Sàn gỗ công nghiệp có những loại nào? Đặc tính mỗi loại ra sao?
Nội dung bài viết
Xu hướng sử dụng sàn gỗ công nghiệp đang dần trở nên phổ biến trong các thiết kế nội thất nhà ở hay văn phòng công ty. Loại sàn này sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội không chỉ về tính năng mà còn có giá trị thẩm mỹ cao, mang lại sự sang trọng cho toàn bộ công trình.
Vậy sàn gỗ công nghiệp là gì? Hiện nay sàn gỗ công nghiệp có bao nhiêu loại và tại sao lại được ưa chuộng đến vậy. Hãy cùng tìm hiểu thêm trong bài viết sau đây nhé.
Tìm hiểu sàn gỗ công nghiệp là gì?
Sàn gỗ công nghiệp là gì? Là loại vật liệu nhân tạo được tạo thành bằng cách nghiền mịn các mẫu gỗ tự nhiên, vụn gỗ được thu gom từ các xưởng mộc, sau đó bột gỗ sẽ được trộn chung với các chất phụ gia, trải qua quá trình chế biến và ứng dụng công nghệ cao để tạo thành các tấm ván gỗ công nghiệp hoàn chỉnh.
Ứng dụng phổ biến của sàn gỗ công nghiệp là dùng để lát sàn nhà trong các căn chung cư, biệt thự cao cấp, các quán café, nhà hàng,…Ngoài ra, sàn gỗ công nghiệp còn có thể dùng để ốp trần nhà hay ốp mặt cầu thang sẽ gia tăng sự trang trọng cho ngôi nhà.
So với sàn gỗ tự nhiên thì sàn gỗ công nghiệp ít gây hại đến môi trường, đồng thời nhờ được bổ sung một số chất phụ gia trong quá trình sản xuất giúp sàn gỗ công nghiệp có khả năng khắc phục những vấn đề sàn gỗ tự nhiên thường gặp phải như mối mọt, cong vênh.
Cấu tạo của sàn gỗ công nghiệp
Để hiểu rõ hơn sàn gỗ công nghiệp là gì, hãy cùng tìm hiểu về cấu tạo của sàn gỗ công nghiệp trong phần dưới đây.
Sàn gỗ công nghiệp với cấu tạo bao gồm 4 lớp:
Lớp phủ bề mặt
Là lớp trên cùng của bề mặt tấm sàn gỗ, trong suốt nên rất khó để nhìn thấy. Lớp phủ này có thành phần oxit nhôm giúp gia tăng độ cứng cáp, đồng thời mang lại tác dụng bảo vệ tốt cho tấm sàn với khả năng chống xước, chống mài mòn, ngăn ngừa ẩm mốc và chống bám bụi.
Lớp vân gỗ
Lớp trang trí vân gỗ với chức năng tạo ra vẻ đẹp cho tấm sàn gỗ, màu sắc vân gỗ đa dạng nhưng vẫn rất tự nhiên càng làm gia tăng thẩm mỹ cho các công trình.
Lớp cốt gỗ (lớp lõi)
Là phần kết cấu chính và quan trọng nhất quyết định đến chất lượng sàn gỗ. Cấu tạo bằng cách kết dính các loại vụn gỗ, bột gỗ với keo và các chất phụ gia, sau đó nén chặt lại thành một khối chắc chắn. Lớp cốt gỗ này sẽ đảm nhiệm chức năng chịu lực cũng như ảnh hưởng đến khả năng chống nước của sàn gỗ.
Lớp đế
Lớp đế thường làm từ nhựa tổng hợp, là phần dưới cùng của tấm sàn với vai trò như giá đỡ chịu lực cho tấm sàn gỗ, tạo nên sự cân bằng và hạn chế tình trạng bị cong vênh. Đồng thời lớp đế này cũng bảo vệ tốt cho tấm sàn không bị ẩm mốc hay hơi nước xâm nhập.
Xem thêm: Quy trình sản xuất cửa gỗ công nghiệp tại nhà máy
Đặc tính của sàn gỗ công nghiệp
Sàn gỗ công nghiệp tốt nhất hiện nay sở hữu các đặc tính nổi bật giúp phân biệt sàn gỗ công nghiệp là gì, có gì khác so với các loại sàn gỗ khác trên thị trường.
-
Chống trầy xước: sàn gỗ công nghiệp được phủ một lớp bảo vệ phía trên cùng với thành phần chính thường là oxit nhôm tạo ra sự chắc chắn cùng khả năng chống xước vượt trội dù phải chịu tác động từ bên ngoài.
-
Chống cháy: nhờ lớp phủ bề mặt từ các tinh thể nhôm (Aluminum) mang đến sự bảo vệ tối ưu và khắc phục được nhược điểm dễ cháy của gỗ.
-
Chống ăn mòn: sàn gỗ công nghiệp hoàn toàn có thể được vệ sinh bằng các chất tẩy rửa thông thường mà không bị ảnh hưởng.
-
Bền màu: sàn gỗ công nghiệp có thể giữ được màu sắc nguyên bản bền lâu dù cho dù bị ánh nắng mặt trời hay ánh sáng đèn chiếu vào.
Các loại sàn gỗ công nghiệp phổ biến trên thị trường
Phân loại dựa vào loại gỗ
Gỗ HDF
Gỗ HDF có thành phần chính là bột gỗ tự nhiên hoặc giấy trộn keo, được trộn với các chất phụ gia rồi ép lại để tạo thành khối gỗ hoàn chỉnh. Sàn gỗ công nghiệp HDF thường có kích thước lớn, dễ thi công, đồng thời có khả năng chống xước và chịu lực tốt nên rất được ưa chuộng.
Gỗ PW – Plywood
Loại gỗ này được cấu tạo từ những tấm gỗ lạng mỏng, được ép theo chiều ngang dọc trái nhau nhằm gia tăng tính chịu lực cho ván gỗ. Bề mặt gỗ Plywood còn được phủ một lớp PU chống trầy và chống ẩm. Gỗ Plywood có bề mặt lớn, dễ thi công và thường phổ biến ở các công trình nhà ở đơn giản. Tuy nhiên loại gỗ này chống thấm nước khá kém và bề mặt gỗ cũng không được đẹp.
Gỗ sồi
Gỗ sồi rất chắc chắn với khả năng chịu lực vượt trội, độ bám dính và chống ẩm tốt. Gỗ sồi là loại gỗ được ưa chuộng trong những thiết kế nội thất cao cấp bởi có bề mặt sàn gỗ đẹp, sang trọng và có màu sắc đa dạng. Hạn chế duy nhất của loại gỗ này chính là bề mặt thường có nhiều mắt đen làm giảm tính thẩm mỹ.
Phân loại dựa vào độ dày
Sàn gỗ công nghiệp là gì? Hiện nay có bao nhiêu loại? Dựa vào đặc tính nào để biết? Trên thị trường sàn gỗ công nghiệp có 3 loại độ dày phổ biến là 8mm, 10mm và 12mm. Đối với từng độ dày sẽ có các mức giá chênh lệch, đồng thời những công trình khác nhau cũng sẽ sử dụng loại sàn gỗ công nghiệp có độ dày tương ứng.
Phân loại dựa vào chất lượng sản phẩm
Sàn gỗ công nghiệp cao cấp
Là loại sàn gỗ được nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu hoặc được sản xuất theo quy trình và tiêu chuẩn Châu Âu. Sàn gỗ công nghiệp cao cấp Châu Âu có khả năng chịu lực tốt, chống trầy xước, khả năng chống thấm nước vượt trội và bền màu theo thời gian. Chính vì những ưu điểm nổi bật đó nên sàn gỗ công nghiệp Châu Âu hiện nay có giá thành khá cao.
Sàn gỗ công nghiệp trung bình
Thường có xuất xứ từ Hàn Quốc, Thái Lan. Các sản phẩm sàn gỗ công nghiệp trung bình này này chống nước kém hơn loại sàn gỗ công nghiệp cao cấp, tuy nhiên sở hữu mức giá hợp lý nên đây là loại sàn gỗ khá phù hợp cho những công trình nhà ở đơn giản.
Sàn gỗ công nghiệp giá rẻ
Nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, loại sàn gỗ này được sử dụng khá rộng rãi do giá thành rẻ, màu sắc lại bắt mắt. Tuy nhiên nếu xét về độ bền thì hiển nhiên sàn gỗ công nghiệp giá rẻ sẽ có khả năng chịu lực cũng như chịu nước kém hơn nhiều so với những loại sàn gỗ cao cấp hơn.
Xem thêm: [Review] Sàn Gỗ Tự Nhiên Nào Tốt Nhất?
Ưu điểm của sàn gỗ công nghiệp
-
Tính thẩm mỹ cao: sàn gỗ công nghiệp góp phần tô điểm thêm cho không gian, tạo nên sự sang trọng và nổi bật hơn so với các loại gạch lát.
-
Đa dạng chủng loại: hiện nay sàn gỗ công nghiệp có rất nhiều mẫu mã, màu sắc và chất liệu khác nhau, theo đó người dùng có thể dựa vào mục đích sử dụng, sở thích và điều kiện tài chính của mình để lựa chọn loại sản phẩm phù hợp.
-
Chi phí thấp: sàn gỗ công nghiệp có mức giá thấp hơn rất nhiều nhưng vẫn đảm bảo mang lại những tính năng và giá trị thẩm mỹ tương tự so với sàn gỗ tự nhiên.
-
Bền bỉ: ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại giúp các sản phẩm sàn gỗ công nghiệp ngày càng nâng cao các tính năng như chống thấm nước, chống mối mọt, chống trầy xước và có thể chịu lực tốt mà không sợ cong vênh hay biến dạng.
=> Với những ưu điểm trên cùng với những yếu tố về nhu cầu và kinh tế, các gia chủ có thể xem xét quyết định nên lát sàn gỗ công nghiệp hay tự nhiên theo phogn cách của ngôi nhà nhé.
Câu hỏi thường gặp về sàn gỗ công nghiệp?
Sàn gỗ công nghiệp khác gì so với sàn gỗ tự nhiên?
-
Sàn gỗ tự nhiên: là loạn sàn được làm từ các cây gỗ tự nhiên như là: gỗ gõ đỏ, gỗ sồi, gỗ hương, gỗ chiu liu,.... Có độ thẩm mĩ cao, bền, cộng thêm giá thành đắt đỏ. Giúp nâng cao giá trị cho ngôi nhà của bạn.
-
Sàn gỗ công nhiệp: Là loại vật liệu nhân tạo được tạo thành bằng cách nghiền mịn các mẫu gỗ tự nhiên, vụn gỗ được thu gom từ các xưởng mộc, sau đó bột gỗ sẽ được trộn chung với các chất phụ gia, trải qua quá trình chế biến và ứng dụng công nghệ cao để tạo thành các tấm ván gỗ công nghiệp hoàn chỉnh. Với giá thành rẻ và độ thẩm mĩ cao nên được ưu chuộng rất nhiều.
Dựa vào những yếu tố nào để phân biệt các loại sàn gỗ công nghiệp hiện nay
-
Phân loại dựa vào loại gỗ
-
Phân loại dựa vào độ dày
-
Phân loại dựa vào chất lượng sản phẩm
Kết luận
Sàn gỗ công nghiệp là gì? Loại sàn gỗ công nghiệp nào phổ biến đã được thông tin trên bài viết. Hy vọng bài viết trên của Musk.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sàn gỗ công nghiệp và lựa chọn cho mình loại sản phẩm phù hợp.