Những mẫu thiết kế không gian bếp đẹp cho nhà ống xu hướng năm nay

Nội dung bài viết

Nội thất phòng bếp nhà ống - Hiện nay nhà ống đang là xu hướng thiết kế nhà ở có diện tích khiêm tốn. Trong đó một không gian nhà bếp đẹp và đầy đủ tiện nghi luôn là niềm mơ ước của những bà nội trợ. Để sở hữu không gian nhà bếp đẹp cần có sự cân nhắc và khéo léo khi thiết kế. Mời bạn đọc hãy tham khảo ngay những mẫu nội thất phòng bếp nhà ống hot nhất năm nay trong bài viết dưới đây nhé!

Nội thất phòng bếp nhà ống đẹp và tiện nghi
Nội thất phòng bếp nhà ống đẹp và tiện nghi

Đặc điểm của nhà ống

Có thể coi nhà ống là một đặc sản, bộ mặt kiến trúc tại Việt Nam. Mẫu nhà ống là mẫu được thiết kế và xây dựng trên khu đất có chiều ngang nhỏ hẹp hơn chiều dài. Hay nói cách khác, diện tích của lô đất này rất thích hợp xây dựng lên nhà ống hình chữ nhật.

Với đặc điểm như mật độ dân cư đông đúc, diện tích đất xây dựng ngày càng bị hạn chế, quỹ đất hạn hẹp, mẫu nhà ống càng được sử dụng phổ biến trong thiết kế hơn.

Sở hữu những đặc điểm về chiều ngang và chiều sâu như vậy, mẫu thiết kế nhà ống sẽ có những ưu, khuyết điểm sau:

Ưu điểm

  • Thiết kế đơn giản, phù hợp với nhiều diện tích mặt tiền, với nhiều phong cách thiết kế cũng như vùng miền.

  • Thời gian thiết kế thi công nhanh, tiết kiệm thời gian xây dựng.

  • Kinh phí đầu tư cho xây nhà ống thấp hơn những mẫu nhà khác. Chỉ cần có số vốn từ 500 triệu đồng là bạn đã sở hữu mẫu nhà ống với đầy đủ công năng sử dụng.

Nhà ống là mẫu nhà được nhiều gia đình lựa chọn
Nhà ống là mẫu nhà được nhiều gia đình lựa chọn

Nhược điểm

  • Do diện tích bề ngang mặt tiền hạn chế nên những mẫu nhà ống thường không được thông thoáng và rộng rãi như những nhà có mẫu thiết kế khác.

  • Những căn nhà ống ở thành phố hay khu dân cư đông đúc thì việc thiết kế cửa sổ gặp rất nhiều khó khăn. Đa số thường sử dụng giếng trời hoặc hệ thống cửa sổ mở trượt.

  • Vì đặc điểm về kích thước chiều ngang và chiều sâu nên việc sắp xếp, bố trí nội thất thường gặp khó khăn hơn những mẫu không gian khác.

  • Để đảm bảo đủ không gian sử dụng cho các thành viên, các gia đình phải thiết kế nhà nhiều tầng. Điều này rất bất tiện đối với việc đi lại cũng như dọn dẹp vệ sinh, phơi quần áo,...

Đặc điểm của nhà ống
Đặc điểm của nhà ống

Như vậy, không thể gạt bỏ được những nhược điểm của mẫu nhà ống, tuy nhiên nếu có cách thiết kế phù hợp dựa trên những ưu điểm sẵn có thì bạn vẫn sở hữu cho tổ ấm mình một căn nhà với thiết kế đáp ứng về yếu tố thẩm mỹ cũng như đảm bảo diện tích.

Mẫu thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống đẹp theo diện tích

Phòng bếp nhà ống 3m2

Trước đây, không gian sống rộng rãi thì việc thiết kế, bố trí phòng bếp chưa thực sự được chú trọng và thực hiện khá đơn giản. Ngày nay, đô thị hóa ngày càng cao nên xuất hiện nhiều căn nhà, chung cư có diện tích vô cùng nhỏ, kéo theo sự thu hẹp về không gian và diện tích phòng bếp.

Với những căn bếp có diện tích nhỏ như 3m2 thì bài toán thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống sắp xếp như thế nào để căn bếp đáp ứng đầy đủ nhu cầu của gia chủ mà vẫn không bị cảm giác nghẹt thở khi bước vào. Đây không phải là bài toán dễ nhưng vẫn có những giải pháp để căn bếp của bạn tận dụng được tối đa không gian và không bị bí bách.

Những mảng tường trống là điều mà bạn không thể bỏ qua. Có thể tận dụng không gian này để treo kệ đựng đồ tránh lãng phí không gian. Để cho căn bếp của mình thêm sức sống và sinh động hơn, bạn có thể trưng bày cốc chén, chai lọ,... độc đáo của mình.

Thiết kế phòng bếp nhà ống 3m2
Thiết kế phòng bếp nhà ống 3m2

Những chiếc móc treo tường nhỏ xinh không chỉ giúp tận dụng tối đa không gian mà nó còn giúp phòng bếp của bạn trở nên vô cùng ngăn nắp, rộng rãi.

Những phòng bếp nhỏ của bạn có thể trở nên sống động, cá tính hơn nhờ thiết kế nội thất phòng bếp với những ô màu sặc sỡ. Nhiều người cho rằng không gian bếp không cần thiết bỏ quá nhiều công sức trang trí, thiết kế mà chỉ cần đảm bảo sự sạch sẽ và tiện lợi là được. Tuy nhiên, nếu không gian nhà bạn sở hữu nhà bếp đẹp và bắt mắt thì cảm giác thích thú và hào hứng với nấu ăn sẽ tăng lên đáng kể.

Phòng bếp sống động hơn nhờ những trang trí ô màu sặc sỡ
Phòng bếp sống động hơn nhờ những trang trí ô màu sặc sỡ

Thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống hình chữ L thực sự có tác dụng lớn đối với những căn bếp có diện tích khiêm tốn như 3m2. Việc thiết kế bếp như vậy sẽ giúp bếp vô cùng tiết kiệm diện tích và gọn gàng hơn.

Với diện tích 3m2, căn bếp sử dụng nội thất đa chức năng là 1 lựa chọn vô cùng hoàn hảo. Những chiếc bàn ăn có nhiều chức năng, vừa là tủ để đồ, bàn bar giúp không gian bếp sống động, vừa có thể làm bàn sơ chế thức ăn,...

Sử dụng hệ bếp chữ L để tiết kiệm diện tích
Sử dụng hệ bếp chữ L để tiết kiệm diện tích

Những kệ để đồ cồng kềnh phía trên và dưới bếp có thể thay thế bằng những tủ đựng âm tường với hệ thống thanh để đồ khoa học. Những món đồ như hũ đựng gia vị, bát đĩa,... sẽ không nằm bừa bãi trên bàn bếp hay khu nấu ăn mà được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp trong các ngăn tủ.

Toàn bộ sự lộn xộn của đồ đạc sẽ được giải quyết nếu căn bếp của bạn sở hữu những chiếc tủ âm tường như vậy.

Phòng bếp nhà ống 4m2

Những căn nhà ống có diện tích nhỏ thì việc thiết kế nội thất phòng bếp 4m2 chữ L luôn phù hợp và thông dụng nhất. Chiều rộng mặt bếp thiết kế chỉ khoảng 80cm, chiều dài khoảng 1,8 - 2m là bạn đã sở hữu chỗ kê bếp và đặt bồn rửa. Hệ thống tủ phía dưới bàn bếp cũng giúp bạn sắp xếp đồ đạc 1 cách vô cùng ngăn nắp.

Khu bếp thiết kế bếp kiểu chữ L với những bố trí được tính toán vô cùng kỹ lưỡng: tủ lạnh nằm luôn trong khối tủ bếp, bếp nấu, bồn rửa vừa phải, tránh sự cồng kềnh tốn diện tích nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu sử dụng.

Kiểu bếp chữ L này rất phù hợp với không gian bếp nhỏ và nhiều góc cạnh bởi nó tận dụng được tối đa không gian phòng bếp nhà ống, giúp bạn có không gian di chuyển và nấu nướng thoải mái. Không những vậy, kiểu thiết kế này còn rất hợp phong thủy cho những căn bếp có khu nấu và khu bồn rửa không nằm sát nhau.

Kiểu bếp chữ L này còn đặc biệt phát huy tác dụng đối với những căn hộ studio - dạng căn hộ đầy đủ tiện nghi, không gian như một ngôi nhà thông thường nhưng có diện tích nhỏ.

Khu bếp kiểu chữ L rất thông dụng trong thiết kế phòng bếp nhà ống 4m2
Khu bếp kiểu chữ L rất thông dụng trong thiết kế phòng bếp nhà ống 4m2

Các món đồ nội thất thiết kế thông minh như lò nướng tích hợp trong tủ bếp, bếp từ có thể cất gọn sau khi sử dụng,... rất phù hợp với những căn bếp có diện tích khiêm tốn như 4m2.

Vì căn bếp có diện tích nhỏ lên việc sử dụng tông màu chủ đạo cho bếp cũng là yếu tố vô cùng quan trọng. Nên sử dụng những màu sáng như trắng, xám, gỗ sáng,... khiến tổng thể khu bếp thoáng đãng, rộng rãi, gọn gàng hơn rất nhiều. 

Sử dụng tone màu sáng để tạo sự thông thoáng, rộng rãi cho phòng bếp nhà ống 4m2
Sử dụng tone màu sáng để tạo sự thông thoáng, rộng rãi cho phòng bếp nhà ống 4m2

Phòng bếp nhà ống 5m2

Với không gian nhỏ như những căn bếp 5m2 thì gia chủ cần nghĩ đến đầu tiên đó là  thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống có hệ thống tủ và kệ treo tường. Việc này không những giúp bếp của bạn tiết kiệm không gian mà đồ đạc được lưu trữ một cách có hệ thống hơn.

Tận dụng không gian trên tường để dụng các loại móc treo tường cũng là một gợi ý không tồi để treo các vật dụng chế biến nấu nướng: chảo, thớt,... mà không mất diện tích của bếp.

Tận dụng không gian trên tường để sử dụng các loại móc treo
Tận dụng không gian trên tường để sử dụng các loại móc treo

Các thiết bị gia dụng đa năng tích hợp nhiều chức năng nấu nướng trên cùng 1 thiết bị như nướng, hấp, rán, làm nóng,... là sản phẩm mà bạn không thể bỏ qua cho căn bếp 5m2 của mình.

Các thiết bị nấu ăn này đã được tối ưu thiết kế với nhiều chức năng, kích thước vừa vặn để phù hợp với không gian nấu ăn của bạn. Do đó, chúng rất phù hợp khi sử dụng trong những căn bếp nhỏ như vậy.

Những căn bếp mini thì gam màu sáng chính là sự ưu tiên mà bạn nên đặt lên hàng đầu. Những gam màu trắng sáng như vàng nhạt, xám trắng, be, màu phấn, pastel... sẽ giúp căn bếp của bạn ăn gian được diện tích và góp phần làm cho căn bếp của bạn trông sáng sủa, không gây cảm giác bí bách chật chội.

Bạn nên tránh sử dụng những gam màu tối, trầm hay những vật liệu từ đá nguyên khối,... vì những chất liệu đó sẽ gây cho căn bếp cảm giác nặng nề, không thanh thoát.

Tham khảo các thiết kế nội thất phòng bếp hiện đại phù hợp với nhiều không gian tại đây:

Ánh sáng chính là nguồn năng lượng của căn bếp 5m2 của bạn. Ánh sáng ở đây bao gồm cả ánh sáng tự nhiên và ánh sáng từ các thiết bị đèn. Một không gian nhỏ như vậy thì yếu tố ánh sáng phải được hết sức lưu tâm để tránh gây nên sự tăm tối, tù túng chật hẹp.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng cửa sổ, lỗ sáng để lấy ánh sáng tự nhiên. Nếu muốn sử dụng rèm để điều chỉnh ánh sáng thì tránh dùng những loại rèm vải vì dầu mỡ và nước bắn vào rất dễ nhanh bẩn và mốc.

Ánh đèn cũng là yếu tố bạn nên lưu ý khi thiết kế bếp. Với những căn bếp có diện tích 5m2 thì nên dùng các loại đèn led, đơn giản tránh sự rườm rà cầu kỳ như những loại đèn chùm, đèn cây,...

Tận dụng ánh sáng tự nhiên giúp tổng thể căn bếp sáng sủa hơn
Tận dụng ánh sáng tự nhiên giúp tổng thể căn bếp sáng sủa hơn

Bạn nên sắp xếp và bày trí đồ nội thất phòng bếp nhà ống một cách thông minh giúp căn bếp khoa học và tự nhiên hơn. Để tạo điểm nhấn cho căn bếp, những chiếc thảm hay khung tranh, 1 chậu cây giả sẽ giúp cho không gian tưởng chừng khó sáng tạo này trở nên sinh động và có hồn hơn.

Xem thêm: Những mẫu thiết kế không gian bếp đẹp cho nhà ống  xu hướng năm nay

Mẫu thiết kế nhà ống theo không gian

Thiết kế không gian phòng bếp nhà ống liền phòng khách

Nhà ống vốn có đặc điểm hạn hẹp về chiều ngang và chiều dài lớn nên để tạo được  không gian bếp đẹp cho nhà ống thì kiểu thiết kế phòng khách liền bếp này sẽ khiến nhà ống có không gian sinh hoạt thoải mái rộng rãi. Thiết kế này không chỉ mang đến sự tiện nghi mà tạo cảm giác tiết kiệm tối đa diện tích căn nhà.

Thiết kế không gian bếp đẹp cho nhà ống liền phòng khách
Thiết kế không gian bếp đẹp cho nhà ống liền phòng khách

Thiết kế không gian phòng bếp nhà ống tích hợp phòng ăn

Thiết kế phòng bếp chung với phòng khách là ý tưởng được nhiều gia đình lựa chọn cho ngôi nhà ống có diện tích bề ngang khiêm tốn. Phong cách thiết kế này sẽ mang lại cho ngôi nhà bạn ưu điểm như: tối ưu không gian bếp, đem lại thẩm mỹ và sự tiện nghi cho các thành viên trong gia đình,... 

Thiết kế không gian phòng bếp nhà ống tích hợp phòng ăn để tối ưu không gian
Thiết kế không gian phòng bếp nhà ống tích hợp phòng ăn để tối ưu không gian

Thiết kế không gian bếp đẹp cho nhà ống kết nối với giếng trời

Thông thường, không gian bếp đẹp nhà ống thường khá chật chội, đặc biệt là những ngôi nhà tại các khu dân cư đông đúc bởi nhà được xây xát cạnh nhau, không thể thiết kế cửa sổ hoặc rất ít cửa sổ. Vì thế việc thiết kế phòng bếp kết nối với không gian giếng trời sẽ giúp cho căn phòng lấy được tối đa ánh sáng tự nhiên. Như thế căn phòng được cải thiện độ sáng đáng kể và hạn chế tối đa mùi thức ăn ám lại trong phòng.

Ngoài ra, căn phòng bếp của bạn sẽ được tạo điểm nhấn hơn khi được trang trí bằng một chậu cây hay bình hoa đầy màu sắc.

Thiết kế phòng bếp nhà ống kết nối với không gian giếng trời
Thiết kế phòng bếp nhà ống kết nối với không gian giếng trời

Mẫu thiết kế phòng bếp nhà ống đa dạng phong cách

Thiết kế phòng bếp nhà ống phong cách hiện đại

Nội thất phòng bếp nhà ống trong những căn bếp hiện đại sẽ được thiết kế vô cùng phóng khoáng kết hợp các đường nét đơn giản, phù hợp những gia chủ thích sự đơn giản nhưng tiện nghi khi sử dụng.

Phòng bếp nhà ống phong cách hiện đại sẽ đem lại một số ưu điểm như: sử dụng màu sắc được đa dạng linh hoạt, phòng bếp không gian mở gần gũi thiên nhiên, hệ thống thiết bị ánh sáng hiện đại,...

Phòng bếp nhà ống phong cách hiện đại
Phòng bếp nhà ống phong cách hiện đại

Thiết kế phòng bếp nhà ống phong cách tối giản

Những phòng bếp nhà ống có không gian và diện tích nhỏ thì việc thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống tối giản là một sự lựa chọn tối ưu. Tuy nhiên, để hình thành nên phong cách này cũng có những nguyên tắc riêng trong bố cục, sắp xếp cũng như phối màu.

Trong phong cách tối giản này, việc sử dụng quá nhiều màu sắc được hạn chế. Thông thường sẽ được kết hợp không quá 3 màu trong không gian nội thất của phòng bếp. 3 màu thường sử dụng sẽ là màu nền, một màu chủ đạo và màu tạo điểm nhấn.

Khi thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống theo phong cách này, cần chú ý đến yếu tố ánh sáng. Bởi bị hạn chế về màu sắc nên cần ánh sáng tự nhiên để tạo hiệu ứng về thị giác cũng như thẩm mỹ. Cùng với đó thì ánh sáng nhân tạo sẽ được kết hợp hài hòa để mang lại cho căn bếp tính thẩm mỹ cao.

Đồ dùng nội thất được sử dụng có hình dạng đơn giản, hài hòa, hiện đại, nhiều tính năng. Những vật dụng này vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng hàng ngày vừa đem lại sự tiện nghi khi sử dụng.

Phong cách tối giản này thể hiện sự ngăn nắp, tự do phóng khoáng và cá tính của gia chủ. Vì thế đây là phong cách thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống mà bạn không thể bỏ qua.

Phòng bếp nhà ống thiết kế theo phong cách tối giản
Phòng bếp nhà ống thiết kế theo phong cách tối giản

Thiết kế phòng bếp nhà ống phong cách tân cổ điển

Thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống theo phong cách tân cổ điển có nhiều ưu điểm khác nhau như vừa thể hiện tính đơn giản, tiện nghi của phong cách cổ điển, ẩn trong đó là sự sang trọng, lộng lẫy của phong cách quý tộc. Phong cách nhà bếp này luôn mang vẻ đẹp sang trọng và lãng mạn cho tổng thể ngôi nhà. Không những được thiết kế với đầy đủ những công năng tiện ích, các chi tiết hài hòa tinh tế mà sự bài trí nội thất cũng mang lại sự hài hòa cho tổng thể không gian bếp.

Ngoài những chi tiết trang trí cầu kỳ tỉ mỉ của tủ bếp hay trần nhà, các kiến trúc sư sẽ đặc biệt không thể bỏ qua yếu tố tiện nghi của các vật dụng trong phòng bếp.

Thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống phong cách cổ điển
Thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống phong cách cổ điển

Thiết kế phòng bếp nhà ống phong cách Bắc Âu

Màu trắng và yếu tố trang trí tự nhiên là những đặc trưng của phong cách thiết kế không gian bếp Bắc Âu. Vật dụng trang trí tự nhiên như bàn gỗ, chậu cây xanh hay những nguồn ánh sáng tự nhiên,... sẽ làm cho tổng thể không gian bếp tràn đầy sức sống nhưng vô cùng thân thuộc.

Màu trắng và be của gỗ là 2 kết hợp vô cùng hoàn hảo để không gian tươi sáng và cảm giác rộng rãi thoáng mát hơn. 

Những đồ nội thất trang trí như đèn, kệ bếp, lớp ốp tường sẽ mang lại cảm giác hiện đại hơn cho căn phòng.

Phong cách Bắc Âu sẽ đem đến cho căn bếp của bạn sự thanh lịch và sang trọng, đồng thời các chức năng của đồ vật cũng được phát huy tối đa.

Thiết kế phòng bếp nhà ống phong cách Bắc Âu
Thiết kế phòng bếp nhà ống phong cách Bắc Âu

3 lưu ý thiết kế phòng bếp nhà ống đẹp, hợp phong thủy

Ngoài tính thẩm mỹ ra thì hướng phòng bếp nhà ống, màu sắc và nội thất nhà bếp là những yếu tố quan trọng trong thiết kế phòng bếp nhà ống mà gia chủ nào cũng phải lưu tâm. 

Hướng phòng bếp

Nhiều gia chủ quan tâm vấn đề không biết hướng phòng bếp như thế nào mới được coi là hợp phong thủy, đặc biệt với thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống có không gian nhỏ thì lại càng khó hơn. Theo quan niệm của phong thuỷ thì hướng phòng bếp nhà ống phải chú ý các điều sau:

  • Khu bếp không nên nhìn thẳng ra cửa chính: Theo phong thủy, bếp thuộc hành Hỏa, nếu thiết kế bếp nhìn thẳng ra cửa chính sẽ khiến cho gia chủ nóng nảy, khó kiểm soát các hành động của mình, ảnh hưởng đến không khí gia đình.

  • Không đặt bếp ngược hướng với cửa chính: Khi nấu nướng, khí nóng sẽ theo dòng đối lưu bay ra ngoài không gian ngoài phòng khách sẽ ảnh hưởng đến sinh khí của căn nhà.

  • Bếp không nên đặt đối diện với nhà vệ sinh: tránh thức ăn bị ảnh hưởng bởi mùi tạp uế.

  • Thiết kế phòng bếp tránh xa phòng ngủ: Tránh bị ám mùi và nhiệt nóng bị hấp thụ vào làm ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi của các thành viên.

Kiêng đặt bếp đối diện nhà vệ sinh
Kiêng đặt bếp đối diện nhà vệ sinh

Màu sắc hợp phong thủy và hài hòa với không gian chung

Theo thuyết ngũ hành tương sinh thì Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, vì vậy nên lựa chọn gam màu phù hợp cho căn bếp nhà ống của bạn vừa mang tính thẩm mỹ lại đem lại may mắn.

Có thể dựa trên các yếu tố sau để lựa chọn màu không gian bếp đẹp nhà ống của bạn:

  • Chọn màu sắc tương sinh, tương hợp với bản mệnh của gia chủ.

  • Lựa chọn màu sắc phải đảm bảo hài hòa với không gian chung của căn nhà nhằm mang lại tính thẩm mỹ cao.Ví dụ nếu màu sắc chủ đạo trong căn nhà là gam màu tươi sáng hay gam màu lạnh thì màu của căn bếp nên có tone cùng màu. Phong cách tone sur tone sẽ đem lại sự hài hòa và bắt mắt cho ngôi nhà bạn.

Lựa chọn màu sắc phòng bếp hài hòa với không gian chung
Lựa chọn màu sắc phòng bếp hài hòa với không gian chung

Bố trí nội thất

Các mẫu thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống thường được thiết kế để tận dụng tối đa không gian. Nhưng khi bạn bố trí, sắp xếp nội thất thì cần chú ý những yếu tố sau:

  • Bàn ăn: Tránh đặt bàn ăn đối diện bàn thờ, cửa ra vào, gần nhà vệ sinh, bàn ăn có kích thước quá lớn.

  • Bếp nấu và bồn rửa: đặt cách nhau tối thiểu 60cm, không để chậu và tủ lạnh quá gần hoặc đối diện bếp nấu.

  • Tủ lạnh: để tủ lạnh cách tường phía trong 10cm, 2 bên cách 20cm giúp dễ tản nhiệt, lưu thông khí. Ngoài ra không để tủ lạnh sát bếp nấu ăn vì khí nóng tản ra từ bếp sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của tủ lạnh.

Bố trí nội thất phòng bếp nhà ống hài hòa hợp lý
Bố trí nội thất phòng bếp nhà ống hài hòa hợp lý

Các câu hỏi thường gặp về bố trí nội thất phòng bếp nhà ống

Màu sắc nào phù hợp với phòng bếp nhà ống?

Tùy thuộc vào phong cách thiết kế phòng bếp nhà ống mà bạn lựa chọn, nếu tổng thể căn nhà thiết kế theo phong cách hiện đại hay tối giản thì màu sắc của căn bếp nhà ống sẽ thường là trắng, xanh nhạt, be,...Đây đều là những màu sắc đơn giản, có thể phù hợp với nhiều phong cách thiết kế khác nhau.

Ngoài ra bạn có thể lựa chọn màu sắc của căn bếp nhà ống theo màu sắc phong thủy của gia chủ.

Màu sắc nào phù hợp với căn bếp nhà ống?
Màu sắc nào phù hợp với căn bếp nhà ống?

Nội thất phòng bếp nhà ống nên bố trí như thế nào?

Thông thường những căn bếp nhà ống sẽ được thiết kế theo kiểu tủ bếp chữ I hoặc chữ L. Như vậy, các góc của ngôi nhà sẽ được tận dụng triệt để cũng như kiểu thiết kế này sẽ giúp tổng thể phòng bếp trông thoáng rộng hơn.

Đồ dùng trong căn phòng bếp nhà ống nên chọn những đồ dùng nhỏ gọn, thông minh, hiện đại. Không nên lựa chọn những đồ dùng kích thước quá lớn, gây tốn diện tích và rườm rà cho căn phòng.

Bố trí nội thất nhà ống như thế nào?
Bố trí nội thất nhà ống như thế nào?

Nên làm gì khi căn bếp nhà ống không tận dụng được ánh sáng tự nhiên?

Không gian bếp nhà ống chật hẹp là bài toán khó cho gia chủ nếu muốn tận dụng ánh sáng tự nhiên. Nếu không gian tận dụng được ánh sáng tự nhiên sẽ giúp cho căn phòng trông được thoáng rộng và tạo ra không gian mở. Tuy nhiên bạn có thể thay thế bằng hệ thống đèn chiếu sáng.

Đèn chiếu sáng của căn bếp nên sử dụng ánh sáng trắng. Ngoài hệ thống đèn từ trần, bạn nên đặt đèn chiếu thẳng vào bếp. Như vậy, khi nấu ăn sẽ đầy đủ ánh sáng và căn bếp trông sáng sủa, hài hòa hơn.

Nên làm gì khi căn bếp nhà ống không tận dụng được ánh sáng tự nhiên?
Nên làm gì khi căn bếp nhà ống không tận dụng được ánh sáng tự nhiên?

Trên đây Musk.vn - Website Đăng Tin Dịch Vụ đã tổng hợp những mẫu nội thất phòng bếp nhà ống hot hit nhất năm nay mà bạn không thể bỏ qua. Hy vọng bạn sẽ có những thông tin bổ ích và lựa chọn được phong cách thiết kế phù hợp với không gian ngôi nhà mình nhất nhé!

Các từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất

Bình luận
Gửi