Cách Sửa Xe Nâng Tay Đơn Giản, Nhanh Chóng Và Hiệu Quả

Nội dung bài viết

Cách sửa xe nâng tay là từ khóa mà nhiều người tìm kiếm khi thiết bị gặp sự cố hỏng hóc sau một thời gian sử dụng. Bởi vì những lỗi hỏng đơn giản, thường gặp ở xe nâng tay có thể tự khắc phục ngay tại nhà mà không cần tốn chi phí để gọi thợ sửa chữa. Vậy đâu là nguyên nhân và cách khắc phục lỗi loại xe này ra sao? Cùng tham khảo nhé!

Xe nâng tay và cách sửa đơn giản, hiệu quả và nhanh chóng
Cách sửa xe nâng tay hiệu quả và nhanh chóng

Tham khảo thêm: Các địa điểm thu mua xe cũ uy tín đáng tin cậy nhất. 
                             Những nơi thu mua xe nâng cũ giá cao tại Tp. Hồ Chí Minh 

Nguyên nhân gây ra tình trạng hỏng xe nâng tay

Xe nâng tay sau một thời gian hoạt động sẽ xuất hiện những lỗi hỏng hóc nhất định gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc xác định cụ thể nguyên nhân là gì sẽ giúp cách sửa xe nâng tay trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Làm việc với cường độ cao

Không chỉ riêng xe nâng mà bất cứ loại xe hay máy móc thiết bị nào sau một thời gian làm việc cũng sẽ gặp một vài sự cố. Đó là do cường độ làm việc quá tải, dồn nén áp lực lên các bộ phận của máy gây ra những lỗi hỏng hóc trên chiếc xe nâng tay.

cách sửa xe nâng tay
Xe nâng tay bị hỏng do làm việc với cường độ cao

Không được bảo dưỡng định kỳ

Nhiều người sử dụng xe nâng thường không có thói quen bảo dưỡng định kỹ. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hỏng xe nâng tay thường gặp. Bởi vì các loại linh kiện, bộ phận máy móc bên trong đều rất dễ bị hỏng. Nhưng nếu người dùng bảo dưỡng và bảo trì theo thời gian định kỳ và đúng cách thì sẽ hạn chế tối đa khả năng bị hỏng của máy.

cách sửa xe nâng tay
Xe nâng tay bị hỏng do không được bảo dưỡng định kỳ

Dầu thủy lực bị rò rỉ ra ngoài

Trong các lý do kể trên thì Dầu thủy lực bị rò rỉ ra ngoài là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến lỗi hỏng của xe nâng. Hậu quả là tay bơm thủy lực của xe nâng không được kích do bịt kín vòng đệm. Trong khi đó, vòng sin phốt ben đã bị hư hỏng hoặc bị vỡ trong hệ thống bơm thủy lực nên người dùng khó có thể kiểm soát tốt được.

Cùng theo dõi tiếp bài viết của Musk.vn để xem cách sửa xe nâng tay mắc lỗi này như thế nào nhé!

cách sửa xe nâng tay
Dầu thủy lực tràn ra ngoài dẫn đến xe nâng tay gặp sự cố

Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về xe nâng tay, xem ngay bài viết sau đây để nắm được khái niệm và cấu tạo xe nâng tay một cách chi tiết nhất.

Các lỗi hư hỏng thường gặp ở xe nâng tay

Trước khi tìm hiểu về cách sửa xe nâng tay, hãy cùng tìm hiểu một số lỗi hỏng thường gặp ở xe nâng tay. Việc nắm được đúng bệnh sẽ giúp bạn khắc phục sự cố nhanh chóng.

Lỗi càng xe không nâng lên hoặc hạ xuống được

Nguyên nhân:

  • Dầu thủy lực có chứa tạp chất.
  • Van khóa chưa được lắp đặt đúng cách.
  • Không khí tràn vào bơm thủy lực.
  • Di chuyển xe ở trạng thái ngả nghiêng, không cân bằng.
  • Đứt dây bóp xả

Cách sửa xe nâng tay lỗi càng xe không nâng lên hoặc hạ xuống được

  • Thay dầu thủy lực mới, không lẫn tạp chất
  • Điều chỉnh lại vị trí các ốc vít
  • Loại bỏ không khí bằng cách bóp đồng thời gập tay nâng từ 10-20 lần. Nếu như vẫn chưa cải thiện thì có thể dây roăng cao su đã bị hỏng. 
  • Đặt xe cân bằng, cố định để ổn định bơm dầu.
  • Thay dây bóp xả trong trường hợp dây bị đứt.
Lỗi xe nâng tay không hạ càng xuống được
Lỗi xe nâng tay không hạ càng xuống được

Càng xe nâng lên được nhưng không hạ được hoặc hạ không hoàn toàn

Nguyên nhân:

  • Thanh truyền xe nâng tay bị lắp ngược nên hướng về phía càng xe sau một thời gian dài sử dụng.thanh pittong bị biến dạng.
  • Cốt thanh truyền đã cũ, bị rỉ.
  • Càng cua bị cong ở trục giữa

Cách sửa xe nâng tay càng xe nâng lên được nhưng không hạ được:

  • Lắp lại thanh truyền
  • Sửa chữa pittong và các linh kiện hư hỏng
  • Bổ sung thêm dầu nhớt để bôi trơn.
  • Điều chỉnh xích và bộ phận van xả.
Càng xe không nâng lên hoặc hạ xuống được
Càng xe không nâng lên hoặc hạ xuống được

Nên mua xe nâng tay của hãng nào? Lựa chọn xe nâng tay dựa vào các tiêu chí nào là phù hợp? Cùng Musk.vn tìm hiểu ngay tại đây!

Xe nâng tay chỉ nâng được một chút

Nguyên nhân:

  • Nhớt thủy lực đã hết
  • Bộ phận càng cua bị cong
  • Sin phốt hỏng hóc.

Cách sửa xe nâng tay chỉ nâng được một chút:

  • Tra nhớt thủy lực vừa đủ, không được tra quá nhiều làm ảnh hưởng đến hoạt động của trục bơm.
  • Sửa chữa hoặc thay thế sin phốt mới.
  • Thay mới càng cua.
Xe nâng tay chỉ nâng lên một chút
Xe nâng tay chỉ nâng lên một chút

Chi tiết cách sửa xe nâng tay nâng yếu, chỉ nâng được một chút tại video:

Xe nâng kêu to bất thường

Nguyên nhân

  • Bạc đạn cổ xe thiếu dầu bôi trơn
  • Bi đã bị vỡ
  • Định vít không được cố định chắc chắn
  • Hàng hóa không được sắp xếp gọn hàng nên va chạm với mặt sàn khi vận chuyển

Cách sửa xe nâng tay kêu to bất thường:

  • Thường xuyên bổ sung dầu bôi trơn cho bạc đạn cổ xe
  • Thay vòng bi mới
  • Siết chặt các đinh vít, bulong giữa các chi tiết máy.
  • Sắp xếp lại hàng hóa một cách gọn gàng.
Xe nâng kêu to bất thường khi hoạt động
Xe nâng kêu to bất thường khi hoạt động

Các dụng cụ cần chuẩn bị để sửa xe nâng cao tay

Để quá trình khắc phục và sửa chữa lỗi hỏng trên xe nâng tay cao diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ sau:

  • Búa, cờ lê, tua vít, bộ lục giá, kìm, mỏ lết
  • Đế đỡ (4 cái)
  • Dầu thủy lực chuyên dụng
  • Dụng cụ lấy sin phốt
  • Bộ sin phốt mới ( gioăng cao su)
cách sửa xe nâng tay
Dụng cụ cần thiết để sửa xe nâng tay

Quy trình sửa chữa xe nâng tay tiết kiệm chi phí

Sau đây là quy trình gồm các bước trong cách sửa xe nâng tay giúp tiết kiệm tối đa chi phí:

Bước 1: Tháo tay bơm ra khỏi xe

Đầu tiên, tách sợi dây xích bóp xả ra khỏi cò rồi gạt tay bơm xuống thấp. Tiếp đến lấy tua vít chặn lò xò lại bằng cách xuyên qua 2 lỗ nhỏ. Cuối cùng lấy cây cốt tay bơm ra.

Dùng búa, cây đục chốt và bộ lục giác để tháo phần trụ bơm trên xe: 2 bên bệ đỡ trụ bơm và phía trên ty ben.

Lấy ty ben lớn và tyben nhỏ khỏi thân bơm rồi đặt ngược lại để nhớt bên trong chảy ngược hết ra ngoài. Sau đó vệ sinh, lau chùi hết vết dầu rỉ còn sót lại. Sử dụng mỏ lết để tháo nắp vặn ra khỏi thân bơm.

cách sửa xe nâng tay
Các bước sửa xe nâng tay

Bước 2: Tháo lắp và thay phốt

Lau sạch phốt bằng khăn ẩm để tránh tình trạng bụi bẩn, vật thể bám vào khe rãnh. Đồng thời kiểm tra thật kỹ kích thước của phốt cũ được dập nổi rõ ràng trên từng phốt. Sau đó thay lắp phốt mới đã chuẩn bị.

Bước 3: Lắp ráp chi bơm thủy lực và châm thêm dầu thủy lực

Vặn chặt nắp thân bơm, ráp phần ty bơm và ty ben vào vị trí như lúc đầu. Sau đó tiến hành gắp trụ bơm, tay bơm với cốt tay và khung xe. Tiếp đến xỏ phần dây xích bóp xả qua lỗ giữa ở cốt tay bơm.

Tháo con ốc ở sau lưng trụ bơm rồi châm thêm dầu cho tới khi lượng dầu bằng với mép miệng con ốc rồi siết con ốc lại.

Để kết thúc quá trình sửa chữa, bạn bóp giữ tay bóp xả và thử kích tay bơm theo chiều lên xuống từ 10-15 lần với mục đích thải toàn bộ khí còn sót lại trong bơm ra ngoài. Cuối cùng, bạn hãy cho xe nâng một lượng hàng hóa ở mức trọng tải 80-90% so với mức tối đa để kiểm tra xem nó đã hoạt động ổn định hay chưa.

Tra thêm dầu thủy lực cho xe nâng tay
Tra thêm dầu thủy lực cho xe nâng tay

Một số khuyến cáo quan trọng khi xe nâng gặp lỗi hỏng

Dưới đây là một số lưu ý khi xe nâng tay của bạn gặp sự cố hỏng hóc:

Trong trường hợp xe mắc những lỗi hỏng đơn giản, bạn có thể tham khảo cách sửa xe nâng tay và sửa chữa ngay tại nhà. Còn đối với những lỗi phức tạp đòi hỏi trình độ kỹ thuật và chuyên môn cao, hãy liên hệ ngay với đơn vị bảo hành để tìm ra giải pháp xử lý lỗi hỏng trong thời gian sớm nhất. Không được tự ý sửa chữa vì sẽ khiến lỗi hỏng càng trở nên trầm trọng hơn.

  • Sau khi hoàn tất quá trình sửa chữa xe, cần phải kiểm tra và vận hành thử rồi sau đó mới đưa vào sử dụng.
  • Tuyệt đối không được sử dụng xe nâng tay đã hỏng bất kể trường hợp nào vì sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thậm chí là liên quan đến sự an toàn của người lái xe cũng như những người xung quanh.
  • Kiểm tra, bảo dưỡng xe nâng theo định kỳ.
  • Sử dụng xe nâng tay theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Lựa chọn những đơn vị cung cấp xe nâng uy tín, có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, đảm bảo cung cấp linh kiện chính hãng.
Bảo dưỡng xe nâng tay theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất
Bảo dưỡng xe nâng tay theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất

Một số câu hỏi thường gặp

Cách vận hành xe nâng tay an toàn?

Khi vận hành xe nâng tay, yếu tố an toàn luôn phải đặt lên hàng đầu. Ngoài việc trang bị đầy đủ các vật dụng cần thiết như găng tay, khẩu trang, ủng, người lái xe cần phải quan tâm đến những vấn đề sau:

  • Không được để ai lại gần trục nâng,tay nâng, pallet khi xe đang vận hành.
  • Đặc biệt cần cẩn trọng đối với những cạnh sắc nhọn trên càng xe hay khung xe.
  • Khi xuống dốc không được đứng ở phía trước.
  • Tránh việc điều khiển xe bằng cách kéo hoặc đẩy vì sẽ gây đau lưng và cơ của người điều khiển. Thay vào đó, hãy vận hành xe bằng cách đứng thẳng và tác động lên cần điều khiển bơm thủy lực.
  • Tăng tốc độ từ từ để đảm bảo sự an toàn cũng như tuổi thọ của thiết bị.
  • Đặc biệt quan sát kỹ ở những góc cua, tránh vật cản và kiện hàng khác.
Cách vận hành xe nâng tay an toàn
Cách vận hành xe nâng tay an toàn

Cách bảo quản xe nâng tay dùng hằng ngày đúng cách?

Việc bảo quản xe nâng đúng cách sẽ giúp giảm chi phí bảo trì và sửa chữa đồng thời tăng tuổi thọ cho thiết bị. Dưới đây là một số mẹo cần lưu ý khi bảo quản xe nâng tay:

  • Đặt xe ở nơi khô ráo, cao hơn những vị trí xung quanh để xe tránh bị hỏng khi dầm mưa.
  • Đảm bảo phanh xe được gài đúng.
  • Càng nâng có vị trí thẳng đứng và được hạ thấp xuống mặt đất.
  • Bật công tắc off và rút chìa khóa ra khỏi xe.
  • Di chuyển cần nâng và độ nghiêng đòn bẩy ra vào vài lần để áp lực còn lại trong ống xi lanh được giải phóng ra ngoài.
Cách bảo quản xe nâng tay hằng ngày
Cách bảo quản xe nâng tay hằng ngày

Cách bảo trì xe nâng hằng ngày?

Ngoài quan tâm đến cách sửa xe nâng tay thì Công việc bảo dưỡng xe nâng vào đầu mỗi ca rất cần thiết, nhằm giúp thiết bị hoạt động bền bỉ hơn. Dưới đây là một số công việc cần làm trước khi bắt đầu vận hành:

  • Kiểm tra xăng dầu, bộ phận làm mát có hoạt động tốt không, có bị rò rỉ dầu không/
  • Lốp xe có bị ăn mòn không, nếu bị ăn mòn nhiều thì nên thay mới để đảm bảo sự an toàn.
  • Kiểm tra đèn có sáng tốt không.
  • Kiểm tra phanh có ăn không, còi có kêu rõ không, tay lái có ổn định không.
  • Kiểm tra cột buồm bằng cách nâng, hạ đĩa có tải và không tải.
  • Kiểm tra dầu động cơ, nhiên liệu, dầu thủy lực…
Kiểm tra xe nâng tay hằng ngày trước khi dùng để đảm bảo an toàn
Kiểm tra xe nâng tay hằng ngày trước khi dùng để đảm bảo an toàn

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách sửa xe nâng tay đơn giản, hiệu quả và nhanh chóng mà chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn. Nếu có thắc mắc nào liên quan, đừng quên liên hệ với Musk.vn để được giải đáp sớm nhất nhé!

Bình luận
Gửi