Xử lý tủ lạnh bị đóng tuyết ngăn đá như thế nào?

Nội dung bài viết

Tủ lạnh bị đóng tuyết là vấn đề thường gặp. Khi tuyết đóng nhiều khiến cho quá trình sử dụng cũng như vệ sinh tủ lạnh trở nên khó khăn. Vậy nguyên nhân đóng tuyết là do đâu, cách xử lý tủ lạnh bị đóng tuyết như thế nào? Hãy cùng Musk Việt Nam tìm hiểu nhé!  

1. Dòng tủ lạnh nào dễ bị đóng tuyết?

Trên thị trường, tủ lạnh được chia thành 2 loại đó là tủ lạnh bị đóng tuyết và loại tủ lạnh không đóng tuyết. Nhiều người tiêu dùng hiện nay còn mơ hồ, không hiểu rõ về hai dòng tủ lạnh này nên vẫn thường bị nhầm lẫn. Vì thế, việc tìm hiểu nguyên lý hoạt động, ưu, nhược điểm của chúng là rất cần thiết để người dùng có thể mua được đúng loại máy phù hợp với nhu cầu sử dụng.

1.1 Tủ lạnh bị đóng tuyết

Tủ lạnh đóng tuyết là dòng tủ lạnh hoạt động với cơ chế làm lạnh trực tiếp bằng máy nén khí (Compressor - giàn nóng). Tủ lạnh đóng tuyết

Tủ lạnh đóng tuyết

Về cấu tạo, tủ lạnh đóng tuyết bao gồm 2 bộ phận là Compressor và Thermostat.

  • Compressor có nhiệm vụ nén khí và giải nhiệt cho khí gas thành khí lạnh dưới áp lực cao, tạo nên nhiệt độ thấp cho tủ lạnh.
  • Thermostat làm công việc ngắt mạch cho Compressor khi độ lạnh không tủ đạt đến mức lạnh cần thiết.

Về ưu điểm, do nguyên lý hoạt động đơn giản nên tiêu tốn ít điện năng. Tủ lạnh đóng tuyết dễ dàng thay thế linh kiện, bảo trì khi gặp sự cố trong quá trình hoạt động. Cùng với khả năng làm lạnh nhanh, dòng tủ lạnh này giúp thực phẩm được bảo quản tốt trong thời gian dài. Khi so sánh trong cùng công suất và dung tích, tủ lạnh đóng tuyết thường có giá thành thấp hơn tủ lạnh không đóng tuyết từ 300.000 - 500.000 đồng. Nhược điểm lớn nhất của tủ lạnh đóng tuyết mà người dùng có thể dễ dàng nhận thấy đó là bị đóng tuyết sau một thời gian sử dụng, gây ra những bất cập như chiếm diện tích sử dụng của tủ, phải thường xuyên mất nhiều thời gian để vệ sinh, xả đông. Khi đóng tuyết, động cơ làm lạnh phải làm việc với công suất tối đa, điều này khiến tiêu tốn năng lượng nhiều hơn gấp 2 lần so với khi vận hành bình thường. Ngoài ra, việc đóng tuyết có thể làm phát sinh mùi hôi của thực phẩm khi sử dụng. Do đó, việc biết những cách xử lý tủ lạnh bị đóng tuyết là cần thiết.

1.2 Tủ lạnh không đóng tuyết

Tủ lạnh không đóng tuyết

Tủ lạnh không đóng tuyết

Tủ lạnh không đóng tuyết là dòng tủ lạnh hoạt động theo cơ chế bằng quạt gió, thổi luồng khí lạnh đều khắp không gian trong tủ, đảm bảo thực phẩm được làm lạnh nhanh chóng, hoàn toàn. Về cấu tạo, tủ lạnh không đóng tuyết gồm ba bộ phận cơ bản: Bộ đếm thời gian, cuộn dây nhiệt làm nóng và bộ cảm biến nhiệt. Hệ thống quạt gió được trang bị trên tủ lạnh giúp thực phẩm được đông lạnh hoàn toàn. Bộ đếm thời gian sẽ kích hoạt cuộn dây nhiệt quấn quanh các dây làm lạnh sau 6 tiếng. Nhiệt độ cuộn dây tăng lên, làm tan chảy lớp tuyết đóng xung quanh cuộn dây làm làm. Khi tuyết tan hết, bộ cảm nhiệt sẽ giảm nhiệt độ xuống 0 độ C, tắt dây nhiệt và dây làm lạnh tiếp tục hoạt động, cung cấp hơi lạnh. Đúng như tên gọi, ưu điểm lớn nhất của tủ lạnh không đóng tuyết là nói không với tuyết, không có hiện tượng đóng băng, tuyết trong tủ. Điều này giúp việc vệ sinh trở nên dễ dàng hơn. Luồng khí lạnh được thổi liên tục giúp thực phẩm không bị bám mùi hôi, làm lạnh hoàn diện, giữ được độ tươi lâu dài. Ngược lại với tủ đóng tuyết, tủ lạnh không đóng tuyết tiêu thụ khá nhiều điện năng. Nhược điểm thứ 2 là giá thành và chi phí khá cao so với tủ lạnh đóng tuyết.

2. Bốn nguyên nhân khiến tủ lạnh bị đóng tuyết

Để biết cách xử lý tủ lạnh bị đóng tuyết hiệu quả, đầu tiên cần phải tìm ra nguyên nhân của nó. Tủ lạnh bị đóng tuyết do nhiều nguyên nhân, trong đó, 4 nguyên nhân chủ yếu đó là do ít vệ sinh, do rơ-le hỏng, sò lạnh không thông mạch và cầu chì nhiệt bị hư.

2.1 Vệ sinh tủ lạnh với tần suất thấp

Do bận rộn công việc nên nhiều người thường không có thời gian vệ sinh, dọn dẹp tủ lạnh. Thời gian dài không được vệ sinh, tủ lạnh sẽ trở nên có mùi, bánh răng trong tủ bị bào mòn, bị kẹt do bụi bẩn bám vào hoặc khô mỡ do không được dọn dẹp khiến quá trình truyền nhiệt bị giảm đáng kể, tủ lạnh rơi vào tình trạng bị đóng tuyết. Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh để ngăn tủ bị đóng tuyết

Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh để ngăn tủ bị đóng tuyết

2.2 Do Rơ-le xả đá (Timer) bị hư hỏng

Rơ-le, hay gòn gọi là Timer, là bộ phận có nhiệm vụ chuyển mạch, ngắt Compressor sang chế độ xả đá. Rơ-le thường được đặt trong ngăn để rau, củ, quả hoặc được đặt phía sau lưng tủ lạnh trong phần hộp điện, nằm kế máy nén Compressor, vị trí đặt tùy thuộc vào mỗi loại máy khác nhau.

Rơ-le tủ lạnh

Rơ-le tủ lạnh

Khi Rơ-le bị hư hỏng, có thể do nhiều nguyên nhân như cháy cuộn dây mô tơ, bánh răng bị kẹt do bám bẩn, bị mòn, khô mỡ,... nó sẽ không đóng sang tiếp điện khiến cho chế độ xả đá bị ngắt, quá trình xả đá trở nên gián đoạn, tuyết sẽ đóng trong tủ lạnh.

2.3 Sò lạnh (âm tủ lạnh) không thông mạch

Xét về bản chất, sò lạnh thực ra là rơ-le xả tuyết. Sò lạnh thường có vị trí phía sau ngăn đá của tủ lạnh, được kẹp vào dàn lạnh để có thể phát hiện lớp tuyết phủ trên dàn lạnh. Khi tủ lạnh ở nhiệt độ bình thường, tiếp điểm sò lạnh thường mở, cụ thể, nếu dùng VOM để đo thì sẽ không phát hiện điện trở. Khi nhiệt độ âm, tiếp điểm sò lạnh đóng lại. Nhiệm vụ của sò lạnh là đảm bảo thanh điện trở xả tuyết hoạt động tốt hơn, ngăn chặn tình trạng thanh điện trở đốt nóng dàn lạnh không cần thiết (không có tuyết trên dàn lạnh nhưng thanh điện trở đốt nóng vẫn hoạt động - gây hao phí điện năng. Sò lạnh thực ra là rơ-le xả tuyết

Sò lạnh thực ra là rơ-le xả tuyết

Sò lạnh khi bị hư, cơ chế hoạt động của nó sẽ trở nên không ổn định, nó sẽ ngăn cản thanh điện trở đốt nóng khi cần thiết, hoặc nó sẽ không ngăn cản thanh điện trở đốt nóng hoạt động khi tuyết phủ lên dàn lạnh. Khiến tuyết phủ dày và làm lãng phí điện.

2.4 Cầu chì nhiệt bị hư hỏng

Cầu chì nhiệt bị hư cũng là một trong những nguyên nhân khiến tủ lạnh bị đóng tuyết. Là bộ phận bảo vệ, cầu chì nhiệt được bố trí nằm bên trên ngăn đá với nhiệm vụ ngăn chặn, không cho bộ phận xả đá làm việc lâu, tránh làm nóng tủ lạnh gây ra những hỏng hóc nghiêm trọng. khi cầu chì nhiệt bị đứt, bị hư hỏng, bộ phận xả đá sẽ không hoạt động, do đó làm tủ lạnh bị đóng tuyết. Cầu chì nhiệt bị hư khiến tủ lạnh đóng tuyết

Cầu chì nhiệt bị hư khiến tủ lạnh đóng tuyết

3. Hướng dẫn khắc phục cách xử lý tủ lạnh bị đóng tuyết

Để khắc phục trình trạng này, một trong những cách xử lý tủ lạnh bị đóng tuyết thông thường nhất đó là cho tủ tạm ngừng hoạt động bằng cách rút nguồn điện, sau đó đem hết thực phẩm ra ngoài, mở cửa tủ lạnh cho lớp tuyết tan. Để đẩy nhanh quá trình tan tuyết, có thể dùng quạt hoặc đặt tô nước ấm vào tủ lạnh. Sau khi quá trình tan tuyết diễn ra, lúc này tủ lạnh đã không còn bị đóng tuyết, dùng khăn khô để lau sạch nước mà tuyết tan ra. Khi đó, tủ lạnh đã hết tuyết và sạch sẽ, có thể cắm điện lại để tủ hoạt động bình thường. Để hạn chế tình trạng đóng tuyết, người dùng cũng có thể thực hiện các mẹo nhỏ như sử dụng dầu thực vật. Một ít dầu thực vật được thoa vào xung quanh tường ngăn đá sẽ giúp giảm tình trạng đóng tuyết. Bên cạnh đó, dùng thêm một vài lát chanh tươi hay một ít vani hoặc baking soda có thể khử bớt mùi hôi của sản phẩm trong tủ lạnh. Sử dụng dầu thực vật để ngăn mùi hôi trong tủ lạnh

Sử dụng dầu thực vật để ngăn mùi hôi trong tủ lạnh

Ngoài ra, người dùng cũng cần lưu ý đến tần suất vệ sinh tủ lạnh. Thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp tủ, kiểm tra hoạt động của các thiết bị để giữ tủ lạnh thông thoáng, sạch sẽ, không đóng đá cũng như tiết kiệm được điện năng.

Video hướng dẫn tự sửa tủ lạnh khi bị đóng tuyết:

Nhiều người thường tự mình chỉnh các thiết bị tại nhà, tuy nhiên, nếu không làm đúng sẽ khiến thiết bị trở nên hư hỏng nặng hơn, thậm chí phải mua thiết bị mới. Nếu tủ lạnh vẫn gặp tình trạng cũ mặc dù đã thực hiện các cách xử lý tủ lạnh bị đóng tuyết thì có thể các thiết bị tủ lạnh như rơ-le, sò lạnh, cầu chì nhiệt,...đã bị hư hỏng. Khi đó, hãy tìm đến những trung tâm dịch vụ uy tín như Musk Việt Nam để tìm hiểu nguyên nhân và sửa chữa kịp thời, liên hệ ngay để được kỹ thuật viên tư vấn, cung dịch dịch vụ nhanh chóng. Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc những nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc đóng tuyết trong tủ lạnh cũng như cách xử lý tủ lạnh bị đóng tuyết, hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn đỡ cảm thấy lo lắng khi tủ lạnh nhà mình gặp tình trạng này. Đừng quên theo dõi những bài viết của Musk Việt Nam để không bỏ lỡ bất kỳ tin tức, thông tin thú vị nào nhé! Nếu bạn cần được tư vấn thêm về dịch vụ tại Musk Việt Nam, hãy liên hệ ngay với các đối tác của chúng tôi thông qua dịch vụ sửa tủ lạnh trên Musk để được hỗ trợ, giải đáp những thắc mắc nhanh chóng.

Bình luận
Gửi