


Cơ Sở Thi Công Thạch Cao Thanh Sơn



Cơ Sở Thi Công Nội Thất Văn Nhiên



Cơ Sở Thi Công Nội Thất Lê Mạnh



Công Ty TNHH XD-TM-DV Trần Tấn



Công Ty TM - DV - Xây Dựng Thuận Phát Như Ý



Công Ty TNHH Xây Dựng Thương Mại Đỗ Nghiệm



Công Ty TNHH Xây Nhà Nga Việt



Công Ty TNHH XD TM SX Trang Trí Nội Thất Gia Bảo





Công Ty Xây Dựng Thương Mại Thiên Phú Trường
Bảng giá thi công trần thạch cao - Trọn gói - Giá rẻ - Uy tín mới nhất 2023
Nội dung bài viết
Thi công trần thạch cao là dịch vụ không còn xa lạ với các công trình xây dựng hiện nay? Quy trình thi công trần thạch cao được diễn ra như thế nào? Và đâu là sự lựa chọn hoàn hảo để có thể lựa chọn được đơn vị thi công uy tín và chất lượng nhất? Sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các thông tin liên quan đến quá trình thi công trần thạch cao cũng như trả lời cho câu hỏi: “Làm trần thạch cao giá bao nhiêu?”. Hãy cùng chúng tôi theo dõi ngay sau đây.

Trần thạch cao là gì?
Trên thị trường hiện nay, thạch cao là một trong những loại vật liệu quen thuộc được sử dụng rộng rãi trong y tế, điêu khắc và đặc biệt là ứng dụng làm trần thạch cao trong xây dựng.
Vậy trần thạch cao là gì? Trần thạch cao là trần được làm từ tấm thạch cao, các tấm thạch cao này được cố định vào hệ khung xương vững chắc được lắp đặt ở tầng trên. Trần thạch cao còn được gọi là trần giả, là lớp trần thứ hai nằm dưới trần nhà nguyên thủy.
Trần thạch cao hiện nay đang rất được ưa chuộng trong các công trình xây dựng, trang trí nội thất, nhà ở,… Bởi ưu điểm nhẹ, dễ uốn cong, đa dạng mẫu mã, màu sắc đồng thời có thể che được các khuyết điểm xấu trên trần nhà như đường dây điện, đường ống dẫn,... Ngoài tính thẩm mỹ, trần thạch cao còn có nhiều ưu điểm khác như chống nóng, cách âm, chống nước,...
Bảng giá thi công trần thạch cao trọn gói tham khảo tại Musk.vn
Một trong những câu hỏi được đặt ra nhiều nhất khi nói đến việc thi công trần thạch cao chính là: Giá trần thạch cao hoàn thiện hết bao nhiêu tiền? Đơn giá trần thạch cao là bao nhiêu? Giải đáp các thắc mắc đó, chúng tôi xin cung cấp một bảng báo giá làm trần thạch cao mới nhất năm 2023.
Bảng giá thi công trần thạch cao trọn gói cập nhật 2023
Hiện nay có rất nhiều loại trần thạch cao được sử dụng. Thông thường giá thi công trần thạch cao trọn gói phần thô chưa bao gồm sơn bả hoàn thiện sẽ dao động trong khoảng từ 130.000 – 330.000 vnđ/1m2 tùy thuộc vào chức năng và cấu tạo của hệ trần đó.
Tham khảo ngay bảng giá thi công trần thạch cao chi tiết nhất năm 2023:
STT | Sản phẩm trần vách thạch cao | Đơn giá (giá/1m2) | |
Trần thạch cao phẳng, giật cấp: Tấm thạch cao Gyproc (Thái) hoặc Boral (Pháp) | |||
1 | Giá thi công trần thạch cao khung xương thường | 130.000 - 140.000 | |
2 | Giá thi công trần thạch cao khung xương Vĩnh Tường | 145.000 - 155.000 | |
Trần thạch cao tấm thả: Tấm thả Thái phủ nhựa màu trắng, tấm 60x60cm | |||
3 | Giá thi công trần thạch cao khung xương thường | 130.000 - 140.000 | |
4 | Giá thi công trần thạch cao khung xương Vĩnh Tường | 140.000 - 150.000 | |
Trần thạch cao chống ẩm: Tấm thạch cao chống ẩm Boral, Knauf hoặc Vĩnh Tường | |||
5 | Giá trần thạch cao chống ẩm của Boral, Knauf khung xương BORAL Supra | 150.000 - 160.000 | |
6 | Trần thạch cao chống ẩm Vĩnh Tường khung xương M29 Vĩnh Tường | 155.000 - 165.000 | |
Trần thạch cao tiêu âm: Tấm thạch cao Gyproc 9mm | 145.000 - 155.000 | ||
Trần vách thạch cao chống nước: Tấm Dura Plex hoặc Smart Board trơn trắng | |||
7 | Giá thi công trần thạch cao khung xương thường | 140.000 - 150.000 | |
8 | Giá thi công trần thạch cao khung xương Vĩnh Tường | 150.000 - 160.000 | |
Trần vách thạch cao chống cháy | |||
9 | Tấm thạch cao chống cháy Bora/Kanat khung xương Vĩnh Tường 9.5 mm | 285.000 - 300.000 | |
10 | Tấm thạch cao chống cháy Bora/Kanat khung xương Vĩnh Tường 12 mm | 330.000 - 350.000 | |
Vách thạch cao 1 mặt: Tấm thạch cao Gyproc (Thái) hoặc Boral (Pháp) hoặc Yosshino (Nhật) | |||
11 | Giá thi công trần thạch cao khung xương thường | 185.000 - 190.000 | |
12 | Giá thi công trần thạch cao khung xương Vĩnh Tường | 200.000 - 210.000 | |
Vách thạch cao 2 mặt: Tấm thạch cao Gyproc (Thái) hoặc Boral (Pháp) hoặc Yosshino (Nhật) | |||
13 | Giá thi công làm vách ngăn thạch cao khung xương thường | 200.000 - 210.000 | |
14 | Giá thi công trần thạch cao khung xương Vĩnh Tường | 230.000 - 240.000 |
Ghi chú:
- Nếu bạn thi công tại các tòa nhà cao ốc, trung tâm thương mại, chung cư thì đơn giá làm trần thạch cao TPHCM cộng thêm 10k/m2
- Nếu thi công trong điều kiện không khoan được bê tông thì đơn giá thi công trần thạch cao cộng thêm 20k/m2
- Nếu bạn chỉ cho phép đội ngũ thi công ban đêm thì đơn giá cộng thêm 30k/m2
- Chi phí đóng trần thạch cao trên chưa bao gồm VAT, liên hệ trực tiếp với các đơn vị thi công trần thạch cao tại musk.vn để được nhận báo giá phù hợp và chính xác nhất.
- Đơn giá làm trần nhà thạch cao trên là đơn giá phần thô chưa bao gồm sơn trần giật cấp và vách thạch cao.
Báo giá thi công trần thạch cao hoàn thiện
Nhìn chung giá thi công trần thạch cao dao động từ 130.000đ/m2 mức giá này chưa bao gồm sơn bả hoàn thiện. Đơn giá Phần sơn bả hoàn thiện:
- Sơn Vatex Nippon màu trắng, bột bả thạch cao chuyên dùng: 50.000đ/m2
- Sơn ICI Maxilite màu trắng, bột bả thạch cao chuyên dùng: 55.000đ/m2
- Sơn ICI Dulux màu trắng, bột bả thạch cao chuyên dùng: 65.000đ/m2
- Sơn JOTUN Jotas Lap màu trắng, bột bả thạch cao chuyên dùng: 60.000đ/m2
- Đối với các dự án cụ thể sẽ có báo giá riêng theo yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ và điều kiện thi công cũng như nhu cầu của khách hàng
Với các bảng báo giá thi công trần thạch cao bên trên, bạn hãy liên hệ ngay với các đơn vị thi công tại Musk.vn để được báo giá trần thạch cao hoàn thiện, ngoài ra các đơn vị sẽ giúp bạn tư vấn phối màu sơn trần thạch cao đẹp chính xác và phù hợp với diện tích căn nhà của bạn.
Thi công trần thạch cao bao gồm các hạng mục nào?
Như đã nói ở trên, hiện nay các công trình thi công trần thạch cao trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Tùy vào mục đích sử dụng cũng như thiết kế mẫu mã theo yêu cầu của khách hàng mà từ đó các hạng mục thi công trần thạch cao cũng đa dạng và phong phú. Cụ thể, có các hạng mục thi công trần thạch cao mà bạn nên biết sau đây:

- Thiết kế làm trần thạch cao cho các tòa nhà cao tầng, chung cư nhà ở.
- Thiết kế đóng trần thạch cao cho các nhà hàng, khách sạn, quán karaoke.
- Thiết kế làm trần thạch cao trong nhà hợp phong thủy cho phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, phòng trẻ nhỏ, toilet, trần chống ẩm cho ban công, vách ngoài trời.
- Thiết kế thi công trần thạch cao cho các cửa hàng, showroom phù hợp cho kinh doanh.
- Đóng trần thạch cao có thiết kế khung chìm đóng phẳng, trần thạch cao đóng giật cấp, khung nổi thả tấm thạch cao 600mm x 600mm, 600mm x 1200mm thi công theo yêu cầu khách hàng.
- Thi công trọn gói, tận nơi và chuyên nghiệp.
Cấu tạo trần thạch cao
Trần thạch cao được tạo thành bởi các vật liêu bao gồm: Khung xương kim loại, tấm thạch cao bao phủ, sơn bả matit và các vật tư phụ.
- Khung xương kim loại được tạo thành từ các thanh nhôm, bao phủ bên ngoài là một lớp hợp kim nhôm kẽm tránh bị gỉ sét trong quá trình sử dụng, hệ khung xương là phần quan trọng nhất, giúp tạo kết cấu vững chắc để treo cả hệ trần lên thông qua các ti treo.
- Tấm trần thạch cao có tác dụng tạo mặt phẳng cho trần, tấm được liên kết trực tiếp với hệ khung thông qua vít chuyên dụng và vật tư phụ.
- Lớp bả và sơn: để tránh sự đơn điệu cho trần thạch cao, lớp sơn bả có chức năng tạo độ nhẵn mịn và tạo nét thẩm mỹ, gia chủ có thể lựa chọn màu sơn trần ưng ý cho mình.
- Các vật tư khác: Ty treo, Pát treo, Tăng đơ, Nở sắt, Ốc Vít, Đinh tán,...

Phân loại trần thạch cao
Phân loại theo cấu tạo
Có 2 loại trần thạch cao chính phổ biến hiện nay được khách hàng lựa chọn là:
Trần thạch cao khung chìm có thể phân thành 2 dạng phổ biến là trần thạch cao phẳng và trần thạch cao giật cấp là hệ trần thạch cao có hệ thống khung xương được che kín, khiến cho bạn không thể nhìn thấy các khung xương này. Cấu tạo từ khung xương trần thạch cao chìm và tấm thạch cao:
- Trần thạch cao giật cấp: Trần giật cấp là loại trần có bề mặt thạch cao được tạo thành nhiều cấp khác nhau thường từ 2 – 3 cấp. Các cấp được tạo thành nhiều hình khối khác nhau tùy theo những thiết kế cụ thể nên sẽ không có sự trùng lặp. Chính vì vậy, trần giật cấp mang lại tính thẩm mỹ cao nhất và được sử dụng phổ biến nhất.

- Trần thạch cao phẳng: Trần thạch cao phẳng là tên gọi của loại trần có bề mặt hoàn thiện bằng phẳng đơn giản, không có nhiều họa tiết trang trí hay hoa văn cầu kỳ nhưng lại toát lên vẻ sang trọng tinh tế cho không gian nhà của bạn

Trần thạch cao thả - trần thạch cao nổi là hệ trần để lộ một phần hệ thống khung xương, bề mặt được chia ô vuông 600x600mm hoặc ô chữ nhật 600x1200mm bởi các thanh khung xương. Trần thạch cao nổi được cấu tạo từ khung xương nổi và tấm trang trí trên nền tấm thạch cao

Phân loại theo tính chất thạch cao
Ngoài ra còn có các loại trần thạch cao với những đặc tính riêng biệt phù hợp với từng mục đích sử dụng khác nhau:
- Trần thạch cao tiêu âm: tấm thạch cao tiêu âm được biết đến ngoài mục đích tiêu âm cho các công trình xây dựng còn được sử dụng kết hợp giữa giải pháp tiêu âm và trang trí thẩm mỹ, có thể uốn cong định hình tạo thẩm mỹ cho công trình sau khi lắp dựng. Thường được ứng dụng trong trường học, nhà hát, hội trường, văn phòng…
- Trần thạch cao chống cháy: với các loại trần chống cháy người ta hay sử dụng tấm thạch cao chống cháy được kết hợp từ thạch cao, sợi thủy tinh và phụ gia Micro Silica có tác dụng chống cháy. Vỏ bọc bên ngoài tấm là 1 lớp giấy màu hồng có thiết kế rất đặc biệt. Thiết kế này thường được ứng dụng trong những công trình có yêu cầu bảo vệ cao như thang máy, phòng máy tính, nhà bếp hoặc cầu thang thoát hiểm
- Trần thạch cao chống ẩm: được thi công sử dụng tấm thạch cao siêu chống ẩm, có tính năng bảo vệ 2 lớp gồm lớp giấy chuyên dụng ngăn ẩm tối đa và lớp lõi chống ẩm đặc biệt, phù hợp để sử dụng ở những nơi có độ ẩm cao như nhà vệ sinh, nhà bếp.
- Trần thạch cao chịu nước: tấm trần thạch cao chịu nước được làm từ tấm xi măng có độ dày trên thị trường từ 3.5mm – 24mm có công dụng chịu nước, phù hợp cả nội và ngoại thất.
Phân loại theo phong cách thiết kế
- Trần thạch cao hiện đại: Trần thạch cao hiện đại có thiết kế không quá cầu kỳ nhưng lại có cách phối màu cũng như kiểu dáng độc đáo, được rất nhiều gia chủ lựa chọn hiện nay.

- Trần thạch cao cổ điển: Với thiết kế cầu kỳ, nhiều hình dạng khác nhau trong đó nhiều nhất là hình chóp tròn được sơn nhũ vàng ở các điểm nổi bật kết hợp với phào chỉ sơn nhũ vàng sang trọng đẳng cấp

- Trần thạch cao tân cổ điển: Trần thạch cao tân cổ điển là một trong những kiểu trần mang đậm nét thẩm mỹ và văn hóa phương Tây cũng với gam màu chủ đạo là trắng kết hợp phào chỉ nhũ vàng nhưng có phần tinh tế, ít đồ sộ và cầu kỳ hoa văn như trần cổ điển.

Một số mẫu trần thạch cao đẹp hiện nay
Các mẫu trần thạch cao đẹp mắt và tinh tế đang là những mẫu thi công trần nhà được ưa chuộng nhất hiện nay. Để giúp bạn có những đánh giá khách quan nhất cũng như đưa ra được lựa chọn phù hợp cho căn nhà của mình, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn những mẫu thiết kế trần thạch cao đẹp nhất, dẫn đầu xu thế năm 2023.
Với những mẫu thiết kế này, chúng tôi mong rằng bạn sẽ có được sự lựa chọn đúng đắn cho mình khi lắp trần thạch cao cho ngôi nhà của bạn.
Mẫu trần thạch cao phòng khách









Mẫu trần thạch cao phòng ngủ









Mẫu trần thạch cao phòng bếp









Mẫu trần thạch cao phòng thờ









Mẫu trần thạch cao phòng nhà vệ sinh








Mẫu trần thạch cao phong cách cổ điển




Mẫu trần thạch cao phong cách tân cổ điển





Mẫu trần thạch cao phong cách hiện đại





Ưu - nhược điểm của trần thạch cao
Ưu điểm khi chọn làm trần thạch cao
- Vì là lớp trần thứ 2 nên trần thạch cao giúp che lấp được các đường dây điện, các hệ thống thiết bị điều hòa, hệ thống báo cháy,...
- Trần thạch cao phẳng có bề mặt phẳng, mịn, bóng và có thể phối sơn màu sắc tùy ý, đáp ứng được các yêu cầu thẩm mỹ của các gia chủ.
- Trần thạch cao với sự đơn giản tinh tế có thể kết hợp với các phụ kiện trang trí trần nhà khác như quạt trần, đèn chùm, đèn led, tăng thêm sự sống động cho ngôi nhà.
- Trần thạch cao có nhiều đặc tính nổi bật như cách âm, cách nhiệt hiệu quả, chống nước và đặc biệt là chống cháy góp phần bảo vệ gia đình bạn.
- Có nhiều thông tin cho rằng trần thạch cao độc hại nhưng thực tế trong thành phần trần thạch cao đã được chứng minh là không có chất gây độc hại và an toàn cho người sử dụng, ngoài ra còn thân thiện với môi trường.
- Trần thạch cao có trọng lượng nhẹ vì vậy giúp làm giảm tải trọng cho kết cấu công trình xây dựng, giảm áp lực cho móng từ đó giảm lượng cột, sắt chống… ước tính có thể tiết kiệm 15% chi phí xây dựng
- Một ưu điểm tuyệt vời nữa của trần thạch cao là có thể tháo lắp dễ dàng, có thể di chuyển sang nhà khác nếu bạn muốn thay đổi nơi ở
- Thi công trần thạch cao có thời gian nhanh hơn các loại trần khác, đồng thời cũng dễ dàng sửa chữa, giảm thiểu chi phí nhân công. Giá thành trần thạch cao rẻ hơn so với các vật liệu xây dựng truyền thống khác.
- Quá trình thi công trần thạch cao tại các đơn vị của Musk.vn được diễn ra nghiêm ngặt đúng quy trình, hệ thống trần thạch cao sẽ thành một khối khá vững chắc, vì vậy trần thạch cao được đánh giá là có độ bền có thể lên tới 20 năm.
Nhược điểm của trần thạch cao
- Trần thạch cao dễ bị ố vàng, loang, ẩm mốc gây mất thẩm mỹ nếu tiếp xúc với điều kiện ẩm ướt, thấm dột
- Trần thạch cao có kết cấu rỗng bên trong, nên không thể treo các vật quá nặng tránh trường hợp bị bể trần và hư hỏng.
- Trần thạch cao có thể có hiện tượng bị co hoặc giãn nở gây nên các vết nứt gây mất thẩm mỹ và tính an toàn cho ngôi nhà.

Những lưu ý khi lựa chọn sử dụng trần thạch cao
- Trần thạch cao có tuổi thọ trung bình từ 10-20 năm, tuy nhiên cần tránh để thạch cao gặp nước, nước sẽ khiến trần thạch cao bị ố vàng và ẩm mốc vì vậy trước khi thi công ghép trần, cần phải kiểm tra kỹ mái tôn hoặc mái ngói, nên sử dụng các loại tấm trần thạch cao chịu nước, chống ẩm hoặc phải có biện pháp chống thấm tốt.
- Trần thạch cao trong quá trình sử dụng có thể bị nhiều tác động như thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm cũng như những tác động lực khác sẽ khiến trần bị co lại hoặc giãn nở từ đó xuất hiện các vết nứt trên trần nhà, đặc biệt ở những vị trí trát mối nối. Hiện tượng này thường xảy ra với trần chìm. Những vết nứt này sẽ lớn dần và gây mất thẩm mỹ nếu không được khắc phục kịp thời, vì vậy khi các vết nứt còn mới nên xử lý ngay bằng cách trét bả và dặm lại sơn.
- Đối với những nơi trần nhà có nguy cơ thấm dột, nên sử dụng tấm thạch cao chịu nước trần nhà không bị thấm nước, hư hỏng.
- Loại trần thả rất phù hợp cho nhà mái tôn, giúp tiết kiệm chi phí cũng như tránh nóng cực kỳ hiệu quả, để tăng phần khả năng chống nóng cho trần thạch cao nên sử dụng thêm lớp bông cách nhiệt trước khi thi công trần nhà.
Những lưu ý quan trọng cần biết trước khi thi công trần thạch cao
Để có được một công trình trần thạch cao hoàn hảo và đẹp mắt nhất, bạn cần lưu ý một số điểm sau đây:

- Trước khi tiến hành làm trần thạch cao, để đảm bảo được kết cấu có thể chịu được những lực tác động lớn từ tấm thạch cao và hệ khung trần thì bạn nên tiến hành xem xét cải tạo không gian cũ
- Việc đảm bảo môi trường từ bên ngoài là điều đầu tiên cần phải nhớ trước khi thi công trần thạch cao: đảm bảo môi trường phải luôn khô ráo, và công việc thi công trần thạch cao chỉ được bắt đầu sau khi công trình đã hoàn thiện phần cửa và cửa sổ chính vì vậy phải tạm thời đóng kín để đảm bảo không bị tác động trực tiếp thời tiết.
- Cần được sắp xếp, che phủ và kê đỡ thích hợp trước khi tiến hành thi công hệ thống trần thạch cao cho các khung xương, tấm thạch cao và phụ kiện; tránh không được tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.

- Để lập bản vẽ quy cách đóng trần thạch cao thì phải cần nắm rõ, tìm hiểu về bản vẽ thiết kế kỹ thuật, cũng như lập bản vẽ sao cho phù hợp, đúng với yêu cầu của khách hàng nhằm đảm bảo về tính chịu lực, chống cháy lan và tính thẩm mỹ của trần.
- Hệ thống trần thạch cao có thể chịu được độ tải trọng treo theo khuyến cáo của từng hệ trần.
- Nên cân nhắc nếu có vách thạch cao, thi công phải nhìn vào thực trạng để xem nên thi công trần thạch cao trước hay vách thạch cao trước.

Xem thêm: Hướng dẫn thi công trần thạch cao
Cách làm trần thạch cao chi tiết nhất
Vật tư thi công trần thạch cao
- Khóa liên kết Alpha Thép dày 0.5mm▪Ty dây + Móc treo Đường kính Ø4mm
- Tender Thép dày 0.53mm
- Pát 2 lỗ Thép dày 1mm
- Tắc kê thép Đường kính Ø6/8 mm
- Băng giấy Vĩnh Tường Rộng 50mm, dài 75m
- Băng keo lưới Vĩnh Tường Rộng 50mm, dài 90m
- Bột xử lý mối nối Gyp-Filler 20kg/bao
- Vít kỳ lân 25/ 40mm
- Vít đuôi cá 13mm
Hướng dẫn cách thi công trần thạch cao chìm đóng phẳng cơ bản

Cách làm trần thạch cao chìm gồm những bước nào? Sau đây là quy trình 9 bước cơ bản và chi tiết nhất khi thi công thạch cao chìm:
-
Bước 1: Xác định cao độ trần
Biện pháp thi công trần thạch cao: đầu tiên chúng ta cần đo đạc vị trí. Lấy dấu chiều cao trần bằng ống nivo hoặc bằng máy laser. Đánh dấu vị trí và búng mực trên vách hay cột để xác định vị trí thanh viền tường. Thông thường, ta nên vạch số cao độ trần ở mặt dưới tấm trần.
-
Bước 2: Cố định thanh viền tường vào vách hay tường theo cao độ đã xác định
- Ta sẽ tiến hành cố định các thanh viền tường dựa vào những đánh dấu ở trong bước 1. Ta sẽ có các cách làm trần thạch cao chìm khác nhau tùy thuộc vào loại vách. Để cố định thanh viền tường vào tường nhà thì thông thường ta sẽ sử dụng búa đóng đinh thép hoặc khoan.
- Không phải tường nào cũng giống nhau nên cũng tùy theo loại tường cho nên khoảng cách cố định cũng khác nhau thế nhưng không được vượt quá 30cm.
-
Bước 3: Xác định điểm treo ty
- Khoảng cách tối đa giữa các điểm treo là 1000 mm.
- Khoảng cách từ vách tới móc đầu tiên là 400mm
- Để khoan trực tiếp vào dàn bê tông, ta sử dụng khoan bê tông.
- Liên kết bằng tacke đạn phi 8mm hoặc 10mm
- Ty Ren phi 8mm hoặc phi 10mm. Cắt tiren theo chiều dài phù hợp với cao độ trần. Lắp tiren vài tacke đạn rồi dùng búa đóng cột phụ kiện này vào lỗ đã khoan sẵn trên sàn bê tông.
-
Bước 4: Bố trí khung trần thạch cao chìm
- Trong bản vẽ cấu tạo hệ trần chìm, bố trí khung trần của thanh chính phải phù hợp với hướng bố trí của các điểm treo, khoảng cách của các thanh chính phải xếp theo đúng quy cách.
- Tùy thuộc vào bề mặt của trần và dòng khung sử dụng mà khẩu độ xương chính được lắp đặt khác nhau với khoảng cách từ 800-1200mm cho phù hợp. Xương chính được liên kết với ty của điểm treo tạo ra khung dọc Khoảng cách giữa các thanh dọc tối đa là 1000mm. Kiểm tra xem các thanh xương chính có vướng mắc, hay gây ảnh hưởng đến bộ phận khác hay không để còn có biện pháp xử lý.
-
Bước 5: Cách lắp đặt thanh chính: khoảng cách 80-120cm. Chuẩn kỹ thuật là 100 cm
- Canh khoảng cách tối đa giữa các thanh chính sao cho phù hợp tùy theo từng loại thanh. Thanh chính được treo vào các ty treo đã được cố định theo đúng khoảng cách quy định.
- Liên kết thanh phụ vào các thanh chính bằng ngàm có sẵn trên thanh chính.
- Thanh chính và thanh phụ cần phải đóng cố định vào vách.
-
Bước 6: Cách lắp thanh phụ
- Các thanh phụ sẽ được lắp gián tiếp hoặc trực tiếp. Cần chỉnh lại cho phẳng, đều nhau sau khi đã lắp xong.
- Kiểm tra lại cao độ trần bằng ống Nivo hoặc máy laser chính xác theo đúng cao độ trần trong thiết kế đã được duyệt.
-
Bước 7: Cách lắp ghép tấm trần thạch cao chìm
- Kỹ thuật thi công trần thạch cao chìm đối với tấm thạch cao thứ 1:
- Kiểm tra độ nguyên vẹn của tấm thạch cao.
- Tấm thạch cao cần được vít chặt, khoảng cách các vít tối đa là 2cm.
- Khi lắp đặt phải tạo sự vuông góc giữa chiều dài của tấm thạch cao và thanh phụ.
- Lắp tấm thạch cao thứ 2: Phải bắt lệch với thanh phụ và chú ý để chừa 1 khe hở nhỏ. Cứ như thế lặp lại cho đến hết.
-
Bước 8: cách xử lý bột trét phủ kín các mối nối
Phủ kín bằng bột bả các mối nối giữa các tấm, đầu vít. Khi thực hiện công đoạn này cần phải đảm bảo phủ kín bề mặt và phẳng tránh tạo ra các gợn sóng mất mỹ quan. Để tránh bong nứt các tấm nên được dán băng keo lưới bề mặt lúc sơn bả.
-
Bước 9: Hoàn thiện
Cắt cưa xử lý viền trần, vệ sinh và hoàn thiện trần thạch cao chìm.
Xem thêm: cách thi công trần thạch cao chìm
Hướng dẫn cách thi công trần thạch cao thả
-
Bước 1: Xác định độ cao của trần
Ta sẽ dùng thước đo chiều cao của trần nhà và đánh dấu bằng ống nivo hay tia laser. Sau đó sẽ đánh dấu vị trí của thành viên bằng bút chì hoặc bút dạ. Thông thường, nên vạch dấu cao độ ở mặt dưới tấm trần
-
Bước 2: Cố định thanh viền tường
- Ta sẽ tiến hành cố định các thanh viền tường dựa vào những đánh dấu ở trong bước. Và ta sẽ có nhiều cách làm khác nhau tùy thuộc vào loại vách. Thông thường để cố người ta sẽ sử dụng khoan hoặc búa đóng đinh thép để cố định thanh viền tường vào tường nhà.
- Không phải loại tường nào cũng giống nhau nên cũng lưu ý điều này, tùy theo loại tường nên khoảng cách cố định cũng khác nhau thế nhưng không được vượt quá 300mm.
-
Bước 3 + 4: Phân chia trần nhà
Kỹ thuật thi công trần thạch cao để đảm bảo được sự cân đối giữa bề rộng của tấm trần và khung bao, ta cần phân chia trần nhà cần. Phân chia trần nhà cũng phải có khoảng cách thích hợp. Khoảng cách giữa tâm điểm của thanh chính và thanh phụ có thể là: 600 x 600mm; 600mm x 1200mm; 610 x 610mm hoặc 610 x 1220mm.
-
Bước 5: Hướng dẫn làm móc treo trần thạch cao
Khoảng cách tối đa giữa các điểm là 1200 hoặc 1220mm, Khoảng cách từ móc treo đầu tiên đến vách phải đạt 405-600mm (tùy theo diện tích mặt bằng trần mà khoảng cách này có thể là 610mm).
Các điểm treo cần phải được khoan trực tiếp vào sàn bê tông cốt thép. Cần sử dụng mũi khoan 8mm và được liên kết bằng pát và tắc kê nở.
-
Bước 6: Móc và liên kết các thanh dọc (thanh chính)
Các thanh chính được nối với nhau bằng các lỗ liên kết chéo trên 2 đầu. Các móc treo trên thanh chính theo khẩu độ 800–1200mm.
-
Bước 7: Liên kết các thanh phụ 1
Các đầu ngàm của thanh phụ sẽ được lắp vào các lỗ mộng trên thanh chính (khoảng cách là 600mm hoặc 610mm).
-
Bước 8: Liên kết thanh phụ 2
Các thanh phụ 2 được dùng để liên kết với các thanh phụ 1 (VT1200 hoặc VT1220). Kích thước thiết kế đảm bảo nhất là 600mm (hoặc 610mm).
-
Bước 9: Điều chỉnh khung trần thạch cao nổi
Cách lắp trần thạch cao sau khi xong thì phải điều chỉnh khung trần. Cần phải đảm bảo khung được phẳng và ngay ngắn. Và cũng phải cần kiểm tra lại độ cao của trần nhà bằng máy laser hoặc dung phương pháp giăng dây chéo sao cho phù hợp với thiết kế.
-
Bước 10: Lắp đặt tấm lên khung trần đúng tiêu chuẩn
- Tấm 595mm x 1190mm cho hệ thống 600 x 1200mm.
- Tấm 605mm x 1210mm cho hệ thống 610 x 1220mm.
- Tấm 595mm x 595mm cho hệ thống 600 x 600mm.
- Tấm 605 x 605 mm cho hệ thống 610mm x 610mm.
Cách lắp trần thạch cao hợp quy chuẩn sao cho các tấm khi được đặt vào trong hệ thống khung đã được lắp đặt phải thật phẳng.
-
Bước 11: Xử lý viền trần thạch cao
- Đối với mặt tấm trần: Dùng cưa răng vạch hoặc lưỡi dao bén trên bề mặt tấm trần, bẻ tấm trần tra theo hướng đã vạch sẵn, tiếp tục dùng dao rọc phần giấy còn lại.
- Đối với sườn trần: Thường thì sẽ được dùng cưa (hoặc kéo) để cắt.
-
Bước 12: Hoàn thiện trần thạch cao thả
Ta sẽ tiến hành vệ sinh sạch sẽ, nghiệm thu trần thạch cao và bàn giao sau khi đã hoàn thành các công đoạn. Yêu cầu cho khâu này là phải cân chỉnh lại các khung theo đúng độ cao, vuông góc và đều nhau. Và cần phải được làm sạch sẽ các khung và mặt tấm trần thạch cao, điều đó sẽ mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ.
Lựa chọn các đơn vị thi công trần thạch cao tại Musk.vn
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đơn vị lớn nhỏ nhận báo giá và thi công trần thạch cao, tuy nhiên điều này cũng làm cho khách hàng trở nên khó khăn hơn trong việc lựa chọn các đơn vị thi công phù hợp và chất lượng nhất.
Hiểu được tâm lý này, Musk.vn ra đời tổng hợp các đơn vị thi công trần thạch cao giúp bạn có thể tìm kiếm nhanh chóng các đơn vị lắp trần thạch cao với chi phí làm trần thạch cao giá tốt nhất. Cùng tìm hiểu một số tiêu chí nổi bật mà Musk mang lại cho khách hàng của mình.

- Đến với các đơn vị thi công trần thạch cao tại Musk, bạn sẽ được tận hưởng dịch vụ chuyên nghiệp với giá thạch cao trần nhà vô cùng phải chăng, nhiều ưu đãi tiết kiệm lên đến 15% so với giá cả thị trường
- Tìm kiếm địa chỉ thi công trần thạch cao nhanh chóng tại nhà chỉ sau một cuộc gọi trao đổi về yêu cầu của công trình, đội ngũ thiết kế và chuyên viên sẽ đến tận nơi để hỗ trợ và tư vấn cho bạn chỉ sau 30 phút cuộc gọi điện.
- Musk.vn có mặt trên khắp tỉnh thành toàn quốc: Mạng lưới các đơn vị thi công trần thạch cao của tại Musk đã có quy mô trải rộng khắp cả nước. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm nhanh chóng các đơn vị cung cấp dịch vụ gần nơi bạn sống dù bạn ở bất cứ đâu.
- Các đơn vị thi công trần thạch cao tại Musk được chọn lọc kỹ lưỡng: Nhằm đảm bảo cho chất lượng dịch vụ đến tay khách hàng luôn là tốt nhất, Musk luôn đề cao việc đánh giá và lựa chọn các đơn vị thi công trần thạch cao uy tín, làm trần thạch cao giá rẻ TPHCM và chất lượng nhất thông qua các tiêu chí đánh giá khắt khe và bài bản.
- Đồng thời, đội ngũ thiết kế và thi công cũng có kinh nghiệm dày dặn và lâu năm trong nghề sẽ giúp cho công trình của bạn đạt được những thành công nhất định cũng như đáp ứng được mong muốn của gia chủ.
Một số câu hỏi thường gặp
1. Giá làm trần thạch cao hiện nay là bao nhiêu 1m2?
Giá làm trần thạch cao dao động từ 165.000 đồng đến 240.000 đồng/m2 tùy thuộc vào loại khung xương lắp đặt, tính năng sản phẩm. Lưu ý, giá la phông thạch cao này được áp dụng tại TP Hồ Chí Minh. Do đó, các địa phương khác sẽ có sự chênh lệch nhất định về giá.
2. Làm trần thạch cao dày bao nhiêu?
Độ dày tấm thạch cao phổ biến nhất là 9.5mm và 12.5mm. Đối với trần nhà được sử dụng tấm thạch cao dày 9,5mm và cho tường - 12,5mm
3. Làm thế nào để sửa trần thạch cao bị nứt?
Để xử lý các mối nối khi trần thạch cao bị nứt người ta thường sử dụng keo trám vết nứt chuyên dụng. Bạn cần phải chọn đúng chủng loại sản phẩm để đảm bảo công việc diễn ra đúng quy trình và kỹ thuật. Hơn thế nữa, người thi công cần phải bố trí các vị trí ty treo không liên kết gần với xà gồ mái tôn. Như vậy sẽ giảm được sự tác động của nhiệt độ và gió đến trần