Hệ giằng trong nhà xưởng công nghiệp - Phân loại và những lưu ý

Nội dung bài viết

Hệ giằng trong nhà xưởng tiền chế là một thuật ngữ không hề xa lạ với những ai làm việc chuyên sâu về lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, đối với người mới hay “ngoại đạo” vẫn ít nhiều bối rối trước cụm từ này. Bạn đọc hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây để tìm hiểu tường tận về vấn đề trên nhé.

hệ giằng trong nhà xưởng tiền chế
Hệ giằng trong xây dựng nhà xưởng tiền chế

Hệ giằng trong nhà xưởng tiền chế là gì?

Hệ giằng là một bộ phận đóng vai trò thiết yếu và không thể thay thế trong kết cấu một tòa nhà. Những tác dụng của chúng như:

  • Đảm bảo sự vững chắc, bất biến hình và độ cứng không gian trong khung kết cấu chịu lực tòa nhà.
  • Đỡ các lực tác động theo phương dọc nhà hay vuông góc với mặt phẳng khung như lực hãm cầu trục, gió lên tường hồi,...
  • Mang lại sự ổn định cho các bộ phận chịu nén của kết cấu như thanh dàn, cột,...
  • Giúp quá trình thi công, dựng lắp diễn ra an toàn, thuận tiện.
Vai trò của hệ giằng trong xây dựng nhà xưởng tiền chế là gì?
Vai trò của hệ giằng trong xây dựng nhà xưởng tiền chế là gì?

Phân loại hệ giằng trong nhà xưởng tiền chế

Hệ giằng mái

Hệ giằng mái thường được chế tạo từ vật liệu thép nhẹ, tạo khung và bố trí tại hai gian đầu hồi theo phương ngang hoặc ở đầu các khối nhiệt độ và một số gian giữa nhà. Hệ giằng này bao gồm 3 bộ phận chính như sau:

Hệ giằng cánh trên kết hợp với hệ giằng dưới tạo khối bất dịch
Hệ giằng cánh trên kết hợp với hệ giằng dưới tạo khối bất dịch

Hệ giằng cánh trên

Hệ giằng cánh trên bao gồm các thanh chéo chữ thập tại các mặt phẳng cánh trên và các thanh chống dọc nhà. Nhiệm vụ chính của chúng là duy trì sự ổn định cho cánh trên chống đỡ lực nén của dàn, tạo thành những điểm bất dịch chuyển.

  • Đối với các thanh giằng chữ thập nên lắp đặt tại hai đầu khối nhiệt độ. Nếu khối nhiệt độ có kích thước quá dài, có thể thêm giằng ở quãng giữa khối sao cho khoảng cách không vượt quá 50 đến 60 mét.
  • Các thanh chống dọc thường để cố định những nút quan trọng của nhà như bút đỉnh nóc (vị trí bắt buộc), nút đầu dàn, nút dưới chân của trời,... nhằm bảo bảo độ mạnh của các cánh trên trong quá trình lắp đặt và không được vượt quá 220 mét.
Mô phỏng lắp đặt hệ giằng cánh trên
Mô phỏng lắp đặt hệ giằng cánh trên

Hệ giằng cánh dưới

Lắp đặt các giằng cánh dưới cũng như các giằng trên, chúng kết hợp với các giằng cánh trên để tạo nên các khối cứng bền vững trong không gian bất biến hình.

  • Vị trí: Hệ giằng cánh dưới đặt tại các đầu hồi nhà nhằm làm gối tựa cho cột hồi, hứng chịu tải trọng gió thổi lên tường hồi còn được gọi là dàn gió. Ngoài ra, giằng dưới còn được lắp đặt theo phương dọc tại các nhà xưởng có cầu trục Q>=10 tấn hoặc cầu trục chuyên dụng cho công việc nặng nhằm tăng độ cứng cho nhà xưởng.
  • Kích thước: Bề rộng của hệ giằng thường được lấy theo số đo khoảng đầu tiên của cánh dưới dàn. Tại những nhà xưởng có nhiều nhịp, chúng được bố trí dọc theo hàng cột biên và một số hàng cột giữa, cách nhau khoảng 60 đến 90 mét theo phương rộng của nhà.
Mô phỏng lắp đặt hệ giằng cánh dưới
Mô phỏng lắp đặt hệ giằng cánh dưới

Hệ giằng đứng

Hệ giằng đứng liên kết với hệ thống giằng khác nhằm tạo ra một khối cứng bất biến hình, giữ ổn định vị trí và cố định cho dàn kèo khi tiến hành dựng lắp. Thông thường, chúng sẽ được bố trí với tại các thanh đứng đầu tiên trong dàn, thanh ở giữa dàn hoặc dưới chân cửa trời.

Khoảng cách tiêu chuẩn giữa hai giằng từ 12 đến 15 mét theo phương ngang nhà. Theo phương dọc, chúng được thi công tại các gian có giằng cánh trên và cánh dưới.

Mô phỏng lắp đặt hệ giằng đứng
Mô phỏng lắp đặt hệ giằng đứng

Hệ giằng cột

Không thể không nhắc đến tầm quan trọng của hệ giằng trong nhà xưởng tiền chế trong việc tạo dựng sự liên kết, vững chắc. Đặc biệt là hệ giằng cột - bộ phận để các cột khác tựa vào. Ngoài ra, hệ giằng này có được tính toán tỉ mỉ để có thể chịu được lực dọc nhà như tác động lực từ giàn gió, lực hãm cầu trục hay ảnh hưởng của động đất.

Thi công tại các nhà mái trọng lượng nặng

Hệ giằng cột trên được bố trí ở các trục cột bên trên, theo phương dọc, vị trí tại các đầu hồi, đầu khối nhiệt độ hoặc giữa nhà. Hệ giằng cột dưới được bố trí dọc theo hai nhánh cột và lắp đặt giữa các khối nhiệt độ để không cản trở việc thay đổi nhiệt của các kết cấu dọc.

Khoảng cách duy trì từ đầu hối đến hệ giằng phải nhỏ hơn hoặc bằng 75 mét và khoảng cách giữa hai hệ giằng luôn bé hơn hoặc bằng 50 mét khi trong cùng một khối nhiệt độ.

Mô phỏng lắp đặt hệ giằng cột công trình
Mô phỏng lắp đặt hệ giằng cột công trình

Thi công tại các nhà mái nhẹ

Với những ngôi nhà có cấu trục nhẹ hơn 15 tấn hoặc không có cầu trục, hệ giằng sẽ được bố trí tại hai đầu hồi mục đích truyền tải trọng gió đầu gối xuống móng một cách nhanh hơn (thiết kế thanh giằng tương đối mảnh nên không gây ra ứng suất nhiệt đáng kể. Khi chiều dài nhà bé hơn 100 mét, có thể lắp thêm các giằng cột ở hai gian đầu hồi.

Hệ giằng cột giúp cấu trúc đứng vững, kiên cố
Hệ giằng cột giúp cấu trúc đứng vững, kiên cố

>> Xem thêm:

Cần lưu ý gì khi thi công hệ giằng trong nhà xưởng tiền chế?

Với vai trò quan trọng như vậy, việc thi công hệ giằng nhà xưởng tiền chế cũng phải hết sức cẩn thận, đặc biệt, một số lưu ý mà các người thợ cần phải nắm chắc như:

  • Khi thi công giằng nên kết hợp đổ bọc bê tông xung quanh khung nhằm gia tăng sức chịu đựng của hệ thống khung kèo thép tiền chế.
  • Khi bố trí hệ giằng cánh trên nên đảm bảo khoảng cách giữa các vị trí không được vượt quá 60 mét, áp dụng tương trụ với hệ giằng cánh dưới. Đối với hệ giằng đứng, khoảng cách không được quá 15 mét.
  • Kích thước của các thanh giằng chéo chọn sao cho phù hợp với vị trí bố trí giằng, có thể căn cứ vào việc nhà xưởng có cầu trục hay không.
Việc thi công hệ giằng nhà xưởng tiền chế cần hết sức thận trọng
Việc thi công hệ giằng nhà xưởng tiền chế cần hết sức thận trọng

Tham khảo ngay video có liên quan dưới đây:

Câu hỏi thường gặp về hệ giằng trong nhà xưởng tiền chế

Tại sao cần sử dụng đến hệ giằng khi xây dựng nhà xưởng tiền chế?

Trong việc thi công trong quá trình xây dựng nhà xưởng tiền chế, không thể không sử dụng đến hệ giẳng bởi những công dụng chính mà chúng mang lại đó là đảm bảo sự kiên cố, vững chắc và ổn định cho toàn bộ công trình.

Vì sao nên sử dụng hệ giằng trong nhà xưởng tiền chế?
Vì sao nên sử dụng hệ giằng trong nhà xưởng tiền chế?

Hệ giằng mái cánh trên/dưới sử dụng trong trường hợp nào?

Việc phân định các trường hợp sử dụng sẽ giúp cho công dụng của từng hệ giằng được thể hiện rõ hơn. Đối với hệ giằng cánh trên thường dùng trong các công trình có mái lợp bằng các tấm nhẹ, mái lợp bằng panel, có sử dụng cầu trục sức nâng lớn, làm việc ở chế độ nặng. Đối hệ giằng cánh dưới sử dụng khi nhà xưởng cầu trục thiện hiện các công việc nặng.

Cần xác định rõ hệ giằng nào dùng cho công trình nào
Cần xác định rõ hệ giằng nào dùng cho công trình nào

>> Những bài viết liên quan:

Lời kết

Bài viết ngày hôm nay Musk.vn đã đề cập các nội dung liên quan đến hệ giằng trong nhà xưởng tiền chế. Đây đều là những thông tin vô cùng hữu ích trong lĩnh vực xây dựng. Hy vọng độc giả hay các chủ đầu tư có thể nắm bắt và áp dụng cho các công trình kiến trúc của mình một cách thật hợp lý.

Bình luận
Gửi