Tổng hợp các bản vẽ móng nhà xưởng - Phân loại và các lưu ý
Nội dung bài viết
Đề có một nhà xưởng đẹp, bền vững cần có rất nhiều yếu tố cấu thành nhưng trong đó không thể không nhắc đến bản vẽ móng nhà xưởng. Với thiết kế đơn giản, tiết kiệm chi phí và thời gian thi công nên được rất nhiều các doanh nghiệp nhỏ và vừa ưa chuộng. Các nhà đầu tư có thể tham khảo top 12 bản vẽ móng nhà xưởng mẫu đang được ưa chuộng nhất năm 2023.
Kết cấu móng nhà xưởng cơ bản
Móng nhà xưởng thường có 3 phần dưới đây:
Bản móng
- Bản móng (hay còn gọi là đài móng) là một bộ phận đảm nhiệm vai trò liên kết các cọc nhà lại với nhau cho chắc chắn, đúng kỹ thuật, giup giúp đảm bảo cân bằng lực cho toàn bộ bề mặt móng.
- Bản móng được thiết kế với độ dốc vừa phải để trong quá trình thi công không làm sụt bê tông, nó sẽ có hình chữ nhật và sẽ có gờ giúp cho móng cứng hơn.
Giằng móng
- Nhờ có kết cấu liên kết các móng hay kết cấu trên móng mà các giằng móng có được sự tăng cường độ cứng của toàn hệ thống.
- Giằng móng được xây dựng theo phương ngang của nhà, nhờ vào đó mà phần tường được bao che và có thể ngăn được tường trong nhà truyền vào móng.
- Sự bố trí của tường như nào thì giằng móng sẽ được bố trí như vậy.
Chiều cao cổ móng
Để đảm bảo được độ sâu chôn móng trong đất và đáp ứng được các yêu cầu của hệ thống cấp thoát nước thì chiều cao cổ móng phải được thiết kế với một độ cao thích hợp.
Các loại móng nhà xưởng phổ biến trong xây dựng
Dựa theo các tiêu chí khác nhau sẽ có nhiều cách phân loại móng khác nhau, dưới đây là 4 loại móng phổ biến nhất hiện nay:
Móng băng
- Gồm 2 loại: móng băng 1 phương và móng băng 2 phương.
- Được sử dụng rộng rãi trong các công trình nhà thép cao tầng.
- Tuy chi phí có cao hơn móng đơn nhưng bù lại khả năng chịu lực cao hơn rất nhiều so với móng đơn.
Móng cọc
- Thường có hai loại chính: móng cọc đài thấp và móng cọc đài cao. Được sử dụng khá phổ biến trên địa hình có nền đất yếu.
- Các cọc thép được ghim ngầm xuống đất và nhồi thêm bê tông nhằm mục đích nâng đỡ toàn bộ kết cấu ở trên.
Móng đơn
- Thường sẽ có 3 loại: móng cứng, móng mềm hoặc móng nằm riêng lẻ.
- Được sử dụng phổ biến ở các công trình đơn giản chẳng hạn như nhà cấp 4,...
Mời các bạn tham khảo thêm video có liên quan về móng đơn:
Móng bè
- Thường có 4 loại: móng bè dạng hộp, phẳng, có gân và nấm
- Đây là loại móng nông và được thiết kế sử dụng chủ yếu ở những nơi có nền đất yếu.
>> Có thể bạn quan tâm:
- Một số mẫu bản vẽ nhà cấp 4 tiền chế đẹp mắt.
- Top 8 bản vẽ thiết kế nhà thép tiền chế được ưa chuộng nhất.
Mẫu bản vẽ móng nhà xưởng đơn giản
Dưới đây là mẫu bản vẽ móng nhà xưởng đẹp, thiết kế khá đơn giản đang được ưa chuộng nhất năm 2023.
>> Xem thêm: 16 mẫu bản vẽ nhà xưởng cỡ nhỏ mới nhất hiện nay.
5 điều cần lưu khi đổ móng nhà xưởng
Trước khi đổ móng nhà xưởng ta cần chú ý đến một số điều sau đây:
Khảo sát địa chất chưa kỹ lưỡng
Móng nhà không nên xây ở những nơi có mực nước cao, bị trũng, ẩm thấp. Những mạch nước ngầm dưới đất cần được đảm bảo càng cách xa móng càng tốt. Nên kiểm tra trước mạch nước ngầm trước khi đổ móng, tránh để cho nhà bị ẩm thấp.
Thiết kế móng không phù hợp
Khi thuê các đơn vị thiết kế bản vẽ móng nhà xưởng cần yêu cầu kiểm tra kỹ hiện trường tránh việc bản vẽ đã được thiết kế xong nhưng không áp dụng được vào công trình phải thay đổi lại gây tốn kém tiền bạc.
Chất lượng nguyên vật liệu kém
Nhà thầu luôn phải đặt chất lượng lên hàng đầu, phải chọn nguyên vật liệu với chất lượng tốt và giá cả phù hợp với nền kinh tế doanh nghiệp. Đơn vị cung cấp nguyên liệu càng uy tín thì sẽ giúp ta càng yên tâm về chất lượng.
Nhà thầu thi công chưa đảm bảo chất lượng
Nhà thầu luôn phải đặt chất lượng lên hàng đầu khi thi công. Nếu móng không chất lượng thì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ kết cấu của cả công trình.
Việc giám sát công trình chưa được chú trọng
Phần móng là nơi chịu lực cho toàn bộ công trình, nếu lơ là trong khâu giám sát công trình thì sẽ dẫn đến những hậu quả không thể lường trước được. Vì vây, khi thi công, các nhà thầu luôn phải thường xuyên giám sát, kiểm tra kỹ lưỡng và thúc đẩy tiến độ.
Công thức tính toán móng nhà xưởng
Khi tải trọng đặt ở trọng tâm: P≤ R
Khi tải trọng đặt lệch tâm: P≤ 1.2 R
Ta có công thức sau : R=m(A.y.b + B.q + D.c)
Trong đó:
- m: Hệ số điều kiện khi làm móng đơn
- q: Toàn bộ tải trọng phía trong móng
- c: Lực dính theo đơn vị của nền đất
- A, B, D: Các hệ số này phụ thuộc vào ma sát góc trong của đất
Một số câu hỏi liên quan
Tầm quan trọng của bản vẽ móng nhà xưởng nhỏ?
Với các công trình nhỏ, nằm ở trên khu đất hẹp thì khi có được một bản vẽ móng nhà xưởng nhỏ sẽ rất thuận tiện trong quá trình thi công. Nó giúp cho công trình có thể hoàn thành đúng tiến độ và tính thẩm mỹ được nâng cao hơn.
Có cần thuê kiến trúc sư thiết kế bản vẽ móng xưởng nhỏ không?
Nếu như bạn am hiểu lĩnh vực này thì có thể tự thiết kế, còn không nếu muốn đảm bảo thì nên nhờ sự tư vấn của chuyên gia.
>> Các bài viết cùng chủ đề:
- Một số bản vẽ CAD nhà thép tiền chế 1 tầng mới nhất.
- Tổng hợp bản vẽ CAD nhà thép tiền chế 2 tầng chi tiết nhất.
Kết luận
Trên đây là tổng hợp các bản vẽ móng nhà xưởng được ưa chuộng nhất năm 2023 và một số lưu ý khi ta thiết kế móng. Các doanh nghiệp có thể tham khảo và đưa ra sự lựa chọn phù hợp với doanh nghiệp của mình tại Musk.vn nhé!