Công Ty Mua Xác Nhà Cũ Chung Dũng
Đơn Vị Mua Xác Nhà Cũ Thu Hà
Đơn vị thu mua vi tính Đăng Quang
Vá Vỏ Lưu Động Đường Nguyễn Thị Định, P.Cát Lái, Quận 2, TPHCM
Vá Vỏ Lưu Động Đường Phạm Thị Nghĩ, Xã Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, TPHCM
Vá Vỏ Lưu Động Đường Quang Trung, Phường 12, Quận Gò Vấp, TPHCM
Vá Vỏ Lưu Động Đường Trần Văn Giàu, Phường Tân Tạo A, Q.Bình Tân, TPHCM
Vá Vỏ Lưu Động Đường Trần Văn Giàu, Phường Tân Tạo A, Quận Bình Tân, TPHCM
Vá Vỏ Lưu Động Đường Trần Văn Giàu, Xã Phạm Văn Hai, Bình Chánh, TPHCM
Vá Vỏ Lưu Động Đường Trần Văn Giàu, Xã Phạm Văn Hai, Huyện Bình Chánh, TPHCM
Vá Vỏ Lưu Động Đường Trần Văn Giàu, Xã Lê Minh Xuân, Bình Chánh, TPHCM
Ưu điềm của trần thạch cao chìm - Có nên lựa chọn trần chìm thạch cao?
Nội dung bài viết
Đối với các ngôi nhà tại Việt Nam thì kiến trúc dạng trần nhà ở dạng thạch cao chìm được thiết kế khá phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người vẫn phân vân về loại trần thạch cao chìm này, không biết nó có ưu điểm và nhược điểm như thế nào để có thể đưa ra quyết định lựa chọn nó mà không lựa chọn các loại trần khác. Để biết thêm thông tin về loại trần khung thạch cao chìm này các bạn hãy xem ngay bài viết.
Trần thạch cao chìm là gì?
Giống với tên gọi trần thạch cao chìm, cấu tạo khung xương của loại trần này được ẩn toàn bộ bên trong các lớp thạch cao, lớp trần thạch cao được sơn màu rất đẹp mắt, điều này sẽ khiến bạn không thể nhìn nhận biết được giữa trần thạch cao và trần bê tông.
Trần thạch cao chìm là loại trần được thiết kế dưới dạng khung xương của một số tấm thạch cao, các khung xương được ghép lại với nhau thông qua các khuôn chữ U để định hình. Sau khi dùng khung định hình được làm bằng nhôm, kẽm ghép lại thành khung xương thì người ta sẽ tiến hành ghép từng tấm thạch cao lại với nhau.
Ta có thể hiểu, trần thạch cao chìm là trần được thiết kế gồm 2 bộ phận:
- Khung xương chìm bên trong không thể thấy nếu quan sát bằng mắt thường
- Lớp thạch cao được làm láng mịn bên ngoài và có thể sơn màu tùy sở thích nhờ vậy mà tăng tính thẩm mỹ tốt hơn
Để biết chi phí làm trần thạch cao, cùng tham khảo bài viết đơn giá trần thạch cao chi tiết của Musk.vn
Cấu tạo của trần thạch cao chìm
Trần thạch cao chìm được cấu tạo từ các bộ phận chính là:
- Khung xương thạch cao: Kích thước tiêu chuẩn của khung xương này vào khoảng 400x800 và 400x1000 mm.
- Thanh chính: Loại thanh chịu lực này dùng để treo lên trần bằng tăng đơ kết hợp với cụm ty treo.Thanh chính đối với Trần thạch cao chìm bao gồm 2 loại chính U xương cá và U gai.
- Thanh phụ: Thanh này dùng để liên kết tấm trần và thanh chính khi chúng tiếp xúc với nhau. Thanh này còn được gọi là U gai và có kích thước tiêu chuẩn khoảng 400 mm
- Thanh V viền tường: Thanh này dùng để liên kết thanh chính với thanh phụ, viền, tường.
- Vật tư phụ: Các loại thanh và trần sẽ được liên kết với nhau thông qua phụ kiện này để trần thạch cao chìm hoàn chỉnh.
- Tấm thạch cao: Tấm thạch cao này sẽ trở thành bề mặt trần khi nó liên kết với thanh chính, thanh phụ và thanh viền khi các thanh này liên kết với nhau tạo thành khung xương.
- Sơn bả hoàn thiện
Trần thạch cao chìm có mấy loại?
Trần thạch cao khung xương chìm có hai loại là: trần đóng phẳng và trần giật cấp.
Trần thạch cao đóng phẳng
Trần thạch cao đóng phẳng có vẻ ngoài phẳng tương tự như trần thả. Tuy vậy nhưng các mẫu trần thạch cao phẳng vẫn thể hiện được tính thẩm mỹ cao, do không có các khung xương hiện ra ngoài. Nhìn bằng mắt thường ta khó có thể phân biệt được trần thạch cao phẳng và trần bằng xi măng hay bê tông.
Trần thạch cao phẳng thường được thiết kế nhiều tại những nơi không gian hạn chế và thấp giúp tăng thêm diện tích cho không gian phòng.
Trần thạch cao giật cấp
Trần thạch cao giật cấp có hai loại khác nhau là trần giật cấp kín và trần giật cấp hở.
- Trần giật cấp kín là loại trần khá đơn giản nhưng không kém phần sang trọng. Loại trần này được các gia đình ở Phương Tây rất ưa chuộng.
- Trần giật cấp hở với thiết kế đa dạng mẫu mã sẽ tạo được điểm nhấn hơn cho các không gian nhà, trần giật cấp hở thường sẽ kết hợp các hệ thống đèn hay quạt trần tạo điểm nhấn hơn cho ngôi nhà của bạn.
Bên cạnh đó, trần chìm thạch cao còn có một loại nữa chính là trần thạch cao nghệ thuật, nó có thiết kế đặc biệt hơn, trông khá độc đáo và đẹp mắt.
Sự khác biệt giữa Trần thạch cao chìm và trần thạch cao khung nổi
So sánh sự khác nhau về khái niệm và cấu tạo
Trần chìm | Trần nổi | |
Khái niệm | Trần thạch cao chìm là hệ trần có hệ khung xương được giấu hoàn toàn phía trên của các tấm thạch cao, tạo một mặt phẳng liền cho trần. | Trần nổi hay còn gọi là trần thạch cao thả. Đây là hệ trần sử dụng khung xương nổi, nghĩa là trong thiết kế trần thì sẽ bị lộ ra một phần thanh xương của khung xương. |
Cấu tạo | Trần thạch cao chìm là loại trần được thiết kế dưới dạng khung xương của một số tấm thạch cao, các khung xương được ghép lại với nhau thông qua các khuôn chữ U để định hình. Sau khi dùng khung định hình được làm bằng nhôm, kẽm ghép lại thành khung xương thì người ta sẽ tiến hành ghép từng tấm thạch cao lại với nhau. | Trần nổi được thi công bằng cách thả từ trên xuống từng tấm thạch cao đã được định hình bằng khung định hình chữ L (khung định hình chữ L có thể bằng nhôm hay kẽm, nếu bằng nhôm sáng bóng thì không cần dán chỉ trang trí bên dưới che nhưng nếu là khung nhôm kẽm thì cần dáng chỉ trang trí). |
So sánh về ưu nhược điểm của trần thạch cao chìm và thả
Trần thạch cao chìm
Loại trần này gồm hai loại chính là trần phẳng và trần giật cấp. Trần giật cấp được thiết kế theo hệ khung sườn chìm cấu tạo từ 2 cốt trần trở lên, trần giật cấp có hai loại là giật cấp kín và hở. Trần thạch cao chìm phù hợp với thiết kế tại rất nhiều nơi như các phòng tại nhà ở, quán cà phê, … nơi có không gian yên tĩnh, để thư giãn đơn giản nhưng vẫn rất sang trọng.
- Ưu điểm
- Xét về tính thẩm mỹ, trần thạch cao chìm có tính thẩm mỹ khá cao, dễ dàng trang trí, thiết kế các loại hoa văn tùy ý theo sở thích mỗi người.
- Trần thạch cao chìm có thể kết hợp với khá nhiều phụ kiện khác như đèn chùm, đèn led hoặc quạt trần để tăng thêm vẻ đẹp tinh tế và sang trọng cho ngôi nhà.
- Trần thạch cao khung xương chìm giúp không gian trở nên thông thoáng hơn, tạo cảm giác không gian được mở rộng.
- Phù hợp với các không gian khác nhau từ văn phòng, nhà hàng đến nhà cấp 4, chung cư và biệt thự.
- Trần chìm thạch cao khá nhẹ nên rất an toàn cho người dùng
- Ưu điểm tuyệt vời phải kể đến của trần thạch cao chìm đó là cách âm, cách nhiệt và chống nước.
- Thời gian thi công tuy có lâu hơn so với trần thả vì còn phải sơn màu nhưng giá cả thì ngang như nhau và đẹp hơn trần nổi.
- Nhược điểm
- Chi phí để lắp đặt khá cao, thời gian thực hiện khá dài vì nó đổi hỏi cần có sự tỉ mỉ và khéo léo
- Nếu cần phải sửa chữa hay kiểm tra trần chìm thạch cao thì tốn khá nhiều công sức vì cần tháo dỡ toàn bộ chúng, một số trường hợp ta cần phải đập cả trần nhà ra để kiểm tra.
- Loại trần này sẽ bị ảnh hưởng nặng bởi nước và độ ẩm nếu bạn không sử dụng các loại trần chống ẩm, chống nước chuyên biệt, khi bị dính nước hoặc bị ẩm thì trần chìm thạch cao rất dễ cong, vênh và ẩm mốc.
Trần thạch cao thả
Trần thạch cao thả sử dụng khung trần nổi, không có sự liên kết dính với nhau giữa tấm trần và khung xương. Sau khi hoàn thiện trần nổi, các bạn sẽ thấy các khung xương thạch cao ở phía ngoài với khoảng cách giữa hai khung xương khoảng 600x600 hoặc 600x1200. Trần thạch cao thả thường được thiết kế tại trường học, showroom, mái hiên sân…
- Ưu điểm
- Giá trần thạch cao thả rẻ, tiết kiệm chi phí
- Quá trình thực hiện nhanh chóng
- Việc sửa chữa và bảo hành được thực hiện nhanh chóng, miễn phí không làm ảnh hưởng đến mọi hoạt động của nơi thi công
- Trần thạch cao thả vẫn mang nét thẩm mỹ cao
- Có thể cách âm, cách nhiệt tốt, chống cháy hiệu quả
- Nhược điểm
- Loại trần này sẽ làm cho bạn cảm thấy không gian trở nên chật hẹp hơn và bị chia nhỏ không gian
- Sau một thời gian hoàn thiện trần, nếu như gặp nhiệt độ cao thì trần chìm thạch cao sẽ rất dễ bị cong vênh và sẽ không còn cách âm, cách nhiệt tốt.
- Thẩm mỹ khá đơn giản, không tạo được điểm nhấn cho nhà và không quá ấn tượng Các bài viết liên quan đến trần thạch cao khác
Báo giá thi công Trần thạch cao chìm mới nhất
Bạn có thể tham khảo bảng báo giá Trần thạch cao chìm như sau:
STT | Loại vật tư | Giá trên 1m2 |
1 | Sơn bả và xử lý các loại mối nối | 80.000 - 100.000 đồng |
2 | Các loại trần chìm đóng phẳng và giật cấp | 150.000 - 180.000 đồng |
3 | Trần thạch cao chìm nghệ thuật | 155.000 - 180.000đồng |
4 | Trần thạch cao chìm chống ẩm | 160.000 - 200.000đồng |
5 | Trần thạch cao chìm chống cháy | 200.000 - 250.000 đồng |
6 | Trần thạch cao chịu nước | 150.000 - 165.000 đồng |
7 | Trần thạch cao chìm cách âm | Liên hệ với đơn vị thi công để biết thêm thông tin |
8 | Trần thạch cao chìm chống nước | Liên hệ với đơn vị thi công để biết thêm thông tin |
Một số điều cần lưu ý khi làm Trần thạch cao chìm
Trước khi làm trần thạch cao chìm bạn cần tìm hiểu kỹ về nó, hiểu rõ về loại trần mình muốn làm, đơn giá trần thạch cao để lựa chọn được loại trần phù hợp với không gian của ngôi nhà. Nếu bạn không rõ về vấn đề đó thì có thể tìm gặp một số chuyên gia để được tư vấn và sau đó hãy cân nhắc lựa chọn loại vật liệu phù hợp.
Vì trần thạch cao sẽ bị ảnh hưởng hưởng nước và độ ẩm nên bạn cần đảm bảo chọn loại trần thạch cao phù hợp, những nơi nước dễ đi vào để tránh ảnh hưởng đến trần nên chọn đơn vị thi công chuyên nghiệp, có trách nhiệm cao với công việc để trần thach cao đạt chất lượng tốt nhất để tránh những ảnh hưởng xảy ra về sau.
10 Mẫu trần thạch cao chìm đẹp và hiện đại nhất
Trần thạch cao chìm được rất nhiều người lựa chọn vì tính thẩm mỹ cao của nó, bạn có thể tham khảo một số mẫu trần thạch cao chìm sau để có nhiều sự lựa chọn cho ngôi nhà của mình bạn nhé.
Một số câu hỏi thường gặp
1. Nên làm trần thạch cao thả nổi hay trần chìm?
Đối với những công trình yêu cầu cao về tính thẩm mỹ và độ bền như: nhà hàng, khách sạn, biệt thự, nhà ở, quán cà phê,… Bạn nên chọn lắp đặt trần thạch cao chìm là phù hợp nhất. Và ngược lại, những công trình không yêu cầu quá cao về tính thẩm mỹ như: văn phòng, nhà xưởng, nhà thuê,.. lựa chọn trần thả là rất hợp lý.
Ngoài ra, chi phí cho trần thạch cao thả nổi cũng thấp hơn nhiều so với đầu tư làm trần thạch cao chìm. Do đó, tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng và khả năng tài chính mà bạn hãy lựa chọn sử dụng loại trần thạch cao thích hợp.
2. Khung xương thích hợp để làm trần chìm là loại nào?
Khung xương là một trong những cấu tạo quan trọng của trần thạch cao vì khung xương làm khung trụ chính, chỗ bám để treo các tấm thạch cao. Có 2 dòng được ưu chuộng nhất hiện nay khung xương Vĩnh Tường và khung xương Hà Nội vì đây đề là những khung xương có nhiều ưu điểm vượt trội như: chống rỉ sét, chống ẩm, có độ bền rất cao,...nên được nhiều người yêu thích.
3. Tìm đơn vị thi công trần thạch cao chìm ở đâu uy tín?
Hiện nay có rất nhiều đơn vị thi công trần thạch cao chìm và các loại trần nhà khác, bạn có thể tìm kiếm các đơn vị này ở bất cứ đâu. Tuy nhiên cách thi công trần thạch cao chìm mỗi đơn vị là khác nhau nên về chất lượng của đơn vị thi công thì bạn không thể chắc chắn được. Bạn đừng quá lo lắng về điều đó vì đã có các đơn vị thi công Trần thạch cao chìm tại Musk.vn giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Musk.vn hiện nay cung cấp hơn 100 dịch vụ khác nhau ở tất cả các lĩnh vực. Bên cạnh đó Musk.vn cũng thường xuyên đáng giá chất lượng phục vụ khách hàng của các đơn vị thi công trần thạch cao chìm này để đảm bảo khách hàng nhận được các dịch vụ tốt nhất. Đồng thời Musk.vn cung cấp dịch vụ thi công trần thạch cao khung xương chìm với mức giá khá mềm, có ưu đãi đối với những khách hàng mới có khách hàng thân thiết, chế độ bảo hành và kiểm tra dịch vụ cụ thể vì thế bạn hãy yên tâm khi sử dụng các dịch vụ tại Musk.vn.
Với những thông tin Musk.vn chia sẻ trong bài viết, chúng tôi hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Trần thạch cao chìm, giúp bạn lựa chọn được loại trần phù hợp với ngôi nhà và sở thích của mình.
- Thu mua tôn cũ
- Thu mua tủ đông
- Thu mua tủ mát
- Thu mua lavabo
- Thu mua bồn tắm
- Thu mua bồn cầu
- Thu mua thiết bị vệ sinh
- Thu mua nội thất
- Thu mua kệ siêu thị
- Thu mua kệ sắt
- Thu mua kệ gỗ
- Thu mua kệ
- Thu mua đồ hàng quán
- Thu mua cửa nhôm kính
- Thu mua cửa cuốn
- Thu mua cửa cũ
- Thu mua giường gỗ
- Thu mua bàn ghế cafe
- Thu mua bàn ghế nhà hàng - quán ăn
- Phá dỡ nhà xưởng
- Thu mua kệ văn phòng
- Thu mua nội thất quán cafe
- Thu mua bàn ghế văn phòng
- Thu mua bàn ghế khách sạn
- Thu mua nội thất khách sạn
- Thu mua bàn ghế
- Thu mua nội thất gia đình
- Thu mua máy lạnh
- Thu mua máy tính
- Vá vỏ ô tô
- Mua xác nhà
- Thu mua máy in
- Thu mua laptop
- Thu mua giường cũ
- Thu mua máy giặt
- Mua xác nhà xưởng
- Thu mua máy photocopy
- Thu mua nội thất nhà hàng
- Thu mua tủ lạnh
- Thu mua đồ điện lạnh
- Thu mua cửa gỗ
- Thu mua cửa sắt
- Đập phá tháo dỡ nhà
- Thu mua đồ văn phòng