông. Hơi nước nóng tỏa lên sẽ làm băng tan ra nhanh hơn. Sau đó, bạn có thể thực hiện gỡ tuyết dễ dàng sau 20 phút.
Xả tuyết tủ đông và cách vệ sinh tủ đông
Xả tuyết cho tủ đông theo các bước được hướng dẫn

Bước 5: Cách vệ sinh tủ đông các chi tiết bên trong

Đặc thù của tủ đông là không khí thấp và độ ẩm cao nên nếu dùng khăn ướt để lau các vết bẩn bên trong thiết bị sẽ khiến chúng lan ra nhiều hơn. Không những vậy, còn gây khó vệ sinh hơn trước. Vì vậy, bạn nên tìm những mảnh vải khô hoặc bông mút mềm có độ thấm hút nước tốt để tiến hành làm sạch.

Nếu không muốn các chất tẩy rửa hóa học có thể gây hại cho tủ hay thực phẩm, bạn có thể tận dụng các nguyên liệu có sẵn trong nhà bếp để tiến hành vệ sinh theo công thức 1:3 (3 phần nước, 1 phần giấm). Không những vậy, axit trong giấm còn có khả năng tiêu diệt nấm mốc và vi khuẩn cực tốt cùng khả năng khử mùi hữu hiệu. 

Đặc biệt, trong quá trình vệ sinh bên trong tủ đông, bạn cần chú ý làm sạch phần đệm cao su và các cảnh cửa. Vì đây đều là nơi tích tụ nhiều hơi nước, bụi bẩn nhất.

Vệ sinh tủ đông các chi tiết bên trong
Vệ sinh các chi tiết bên trong tủ đông

Bước 6: Vệ sinh bề mặt bên ngoài tủ đông

Cách vệ sinh tủ đông ngoài bề mặt sẽ được thực hiện đơn giản hơn với một miếng vải mềm và dung dịch giấm pha loãng theo công thức như trên. Trong trường hợp, tủ đông nhà bạn là mặt kính thì chỉ cần đến nước lau kính là đã có thể khử hoàn toàn vết cặn bẩn, ố vàng.

Ưu tiên các phương án vệ sinh an toàn từ nguyên liệu tự nhiên, tránh sử dụng các chất tẩy rửa hóa học mạnh. Vì chúng có thể gây bong tróc sơn cũng như ăn mòn các bộ phận bằng nhựa khác của thiết bị điện lạnh này. Ngoài ra, bạn cũng tránh sử dụng nước nóng vệ sinh để làm giảm nguy cơ hỏng hóc cho các chi tiết của tủ.

Vệ sinh tủ đông bề mặt bên ngoài
Vệ sinh bề mặt bên ngoài tủ đông

Bước 7: Vệ sinh ống thoát nước tủ đông

Toàn bộ bụi bẩn và lượng nước dư thừa sau quá trình rã đông tủ đông sẽ được thoát ra ngoài qua lỗ thoát nước. Do đó, khi thực hiện cách vệ sinh tủ đông mà bỏ qua bước làm sạch chi tiết này là điều vô cùng thiếu sót. Điều này sẽ giúp bạn loại bỏ cặn bẩn ra khỏi tủ một cách dễ dàng cũng như hạn chế tình trạng nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi, gây bệnh bên trong tủ.

Vệ sinh ống thoát nước tủ đông
Vệ sinh ống thoát nước tủ đông

Bước 8: Gắn lại các khay kệ đã tháo rời và sắp xếp thực phẩm vào tủ đông

Nếu thực phẩm của bạn được bảo quản trong chai, lọ, hộp… thì cũng nên lau chùi sạch sẽ trước khi sắp xếp lại vào tủ đông. Ngoài ra, bạn cũng nên cắm điện cho tủ đông hoạt động trước 1 tiếng để đảm bảo hơi lạnh tỏa đều xung quanh tủ trước khi lưu trữ đồ ăn.

Cuối cùng, để đảm bảo công tác vệ sinh tủ đông diễn ra an toàn, thì bạn cần chú ý một vài đặc điểm sau đây:

  • Cắm điện lại cho dây nguồn một cách chắc chắn
  • Kiểm tra xem dây điện nguồn có vị vặn, xoắn hay hư hại do côn trùng, chuột… cắn hay không.
Gắn lại các khay kệ đã tháo rời sau khi vệ sinh tủ đông
Gắn lại các khay kệ đã tháo rời và sắp xếp thực phẩm vào tủ đông

>> Xem thêm: Những lưu ý trong về cách sử dụng tủ đông bạn cần biết giúp tiết kiệm điện và tăng tuổi thọ máy.

Một vài lưu ý khi thực hiện các cách vệ sinh tủ đông

Để áp dụng các cách vệ sinh tủ đông sao cho hiệu quả và đạt kết quả tốt nhất, bạn cần lưu ý một vài chi tiết dưới đây:

Luôn rút phích cắm tủ đông trước khi vệ sinh

Đảm bảo rút phích cắm của tủ đông ra khỏi ổ điện trước khi tiến hành vệ sinh giúp hạn chế tình trạng rò rỉ điện, gây chập cháy. Chúng vừa gây nguy hại cho người thực hiện mà còn khiến tủ dễ hỏng hóc hơn do phải hoạt động quá công suất.

Rút phích cắm trước khi vệ sinh tủ đông
Luôn rút phích cắm tủ đông trước khi vệ sinh

Cho tủ đông nghỉ ngơi từ 15 đến 30 phút sau mỗi 2 tuần hoạt động liên tục

Sau khi sử dụng tủ đông hai tuần liên tiếp, bạn nên cho thiết bị nghỉ từ 15 đến 30 phút. Thực hiện xoay núm điều chỉnh Thermostat về vị trí OFF hoặc ON. Sau đó, bạn lại tiến hành đóng mạch tủ và khởi chạy hoạt động như bình thường.

Vệ sinh tủ đông sau 1 đến 2 tuần hoạt động liên tục

Sau từ 1 đến 2 tuần khởi chạy liên tục, bạn nên thực hiện cách vệ sinh tủ đông theo tuần tự các bước được hướng dẫn sau đây:

  • Bước 1: Xoay núm điều chỉnh Thermostar về vị trí OFF hoặc ON để ngắt điện hoặc rút phích cắm tủ đông.
  • Bước 2: Tiến hành đưa các thực phẩm, khay đỡ, giá treo ra khỏi tủ đông và thực hiện rã tuyết dàn lạnh như các bước được chỉ định ở phần trên.
  • Bước 3: Vệ sinh các bề mặt trong và ngoài tủ đông với một chậu nước ấm sạch cùng khăn lau mềm, bông xốp…

>> Giải đáp: Các dòng tủ đông khác nhau thì cách vệ sinh có khác nhau không? Tìm hiểu thêm cách vệ sinh của các thương hiệu dưới đây nhé!

 

Vệ sinh tủ đông bằng các dung dịch lành tính, dịu nhẹ
Vệ sinh tủ đông bằng các dung dịch lành tính, dịu nhẹ

Dùng khăn mềm để làm sạch dàn lạnh tủ đông

Sử dụng khăn mềm để làm sạch các vết bẩn tích tụ lâu ngày trong tủ đông một cách nhẹ nhàng với nước ấm. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng dung dịch xà phòng pha loãng để cọ rửa các vết ố, bụi bẩn cứng đầu. Tuy nhiên, dù thực hiện cách vệ sinh nào cũng cần rửa sạch lại với nước và thấm khô hoàn toàn.

Vệ sinh bên ngoài tủ đông và tránh để nước chảy ngược vào bên trong

Để hạn chế tối đa tình trạng nước đọng lại ở đáy tủ, cửa tủ cũng như đệm cửa trong quá trình vệ sinh, cọ rửa tủ đông. Bạn nên sử dụng một chiếc khăn mềm có nhúng nước ấm và tiến hành lau khô toàn bộ bụi bẩn. Việc này còn giúp bạn giảm thiểu nguy cơ gây chập cháy điện khi các chi tiết của tủ đông bị ngấm nước. 

Kiểm tra lại tủ đông sau khi khi vệ sinh

Sau khi tiến hành cách vệ sinh tủ đông xong, bạn nên kiểm tra thật kỹ các dây nguồn đã được kết nối chắc chắn vào ổ điện hay chưa. Nếu phích cắm bị vặn, xoáy hay hư hỏng gì thì cần có biện pháp khắc phục ngay lập tức.

>> Xem thêm:

Kiểm tra hoạt động của tủ đông sau quá trình vệ sinh
Kiểm tra hoạt động của tủ đông sau quá trình vệ sinh

Câu hỏi thường gặp

Nên để tủ đông nghỉ bao lâu khi vệ sinh xong?

Sau khi thực hiện vệ sinh tủ đông xong, bạn không nên cắm điện ngay lập tức. Bạn cần tiến hành lau khô các cánh cửa và khe rãnh. Kế đến là mở cửa tủ cho không khí được lưu thông tốt hơn từ 30 đến 40 phút. Cuối cùng là lắp đặt lại các kệ, giá đỡ vào bên trong tủ và thực hiện cắm điện, sử dụng lại như bình thường.

Nên sử dụng nước sôi để vệ sinh tủ đông không?

Dù trong trường hợp cấp bách hay cần sử dụng tủ đông sớm nhất để bảo quản thực phẩm, bạn cũng không nên sử dụng nước nóng hoặc nước sôi ở nền nhiệt cao. Điều này có thể gây hư hỏng các chi tiết trong tủ đông nhanh chóng hơn.

Có nên sử dụng các hóa chất tẩy rửa mạnh vệ sinh tủ không?

Tuyệt đối không sử dụng các chất hóa học tẩy rửa có tính ăn mòn cao như thuốc tẩy, xăng, dầu… Cách vệ sinh tủ đông dễ và hiệu quả nhất đó là sạch bằng nước xà phòng hoặc dung dịch rửa chén đã pha loãng để đảm bảo lớp sơn không bị ăn mòn.

Hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa hóa học mạnh và dụng cụ sắc nhọn vệ sinh tủ đông
Hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa hóa học mạnh và dụng cụ sắc nhọn

Kết luận

Trên đây là hướng dẫn cách vệ sinh tủ đông chi tiết, dễ thực hiện tại nhà an toàn và hiệu quả nhất mà Musk.vn đã tổng hợp lại giúp bạn. Đừng quên làm sạch cho thiết bị điện lạnh của bạn một cách định kỳ, thường xuyên giúp gia tăng tuổi thọ cho tủ đông cũng như công việc bảo quản thực phẩm trở nên dễ dàng hơn.

Bình luận
Gửi