Tường Thạch Cao Có Bền Không? Ưu Nhược Điểm Khi Sử Dụng Tường Thạch Cao
Nội dung bài viết
Tường thạch cao ngày càng trở nên phổ biến bởi nhu cầu trang trí nội thất và nâng cấp nhà cửa nhà đã trở thành tâm điểm của nhiều người. Vậy tường thạch cao có bền không? Có nên sử dụng tường thạch cao trong thi công nhà ở? Hãy cùng đọc tiếp bài viết này để tìm câu trả lời nhé!
Tường thạch cao là gì? Tường thạch cao có bền không?
Tường thạch cao là tường được cấu tạo từ các tấm thạch cao, được lắp đặt trên hệ thống khung xương chịu lực bằng thép, được gia cố chắc chắn với nền nhà và trần nhà. Thông thường, gia chủ chọn lắp đặt tường thạch cao với mục đích cách âm, chống nóng, chống cháy và nâng cao tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Cấu tạo của tường thạch cao - Có nên làm vách thạch cao?
Vách thạch cao có cấu tạo như thế nào? Vách thạch cao có bền không? Cùng tìm hiểu tiếp cùng Musk.vn
- Hệ thống khung xương thép được gia cố vững chắc với chức năng chịu lực, trong đó thanh đứng là thanh chịu lực chính, giúp nâng đỡ hệ vách ngăn thường được ký hiệu bằng các chỉ số như U49, U64, U75, U100,...
- Bên cạnh đó, thanh ngang là thanh dùng để liên kết với thanh đứng, tạo nên khung xương vững chắc cho hệ tường thạch cao, thường được ký hiệu bởi các chỉ số như U50, U65, U76, U101, U122,…
Bề ngoài của hệ khung xương được bao phủ bởi các tấm thạch cao hoặc các tấm chịu nước. Cả tấm thạch cao và tấm chịu nước đều là những bề mặt phẳng, mịn được liên kết với nhau bằng hệ thống thanh đứng và thanh ngang bởi ốc vít để tạo hệ thành vách thạch cao. Cuối cùng, tường thạch cao sẽ được cố định lại lần cuối bởi các đường ráp nối và sơn bả lên bề mặt.
Trong toàn bộ phần cấu tạo của tường thạch cao thì vách thạch cao được xem là yếu tố quan trọng nhất quyết định tính thẩm mỹ của cả hệ thống tường thạch cao khi làm vách thạch cao. Tường thạch cao sau khi hoàn thiện sẽ có hình thức tương tự như một bức tường thật nhưng lại dễ dàng thi công và lắp ráp hơn các loại tường khác.
>> Tìm hiểu thêm bài viết: Độ dày vách thạch cao tiêu chuẩn là bao nhiêu?
Vách thạch cao có bền không? Phân loại vách tường thạch cao
Theo cấu tạo
- Tường thạch cao 1 mặt: Được cấu tạo từ hệ khung xương liên kết với các tấm thạch cao ở một mặt bằng ốc vít chuyên dụng. Tường thạch cao một mặt có trọng lượng rất nhẹ nên vô cùng thuận tiện trong việc lắp đặt tuy nhiên cũng rất dễ bẻ cong.
- Tường thạch cao 2 mặt: Tương tự như tường thạch cao một mặt, tường thạch cao hai mặt cũng bao gồm hệ thống khung xương lắp ráp cùng các tấm thạch cao. Nhưng ở đây tường được ốp thạch cao ở cả hai mặt. So với tường truyền thống thì tường thạch cao 2 mặt vẫn nhẹ hơn khá nhiều đồng thời cũng không kém phần vững chắc và an toàn.
Theo chức năng
- Tường thạch cao chống nước: Đây là loại tường thạch cao được cấu tạo từ hệ thống khung xương và tấm thạch cao có khả năng chịu nước. Đa phần các tấm thạch cao được cấu thành từ phần lõi chống thấm và lớp sơn chống thấm acrylic ngoài cùng. Nó đặc biệt phù hợp với những không gian có độ ẩm cao giúp ngăn ngừa ẩm mốc hiệu quả.
- Tường thạch cao cách âm: Là loại tường thạch cao phổ biến nhất nhờ tấm vách có khả năng cách âm, tiêu giảm tiếng ồn vượt trội. Loại tường này rất được ưa chuộng trong thời đại ngày nay với những nơi cần an tĩnh như phòng ngủ, phòng họp, phòng karaoke, khách sạn,…
- Tường thạch cao chống cháy: Là loại tường hình thành từ khung xương bằng tôn tráng kẽm, tấm thạch cao có khả năng chịu lửa trong một khoảng thời gian nhất định. Nhờ vậy mà loại tường thạch cao này không chỉ có thể chống cháy mà còn có khả năng cách nhiệt, chống nóng hiệu quả. Do đó, đây cũng chính là loại vách ngăn hữu hiệu cho những nơi tập chung đông đúc như công ty, chung cư, trường học, bệnh viện,…
Có nên làm tường thạch cao? Ưu - nhược điểm
Ưu điểm của vách thạch cao
- Đa dạng mẫu mã: Tường thạch cao có rất nhiều mẫu mã cho bạn thoải mái lựa chọn, đặc biệt mọi thiết kế từ thạch cao đều mang tính thẩm mỹ cao dễ dàng phù hợp với mọi loại công trình từ đơn giản tới hiện đại, giúp ngôi nhà của bạn thêm phần sang trọng và ấn tượng.
- Vật liệu thân thiện với môi trường: Tường thạch cao được gia công từ vật liệu thân thiện với môi trường, không chứa các chất độc hại đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người sử dụng. Đặc biệt, nhờ việc ứng dụng công nghệ tạo bọt hiện đại giúp tường thạch cao có khả năng ngăn chặn lửa đồng thời không phát sinh sinh khói bụi.
- Thi công dễ dàng: So với các loại tường truyền thống khác, tường thạch cao thể hiện là vật liệu nổi trội hơn với trọng lượng nhẹ, dễ thi công lắp đặt và dễ dàng di chuyển cũng như sửa chữa khi có lỗi hoặc thay đổi lại không gian.
- Tính ứng dụng cao: Bên cạnh tính thẩm mỹ, tường thạch cao còn sở hữu ưu điểm vượt trội trong việc cách âm, hạn chế tiếng ồn một cách tối đa đồng thời cũng làm rất tốt trong việc chống nóng, chống ẩm, chống ăn mòn và chống cháy nổ rất tốt giúp đem lại không gian sống hoàn hảo cho gia đình của bạn
- Tính năng kết hợp hoàn hảo: Khi sử dụng hệ tường vách thạch cao bạn có thể lắp đặt, thi công tối ưu hóa các đường dây cáp, dây điện bên trong vách thạch cao, giúp công trình đảm bảo được độ thẩm mỹ và thông thoáng.
- Giá cả hợp lý: Với những tính năng vượt trội mà trần thạch cao đem lại thì mức giá giao động từ 160.000-540.000 vnđ /m2 được cho là mức giá hợp lý. Bạn có thể thoải mái lựa chọn loại tường thạch cao có mức giá phù hợp với điều kiện tài chính của bản thân.
- Độ bền cao: Tường thạch cao có độ bền cao, có thể lên tới trên 20 năm. Đây có thể coi là tuổi thọ cao nhất khi so sánh với các loại trần khác có mặt trên thị trường. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn trần thạch cao mà không cần quá lo lắng về vấn đề hư hỏng.
Với nhiều ưu điểm trên thì liệu tường thạch cao có ốp gạch được không? Tham khảo ngay bài viết này của Musk.vn
Cùng giải đáp câu hỏi có nên làm tường thạch cao và biết được sự thật về vách thạch cao có bền không tại video:
Nhược điểm
- Khả năng chống ẩm không quá cao
- Có thể xuất hiện tình trạng nứt nẻ khi phải có chịu một lực lớn
- Cần thay thế sau một khoảng thời gian nhất định
Xem thêm bài viết so sánh tường xây và vách thạch cao, tại đây Musk.vn đã phân tích rất cụ thể ưu nhược điểm của từng loại tường. Xem ngay!
Tường thạch cao có bền không?
Chắc hẳn điều khiến cho nhiều người băn khoăn nhất chính là không biết liệu vách thạch cao có bền không? Trên thực tế, tường thạch cao là hệ tường không mang lực, sử dụng khung xương trần, được lắp ráp bởi các tấm thạch cao và các phụ kiện khác.
Do đó, ở điều kiện nhiệt độ tốt, cụ thể là dưới 50 độ C, độ ẩm khoảnh 90% cộng thêm việc thợ kỹ thuật lắp đặt đúng quy trình và cẩn thận thì tường thạch cao có độ bền khá tốt.
Vậy bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi Có nên làm tường thạch cao? rồi phải không nào. Bạn có thể yên tâm vào độ bền của tường thạch cao và thoải mái treo các vật dụng như tivi, hệ thống tủ, tranh và các đồ trang trí khác lên tường.
Thông thường, tường thạch cao có tuổi thọ trung bình từ 10-15 năm. Nếu bạn lựa chọn các loại hệ khung và tấm thạch cao cao cấp và quá trình thi công diễn ra đúng quy cách thì tuổi thọ của tường thạch cao sẽ còn kéo dài lâu hơn nữa.
Làm sao để tăng độ bền cho tường thạch cao?
Để kéo dài tuổi thọ cho tường thạch cao, hãy lưu ý thực hiện một số phương pháp sau đây:
- Yêu cầu kỹ thuật:
- Định vị khu vực và khoảng cách bắn đinh cho thật chuẩn xác.
- Lắp đặt thanh treo và móc treo của khung xương.
- Bắn đinh hoặc bắt tắc kê lắp đặt theo thanh bu lông thẳng góc với thanh treo.
- Sau đó,cắt bớt thanh bu lông với độ dài đảm bảo an toàn để việc cân chỉnh trần về sau được tốt hơn.
- Cuối cùng, xiết chặt tán của thanh treo nếu như bạn không cần phải điều chỉnh trần nhà sau này.
- Căn chỉnh tường: Kiểm tra kỹ lưỡng toàn bộ khu vực trần sau khi đã thi công xong các công trình về điện nước. Bên cạnh đó, bạn cần kiểm tra các mối nối khung xương đảm bảo sự chắc chắn và an toàn.
- Ngoài ra, để tăng độ bền cho tường thạch cao, bạn hãy ưu tiên lựa chọn những mẫu thạch cao chất lượng tốt và đơn vị thi công uy tín để đảm bảo an toàn nhất.
Qua những chia sẻ trên đây, Musk.vn tin rằng bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi tường thạch cao có bền không. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn và giúp bạn đưa ra những sự lựa chọn đúng đắn nhất trong việc thi công tường thạch cao sao cho đạt độ bền cao nhất.