Quy Trình Và Lưu Ý Cần Nhớ Trong Bảo Dưỡng Xe Nâng Điện

  • Xe cộ
  • 16/01/2023
  • Đăng bởi Trần Quốc Triệu - Chuyên gia định giá mọi loại xe

Nội dung bài viết

Bảo dưỡng xe nâng điện định kỳ trong suốt quá trình sử dụng giúp nâng cao tuổi thọ cho xe và bảo đảm tiến độ công việc. Vậy bảo dưỡng bảo trì xe nâng điện đúng cách gồm những công đoạn nào và có những lưu ý gì cần nhớ? Tham khảo bài viết chi tiết sau đây của Musk.vn để tìm ra câu trả lời.

Bảo dưỡng xe nâng điện là công việc cần thiết
Bảo dưỡng xe nâng điện là công việc cần thiết

Tham khảo thêm: Các địa điểm thu mua xe cũ uy tín đáng tin cậy nhất. 
                             Những nơi thu mua xe nâng cũ giá cao tại Tp. Hồ Chí Minh 

Tại sao cần bảo dưỡng xe nâng điện?

Xe nâng điện được xem là công cụ hỗ trợ đắc lực của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh giúp việc vận chuyển những loại hàng hóa khối lượng lớn trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Thực hiện bảo dưỡng xe nâng điện thường xuyên sẽ mang đến những lợi ích sau:

  • Giúp động cơ xe luôn vận hành êm ái, bền bỉ để công việc vận chuyển hàng hóa đạt hiệu quả cao.
Bảo dưỡng giúp xe nâng điện hoạt động tốt
Bảo dưỡng giúp xe nâng điện hoạt động tốt
  • Giúp kéo dài tuổi thọ cho xe nâng điện.
  • Kịp thời phát hiện ra các lỗi hỏng hóc nhỏ. Từ đó đưa ra hướng khắc phục và xử lý, tránh gây ảnh hưởng, hư hại đến những bộ phận khác của xe.
  • Giúp cắt giảm các loại chi phí sửa chữa, thay thế chi tiết của xe nếu có hư hỏng xảy ra.

Quy trình bảo dưỡng xe nâng điện đúng chuẩn

Bảo dưỡng xe nâng điện đạt chuẩn gồm các bước cơ bản không được bỏ qua như sau:

Vệ sinh toàn bộ hệ thống xe nâng

Sau thời gian dài hoạt động, xe nâng điện thường gặp phải những tình trạng như: rò rỉ xăng, dầu ra các bộ phận, bám bụi vào bo mạch điện tử, bong tróc lớp sơn chống gỉ, bánh lái bị kẹt do rác cuốn vào dẫn đến cháy máy. Việc vệ sinh xe nâng giúp phát hiện ra những vấn đề này sớm và kiểm tra được những bộ phận nào hỏng cần phải thay thế.

Vệ sinh xe nâng điện là bước đầu tiên khi bảo dưỡng
Vệ sinh xe nâng điện là bước đầu tiên khi bảo dưỡng

Kiểm tra bình sạc ắc quy

Trong cấu tạo xe nâng điện, bình ắc quy giữ vai trò quan trọng với chức năng bảo đảm hoạt động của xe. Vì vậy, sau khi vệ sinh xong xe nâng, bạn cần chuyển sang kiểm tra hệ thống bình sạc ắc quy xem có phải làm sạch hay không. 

Kiểm tra kỹ lưỡng bình sạc ắc quy trên xe nâng điện
Kiểm tra kỹ lưỡng bình sạc ắc quy trên xe nâng điện

Bên cạnh đó, cần kiểm tra nước trong bình sạc ắc quy còn bao nhiêu để châm thêm nước, tránh trường hợp thiếu nước làm cháy ắc quy. Đồng thời, bạn còn phải dùng đồng hồ đo hiệu điện thế giữa các cell để xem bình sạc có hiện tượng nóng lên gây ra mùi khó chịu hay không và điện có tự động ngắt được không khi bình đã sạc đầy.   

Thông thường, sau khoảng 3 đến 5 năm sử dụng, bình sạc ắc quy của xe nâng điện cần được thay mới. Tùy vào cách vận hành xe nâng của người lái, thời gian thay thế bộ phận này có thể dài hoặc ngắn. 

Xem chi tiết quy trình bảo dưỡng xe nâng điện tại video:

Bơm mỡ vào bánh và các bộ phận chuyển động của xe

Đối với xe nâng điện đứng lái hay ngồi lại, bước bơm mỡ vào bánh và những bộ phận khác là thao tác không thể thiếu khi tiến hành bảo dưỡng. Điều này sẽ giúp mọi chuyển động của xe nâng trong lúc kiểm tra trơn tru hơn. 

Bơm mỡ vào một số bộ phận cần thiết trên xe nâng
Bơm mỡ vào một số bộ phận cần thiết trên xe nâng

Kiểm tra hệ thống thủy lực

Do có cấu tạo phức tạp nên việc kiểm tra hệ thống thủy lực cần phải kỹ càng mới có thể phát hiện lỗi. Những vấn đề cần kiểm tra gồm: nhớt thủy lực có nhiều cặn bẩn cần thay thế hay không, ống dẫn nhớt, van có cần châm thêm nhớt thủy lực không, quá trình nâng hạ của xe nâng có vấn đề gì khác thường không,… 

Kiểm tra từng chi tiết trên hệ thống thủy lực khi bảo dưỡng
Kiểm tra từng chi tiết trên hệ thống thủy lực khi bảo dưỡng

Xe nâng điện có những ưu điểm gì? Vì sao hiện nay xe nâng điện được sử dụng phổ biến? Cùng so sánh xe nâng điện và xe nâng dầu để giải đáp câu hỏi trên cùng Musk.vn bạn nhé!

Kiểm tra động cơ điện

Động cơ điện dễ gặp phải nhiều vấn đề, nhất là với những xe nâng điện chuyên chở hàng trong môi trường ẩm ướt hoặc kho lạnh.

Những điểm cần lưu ý trong cách bảo dưỡng xe nâng điện tại bộ phận động cơ:

  • Kiểm tra xem các tính năng có đang hoạt động bình thường không
  • Hệ thống điện có đủ kín để tránh tiếp xúc với nước từ môi trường bên ngoài không
  • Đầu nối dây điện, bo mạch, socket có đáp ứng tiêu chuẩn chống ẩm không. 
Động cơ điện là bộ phận quan trọng cần bảo trì trên xe nâng điện
Động cơ điện là bộ phận quan trọng cần bảo trì trên xe nâng điện

Vệ sinh các board mạch điện tử, socket, đầu nối của dây điện

Vệ sinh board mạch điện tử, socket và đầu nối dây điện trên xe nâng điện không chỉ giúp làm sạch bụi bẩn, mà còn có thể phát hiện ra dấu hiệu hư hỏng. Đây đều là những bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều khiển xe nâng nên bạn phải có biện pháp cách điện hoặc thay thế ngay khi cần. 

Vệ sinh board mạch điện tử xe nâng điện để phát hiện ra lỗi
Vệ sinh board mạch điện tử xe nâng điện để phát hiện ra lỗi

Kiểm tra hệ thống phanh hãm, đèn, còi

Một trong những bước tiếp theo không kém phần quan trọng trong quy trình bảo dưỡng xe nâng điện đó là kiểm tra hệ thống phanh hãm, đèn, còi

Thắng xe, đèn, còi thuộc hệ thống cảnh báo của xe nâng điện giúp đảm bảo an toàn lao động cho cả người lái xe và những người làm việc xung quanh khu vực xe nâng chạy. Khi kiểm tra những bộ phận này, bạn cần xem phanh tay và phanh tự động của xe có hoạt động tốt không, đèn, còi có kêu trong lúc lùi xe hay vào các khúc của hay không. 

Kiểm tra phanh xe giúp bảo vệ an toàn khi vận hành
Kiểm tra phanh xe giúp bảo vệ an toàn khi vận hành

Kiểm tra hệ thống trợ lực lái

Trợ lực lái trên xe nâng điện gồm: các van điều tiết, bình chứa dầu, bơm trợ lực,… Những yếu tố cần kiểm tra khi bảo dưỡng hệ thống này gồm: hệ thống bình chứa dầu có rò rỉ không, cảm giác đánh lái dễ dàng hay khó điều khiển, có tiếng động lạ khi sử dụng trợ lực lái hay không. 

Bảo trì trợ lực lái giúp xe hoạt động êm ái
Bảo trì trợ lực lái giúp xe hoạt động êm ái

>> Bài viết tham khảo: Sự khác biệt của xe nâng điện đứng lái và ngồi lái

Cách bảo dưỡng xe nâng điện cần biết

Xe nâng điện không được bảo dưỡng đúng thời điểm và đúng cách sẽ để lại những hậu quả khó lường. Vì thế, các doanh nghiệp đang sử dụng xe nâng điện để phục vụ công việc chở hàng cần ghi nhớ cách bảo trì xe đúng chuẩn như sau:

Bảo dưỡng xe nâng điện hàng ngày

Cách tốt nhất để xác định sớm những vấn đề tiềm ẩn trên xe nâng điện là kiểm tra xe đều đặn mỗi ngày. Những hạng mục cần kiểm tra trước khi bắt đầu quy trình vận hành xe nâng điện hàng ngày gồm:

Kiểm tra các bộ phận của xe nâng điện hàng ngày
Kiểm tra các bộ phận của xe nâng điện hàng ngày
  • Kiểm tra chất lượng nhớt máy và mực nước nhớt.
  • Kiểm tra dầu thắng.
  • Kiểm tra nước trong két nước.
  • Kiểm tra các xích nâng.
  • Kiểm tra hệ thống ống nhớt thủy lực.
  • Kiểm tra lốp xe.
  • Kiểm tra hệ thống thắng xe, còi, đèn.
  • Kiểm tra đai ốc bắt bánh xe xem có chặt không, nếu lỏng phải siết chặt lại.
  • Kiểm tra thắng chân và ly hợp.
  • Kiểm tra tay lái.
  • Kiểm tra tiếng ồn và khói trong ống giảm thanh.

Bảo dưỡng xe nâng điện hàng tuần

Bên cạnh bảo dưỡng xe nâng điện hàng ngày, người vận hành xe cũng cần thực hiện công việc bảo trì hàng tuần theo sau:

Bảo trì xe nâng điện mỗi tuần
Bảo trì xe nâng điện mỗi tuần
  • Vệ sinh lọc gió.
  • Kiểm tra dây đai kéo lọc gió.
  • Kiểm tra bình ắc quy.
  • Kiểm tra các xi lanh thủy lực.
  • Bôi trơn các điểm: khớp di động, cốt tay lái, trục chuyển hướng, dây xích.

Bảo dưỡng xe nâng điện hàng tháng

Để đảm bảo động cơ máy hoạt động tốt, bạn cần biết cách bảo dưỡng xe nâng điện hàng tháng đúng tiêu chuẩn với những công việc sau:

Kiểm tra các chi tiết của xe nâng điện định kỳ theo tháng
Kiểm tra các chi tiết của xe nâng điện định kỳ theo tháng
  • Kiểm tra mức độ vận hành ổn định của xi lanh nâng.
  • Làm sạch bộ phận lọc khí.
  • Bôi trơn các bộ phận của cột nâng và khung gầm.
  • Loại bỏ dầu cặn, dầu bẩn trên động cơ bằng cách thay thế.
  • Kiểm tra độ căng của dây curoa (bộ truyền đai).

Bảo dưỡng xe nâng điện hàng năm

Khi xe nâng điện vận hành liên tục được một năm, bạn cần thực hiện kiểm tra và thay tháo các bộ phận sau:

Các bộ phận trên xe nâng điện cần bảo dưỡng hàng năm
Các bộ phận trên xe nâng điện cần bảo dưỡng hàng năm
  • Kiểm tra bộ trợ lực phanh.
  • Kiểm tra kỹ các chi tiết của xe nâng điện.
  • Kiểm tra chất làm mát động cơ còn nhiều hay ít.
  • Thay dầu cho động cơ máy.
  • Kiểm tra đai ốc, momen xoắn của bulong đầu động cơ.
  • Tra mỡ trục bánh xe, thay dầu phanh. 

Những lưu ý trong quy trình bảo dưỡng xe nâng điện

Trong quá trình bảo dưỡng xe nâng điện, bạn cần nhớ kỹ những lưu ý sau:

  • Trước khi bắt đầu kiểm tra các bộ phận máy, bắt buộc phải vệ sinh xe sạch sẽ để dễ dàng phát hiện những chi tiết máy bị lỗi hoặc bị ăn mòn.
  • Chỉ bảo dưỡng xe nâng điện tại những địa chỉ uy tín với nhân viên chuyên môn cao.
  • Trong lúc bảo dưỡng xe, tuyệt đối không hút thuốc và mặc quần áo phù hợp, mang đồ bảo hộ như: kính, giày, găng tay, mũ bảo hộ,…
  • Chỉ được dùng khí làm sạch các bộ phận điện trên xe nâng, không lau trực tiếp hay xịt bằng nước.
Không dùng nước xịt rửa bên trong xe nâng điện
Không dùng nước xịt rửa bên trong xe nâng điện
  • Sử dụng đúng các chi tiết đạt tiêu chuẩn để lắp và thay thế.
  • Nếu dầu tràn ra ngoài khi tiến hành bảo dưỡng, phải lau sạch ngay lập tức.
  • Ngắt kết nối giắc sạc pin và tắt máy khi cần để tránh chập cháy.

Câu hỏi thường gặp

Dưới đây là tổng hợp một số câu hỏi thường gặp về quy trình bảo dưỡng xe nâng điện:

Thời gian bảo dưỡng xe nâng điện tốt nhất là bao lâu?

Xe nâng điện nên được duy trì bảo dưỡng hàng ngày, trước hoặc sau mỗi ca làm việc là tốt nhất. Ngoài ra, việc bảo dưỡng ít nhất một lần mỗi tháng cũng cần thiết. Tuy nhiên, bạn còn có thể tính cụ thể số giờ hoạt động của xe để làm căn cứ cụ thể mang xe nâng điện đi bảo dưỡng giúp phát hiện ra các lỗi và tránh hư hỏng lớn gây tốn nhiều tiền sửa chữa.

Bảo dưỡng xe nâng điện theo số giờ vận hành
Bảo dưỡng xe nâng điện theo số giờ vận hành

Nguyên nhân gì khiến thắng xe nâng điện không ăn?

Thắng xe nâng điện không ăn khiến việc vận hành xe dễ gặp nguy hiểm nên cần phải bảo trì kịp thời. Những nguyên nhân gây ra tình trạng này của thắng xe gồm:

Thắng xe nâng điện bị hỏng hóc do nhiều nguyên nhân
Thắng xe nâng điện bị hỏng hóc do nhiều nguyên nhân
  • Nhớt chảy vào hệ thống phanh làm bố thắng mất đi khả năng làm việc.
  • Pít tông bị gỉ sét do nước rò rỉ khiến ma sát tạo ra không đủ, lực ép phanh giảm.
  • Thắng xe nâng điện bị mòn sau thời gian dài sử dụng.
  • Ống dẫn dầu của thắng xe có hiện tượng hở.
  • Trong cơ cấu phanh có khe hở do trục bánh xe bị mòn.

Làm thế nào để nhận biết ắc quy xe nâng điện bị hỏng?

Muốn kiểm tra xem ắc quy xe nâng điện có dấu hiệu hỏng không để bảo trì đúng lúc, người lái xe có thể áp dụng một trong những cách sau:

Kiểm tra bình sạc ắc quy xe nâng điện để phát hiện lỗi kịp thời
Kiểm tra bình sạc ắc quy xe nâng điện để phát hiện lỗi kịp thời
  • Kiểm tra xem đèn báo ắc quy của xe nâng có sáng hay không. Nếu báo sáng có thể do nguồn điện trên ắc quy dưới mức quy chuẩn hoặc hệ thống sạc gặp phải vấn đề.
  • Gặp phải khó khăn khi khởi động sau mỗi lần xe nâng nghỉ.
  • Động cơ khởi động của xe nâng điện yếu hoặc kéo dài hơn so với bình thường.
  • Bình ắc quy của xe nâng có dấu hiệu nứt vỡ, nở to hoặc phù lên.

Kết luận

Bài viết trên là những chia sẻ của Musk.vn về quy trình và cách bảo dưỡng xe nâng điện đúng kỹ thuật. Mong rằng qua đây bạn đã hiểu được tầm quan trọng của công đoạn bảo trì và lên lịch trình bảo dưỡng cho chiếc xe nâng của mình đúng chuẩn nhất. 

Trần Quốc Triệu - Chuyên gia định giá mọi loại xe

Kỹ sư Trần Quốc Triệu với 4 năm kinh nghiệm cố vấn kỹ thuật, dịch vụ về ngành ô tô nói riêng và mảng thu mua xe nói chung. Với hơn 100 giao dịch thành công lớn nhỏ trong mỗi năm. Hiện tại đang là chuyên gia trong lĩnh vực thẩm định giá và thu mua xe tại sàn TMĐT Musk.vn.

Web: https://musk.vn/tran-quoc-trieu.html

Call: 0904140007

Bình luận
Gửi