So sánh xe nâng đứng lái và ngồi lái - Nên chọn loại xe nâng nào?
Nội dung bài viết
So sánh xe nâng điện đứng lái và ngồi lái là vấn đề được nhiều người quan tâm, bởi đây là hai dòng xe nâng được nhiều doanh nghiệp sử dụng để nâng đỡ hàng hóa tại các nhà máy, công xưởng. Tuy nhiên mỗi dòng xe đều có những ưu - nhược và đặc điểm về thông số kỹ thuật khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những thông tin về xe nâng điện đứng lái và ngồi lái, cùng tham khảo để có quyết định phù hợp cho doanh nghiệp của mình nhé!
Tham khảo thêm: Các địa điểm thu mua xe cũ uy tín đáng tin cậy nhất.
Những nơi thu mua xe nâng cũ giá cao tại Tp. Hồ Chí Minh
Trước khi vào phần chi tiết so sánh xe nâng điện đứng lái và ngồi lái, hãy cùng Musk.vn tìm hiểu trước về 2 loại xe nâng này dưới đây
Bài viết liên quan: Xe nâng điện là gì?
Những điểm đặc trưng của dòng xe nâng điện đứng lái
- Chiều cao nâng hàng tối đa là 8m với tải trọng nâng được giảm dần theo chiều cao.
- Xe nâng điện đứng lái được sử dụng phổ biến hơn xe nâng điện ngồi lái, đặc biệt ở những khu vực không có kệ, giá.
- Bánh xe nâng điện có kích thước nhỏ giúp tốc độ nâng - hạ cao cao hơn.
- Ở xe nâng đứng lái buộc người điều khiển phải luôn đứng, dẫn đến mệt mỏi nếu phải vận hành trong thời gian dài.
Xe nâng điện đứng lái là gì?
Xe nâng đứng lái là loại xe sử dụng năng lượng điện từ bình ắc-quy để nâng - hạ và di chuyển hàng hóa. Dòng xe này hoạt động nhờ động cơ điện với cấu tạo đặc biệt và thiết kế thông minh nên được sử dụng khá phổ biến trong các doanh nghiệp, nhà xưởng, đặc biệt ở lĩnh vực logistics.
Ưu điểm nổi trội của dòng xe nâng điện đứng lái
- Xe nâng đứng lái sử dụng nhiên liệu điện từ ắc quy nước nên có thể bảo dưỡng được.
- Xe có thể nâng được tải trọng từ 1000kg - 2000kg với chiều cao nâng từ 3m – 5.5m.
- Giá thành rẻ.
- Thiết kế nhỏ gọn hơn và dễ dàng sử dụng trong các kho xưởng chật, hẹp. Chiều dài tổng thể của xe đứng lái từ 2.2m – 2.4m nên chỉ cần lối đi rộng khoảng 2,6m – 2.8m là có thể quay vòng được. Đây là một trong những tiêu chí rất quan trọng khi chọn mua loại xe nâng. Thiết kế nhỏ gọn cũng thuận tiện hơn cho việc điều khiển xe.
Hiện nay, xe nâng điện đứng lái đang chiếm lĩnh thị trường Việt Nam với số lượng bán ra ngày một cao, phần lớn là các dòng xe đã qua sử dụng của các thương hiệu Nhật Bản.
Hạn chế của dòng xe nâng điện đứng lái
- Gầm xe nâng điện đứng lái khá thấp nên việc leo dốc hay di chuyển ở những địa hình gồ ghề sẽ gặp nhiều khó khăn.
- Với thiết kế riêng biệt, người điều khiển buộc phải đứng để lái xe. Nếu phải làm việc như vậy trong thời gian dài sẽ khá mệt mỏi và giảm hiệu suất công việc.
Tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu tiếp dòng xe nâng ngồi lái để giải đáp thắc mắc so sánh xe nâng điện đứng lái và ngồi lái:
Những điểm đặc trưng của dòng xe nâng ngồi lái
Bài viết tham khảo: Hướng dẫn cách chạy xe nâng điện đứng lái và ngồi lái chi tiết cho người mới
- Người điều khiển có thể ngồi lái, như vậy sẽ đỡ mỏi và ít tốn sức lao động hơn.
- Chiều cao nâng hàng tối đa là 12m với tải trọng nâng được giảm dần theo chiều cao.
- Tổng khối lượng của xe lớn nên tiêu hao khá nhiều năng lượng điện.
- Bánh xe có kích thước lớn nên tốc độ nâng - hạ chậm.
- Dòng xe thích hợp sử dụng ở những khu vực có giá kệ.
Xe nâng ngồi lái là gì?
Xe nâng điện ngồi lái là thiết bị dùng để nâng - hạ, di chuyển và sắp xếp hàng hóa được các doanh nghiệp sử dụng khá phổ biến. Xe có khả năng vận hành ở nhiều điều kiện khác nhau với hiệu suất cao, thao tác lái đơn giản và an toàn. Đây là dòng xe thích hợp để sử dụng ở những kho bãi, nhà xưởng hay dùng để di chuyển hàng hóa lên container, xe tải nhanh chóng và dễ dàng.
Ưu điểm vượt trội của dòng xe nâng điện ngồi lái
- Xe nâng ngồi lái sử dụng nhiên liệu điện từ ắc quy nước nên có thể bảo dưỡng được. Tuy nhiên, dòng xe này hoạt động mạnh hơn xe nâng điện đứng lái.
- Xe có thể nâng được tải trọng từ 1500kg đến 2500kg, với chiều cao nâng từ 3m – 6m.
- Xe nâng điện ngồi lái có gầm cao, lốp hơi nên việc leo dốc dễ dàng hơn và có thể làm việc trong container.
- Thiết kế dạng ngồi giúp người lái đỡ mỏi và tiết kiệm sức lao động, nếu phải làm việc liên tục trong thời gian dài sẽ không gây bất tiện cho người điều khiển.
- Bánh xe được thiết kế dạng lốp, có tính đàn hồi cao giúp cho việc di chuyển êm ái hơn, tốc độ nhanh và mạnh hơn.
Xem thêm video: So sánh xe nâng điện đứng lái và ngồi lái Toyota
Hạn chế của dòng xe nâng điện ngồi lái
- Chiều dài xe trên 3m nên việc quay vòng sẽ tốn nhiều diện tích hơn so xe đứng lái, cần lối rộng từ 3.5m trở lên.
- Với thiết kế đầu dài, đuôi dài khiến người lái chưa quen, dễ gây va quệt trong quá trình di chuyển.
- Giá thành khá cao, dao động 50 – 70 triệu.
So sánh xe nâng điện đứng lái và ngồi lái
Xe nâng điện đứng lái và ngồi lái đều được sử dụng khá phổ biến trong các nhà kho, công xưởng với mục đích nâng - hạ và vận chuyển hàng hóa. Chúng có những đặc điểm giống và khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu cũng như chi phí của mỗi doanh nghiệp để có thể đưa ra sự lựa chọn phù hợp.
So sánh xe nâng điện đứng lái và ngồi lái - Điểm giống nhau
- Sử dụng năng lượng điện từ bình ắc quy nên có thể sử dụng ngay cả khi mất điện.
- Thân thiện môi trường, không thải khí độc ra bên ngoài.
- Phần càng nâng có thiết kế khoa học giúp cho việc di chuyển càng xe linh hoạt, từ phía trước ra phía sau và ngược lại.
- Kích thước nhỏ gọn, có thể hoạt động ở những khu vực nhỏ hẹp, như: Hành lang, khoảng hở giữa các kệ hàng,...
- Sức nâng tối thiểu: 6m.
- Di chuyển được hầu hết trên mọi địa hình, từ bằng phẳng đến gập ghềnh.
So sánh xe nâng điện đứng lái và ngồi lái - Điểm khác nhau
Mỗi dòng xe sẽ có những đặc điểm riêng để phù hợp với từng nhu cầu sử dụng và từng không gian khác nhau. Cụ thể như sau:
Xe nâng điện đứng lái | Xe nâng điện ngồi lái | |
Độ cao nâng tối đa | Có chiều cao nâng hàng tối đa là 8m | Có chiều cao nâng hàng tối đa lên đến 12m. Vì vậy, nếu bạn thường phải vận chuyển hàng hóa lên những độ cao trên 10m thì nên lựa chọn dòng xe nâng ngồi lái. |
Đặc điểm thiết kế | Có thiết kế nhỏ gọn, người lái có thể dễ dàng điều khiển xe di chuyển ở những khu vực nhỏ, hẹp như hành lang, lối đi. | Có thiết kế chắc chắn với những khung sắt bảo vệ. Các khung sắt này đảm bảo an toàn cho người lái, không để đồ vật hay hàng hóa bị rơi. |
Ưu điểm nổi bật | Có thể sử dụng cho nhiều khu vực khác nhau, giá thành rẻ hơn xe nâng ngồi lái. Nếu nhu cầu sử dụng của bạn không nhiều thì có thể chọn mua một chiếc xe nâng điện đứng lái để tiết kiệm chi phí. | Có thiết kế ngồi, giảm áp lực cho người điều khiển, nhất là khi phải làm việc liên tục trong thời gian dài. Ngoài ra, dòng xe này có khả năng giữ cho tải trọng ổn định khi phải nâng hàng hóa lên cao. |
Hạn chế tồn tại | Nhược điểm lớn nhất của xe nâng điện đứng lái là không mang lại cảm giác thoải mái cho người sử dụng, nhất là khi phải điều khiển xe trong thời gian dài. Bên cạnh đó, càng nâng hàng hóa lên cao, trọng tải xe đứng lái sẽ giảm, dẫn đến giảm độ an toàn. | Có giá thành khá cao và thiết bị này chỉ thích hợp sử dụng ở những khu vực có giá và kệ đỡ. |
Nên chọn mua xe nâng đứng lái hay ngồi lái?
Sau khi đã so sánh xe nâng điện đứng lái và ngồi lái, việc nên đầu tư loại xe nâng nào phải phụ thuộc rất lớn vào đặc thù công việc và khả năng tài chính. Mỗi dòng xe đều có những ưu - nhược điểm riêng.
- Nếu phải nâng tải trọng không quá lớn và chi phí đầu tư thấp thì bạn nên lựa chọn xe đứng lái.
- Nếu tài chính mạnh và không gian sử dụng rộng rãi thì nên lựa chọn xe ngồi lái.
Độ bền của các dòng xe được đánh giá là ngang nhau và nó còn phụ thuộc vào quá sử dụng, bảo quản,... Nên chú ý bảo dưỡng xe định kỳ để kéo dài tuổi thọ và nâng cao hiệu suất làm việc.
Xe nâng điện rất thích hợp dùng ở các kho xưởng để hạn chế việc xả khói bụi và gây ra tiếng ồn, ảnh hưởng đến quá trình làm việc của các nhân viên khác.
Câu hỏi thường gặp
Xe nâng điện là một thiết bị không thể thiếu ở các doanh nghiệp hay hộ kinh doanh. Nó được sử dụng với mục đích nâng - hạ và di chuyển hàng hóa, phổ biến trong các kho siêu thị, thực phẩm, dược phẩm,... Dưới đây là tổng hợp những thắc mắc thường gặp khi so sánh xe nâng điện đứng lái và ngồi lái.
Xe nâng điện có tiết kiệm chi phí hơn so với các dòng xe nâng chạy bằng xăng, dầu không?
Sử dụng xe nâng điện giúp tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với các dòng xe chạy bằng dầu diesel hay xăng. Ngoài ra, xe nâng điện được thiết kế đơn giản với ít bộ phận chuyển động hơn nên ít phải bảo dưỡng hơn. Chi phí cho nhiên liệu điện cũng rẻ hơn so chi phí xăng, dầu.
Xem thêm bài viết: So sánh xe nâng điện và xe nâng dầu cực kỳ chi tiết để giải đáp nhiều hơn về câu hỏi trên bạn nhé!
Tuổi thọ trung bình của xe nâng điện là bao lâu?
Tuổi thọ trung bình của một chiếc xe nâng điện được tính bằng giờ. Nếu xe phải hoạt động trong một ca làm việc với thời gian 8h/ngày thì xe nâng sẽ chạy khoảng 2.000h/năm. Như vậy, tuổi thọ của một chiếc xe nâng điện được dự đoán là 10.000 giờ làm việc - kéo dài khoảng 5 năm.
Tuy nhiên, việc xác định tuổi thọ chính xác của thiết bị này không phải điều dễ dàng vì nó còn phụ thuộc nhiều vào cách sử dụng, chế độ bảo hành, bảo dưỡng,...
Xe nâng điện có thể sử dụng bên ngoài được không?
Xe nâng điện được thiết kế để hoạt động trong nhà hoặc ở những nơi có khí hậu lạnh. Vì vậy, nói về lý thuyết thì có thể sử dụng ở bên ngoài. Tuy nhiên, chúng tôi khuyến nghị nếu phải làm việc với phần lớn thời gian ở bên ngoài thì nên tìm phương án thay thế bằng khí đốt hoặc dầu diesel.
Bao lâu thì nên bảo dưỡng, bảo trì xe nâng điện?
Tốt nhất, nên có chế độ bảo dưỡng xe nâng điện hằng ngày, trước hoặc sau ca làm việc và ít nhất 1 lần/tháng. Hoặc, bạn có thể tính thời gian cần thiết để bảo dưỡng xe nâng điện dựa vào số giờ hoạt động của xe.
Việc kiểm tra và bảo dưỡng xe nâng điện định kỳ sẽ giúp phát hiện ra các lỗi của xe sớm và sửa chữa kịp thời, tránh những hư hỏng lớn và bất ngờ, hơn hết là đảm bảo an toàn cho người sử dụng và hàng hóa trong quá trình sử dụng xe.
Hướng dẫn sạc điện xe nâng đúng cách
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, bạn nên sạc ở những thời điểm nhất định và đến một mức độ nhất định.
- Chỉ sạc khi mức điện dưới 30%.
- Thời gian sạc trung bình từ 8 - 12h.
- Nên sạc đến khi đầy bình ắc quy rồi mới sử dụng sẽ giúp nâng cao tuổi thọ của bình ắc quy.
- Nên sạc điện ở những nơi khô ráo, thoáng mát, đặc biệt tránh xa khu vực dễ xảy ra cháy nổ.
- Khi sạc, nên mở bình ắc quy giúp giải phóng các khí hydro, đề phòng cháy nổ.
- Phải đảm bảo tắt bộ sạc trước khi ngắt bình ắc quy, vì nếu khi đang sạc mà ngắt bình ắc quy sẽ dễ xảy ra chập điện và cháy nổ.
Bài viết Musk.vn chia sẻ một số thông tin về xe nâng điện và so sánh xe nâng điện đứng lái và ngồi lái, giúp quý bạn đọc có thể lựa chọn dòng xe phù hợp với nhu cầu, đặc thù công việc, không gian hoạt động và khả năng tài chính của doanh nghiệp. Việc đầu tư đúng dòng xe không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tận dụng tối đa công suất của thiết bị.