Gạch ceramic là gạch gì? Quy trình sản xuất như thế nào?
Nội dung bài viết
Sử dụng gạch ceramic trong xây dựng từ lâu đã không còn quá xa lạ với nhiều người. Đây là dòng vật liệu phổ biến, có tính ứng dụng rất cao với nhiều đặc tính nổi trội. Tuy nhiên, nếu không phải người hoạt động trong lĩnh vực này, hầu hết mọi gia chủ khi xây nhà đều gặp khó khăn khi đứng trước các lựa chọn về gạch ceramic. Vậy gạch ceramic là gì? Phân biệt chúng với các loại gạch khác có gì khác biệt? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về điều này trong thông tin bài viết dưới đây nhé!
Tổng quan về gạch ceramic là gì?
Vật liệu xây dựng rất đa dạng và mỗi sản phẩm đều mang tính chất riêng. Chính vì vậy, để có thể lựa chọn và sử dụng chúng một cách hiệu quả, phù hợp với không gian sống. Việc bạn hiểu rõ về vật liệu trước khi lựa chọn đóng vai trò quan trọng. Với gạch ceramic cũng không ngoại lệ. Nếu đây là lần đầu tiên bạn biết vật liệu xây dựng này thì hãy bắt đầu từ việc tìm hiểu gạch ceramic là gì nhé!
Gạch Ceramic (hay còn được biết đến với tên gọi là gạch men) là một trong các loại gạch ốp lát hiện nay. Loại vật liệu phổ biến được ứng dụng trong nhiều công trình. Chúng được sản xuất với các nguyên liệu từ cát, đất sét và các thành phần tự nhiên, trải qua quá trình nung trong lò ở nhiệt độ cực cao lên tới 1000 - 1.250 độ C.
Dựa theo sự thay đổi về thành phần cũng như nền nhiệt độ khi đem nung mà cho ra những dòng gạch ceramic khác nhau, bao gồm: gạch tráng men và gạch không tráng men (gạch ốp tường, gạch lát nền). Mỗi dòng gạch ceramic lại được thiết kế với màu sắc đa dạng, kích thước phong phú. Vì vậy, chúng là lựa chọn cho rất nhiều công trình, có tính ứng dụng cao trong xây dựng.
Gạch ceramic nổi bật bởi khả năng không thấm nước lại có tính chống chịu lực tốt. Vì vậy, chúng được dùng trong xây dựng các khu vực phòng khách, bếp, phòng tắm. Ngoài ra, với thiết kế ấn tượng, gạch ceramic cũng là lựa chọn tuyệt vời cho mục đích ốp lát bên ngoài. Nếu được bảo dưỡng, vệ sinh đúng cách, tường gạch ceramic sẽ luôn bóng đẹp, mới và làm sáng không gian ngôi nhà.
Quy trình sản xuất ra gạch ceramic
Khi tìm hiểu về gạch ceramic là gì, bạn cũng nên quan tâm về quy trình sản xuất. Bởi lẽ, dựa theo những thông tin này sẽ có cơ sở để đánh giá chất lượng của dòng vật liệu xây dựng.
Không giống dòng gạch viên cũ vốn được sản xuất theo cách thức hộ gia đình nhỏ lẻ. Hiện nay, gạch ceramic được sản xuất trong các nhà máy với quy trình khép kín kết hợp cùng dây chuyền hiện đại. Điều này giúp từng sản phẩm khi ra lò đều đạt tiêu chuẩn tối ưu, đáp ứng các tiêu chí xây dựng.
Bước 1: Chuẩn bị bột xương gạch
Để sản xuất gạch men cần đặc biệt quan tâm tới quá trình chuẩn bị nguyên liệu. Trong đó, đất sét, bùn và đá là 03 yếu tố không thể thiếu. Các nguyên liệu này sau đó sẽ được cân đo để trộn theo tỉ lệ nhất định sao cho chúng đảm bảo độ ẩm từ 30-45%.
Quá trình sản xuất gạch ceramic là tiếp tục sử dụng máy trộn nghiền hỗn hợp cùng với nước và chất điện giải để chúng hòa lẫn. Quá trình nghiền kết thúc khi hồ phối đạt tới độ ẩm lý tưởng khoảng 43%. Lúc này tiếp tục đưa nguyên liệu vào bể chứa có máy khuấy tự động. Khuấy hỗn hợp trở thành bột với độ ẩm khoảng 6% thì đưa vào ủ ngay lập tức đồng thời tiến hành dự trữ thêm trong các silo chứa chuyên dụng.
Bước 2: Nén tạo hình và sấy gạch đủ nhiệt
Từ silo tự động đã chưa đầy đủ nguyên liệu, hỗn hợp bột sau đó tiếp tục được chuyển đến băng tải. Chúng đổ vào các phễu của máy ép và được tạo hình dáng theo luôn ép. Gạch sau khi ép tạo hình sẽ tiếp tục trải qua giai đoạn thổi bụi tiếp tục.
Kết thúc công đoạn này, tiếp tục chuyển phôi vào lò nung sấy. Thời gian sấy cụ thể của gạch ceramic sẽ tùy thuộc vào mục đích sử dụng gạch và loại gạch sản xuất.
Bước 3: Tráng men gạch
Tráng men là công đoạn vô cùng quan trọng đối với gạch men. Bởi chúng sẽ quyết định tới bề mặt của sản phẩm. Việc tạo lớp men chỉ không hề đơn giản vì chúng yêu cầu rất cao, nghiêm ngặt về nhiệt độ, áp suất và cả độ hoàn thiện của phôi. Lớp men hoàn thiện cần được phủ lên bề mặt gạch lớp phủ đồng đều, có độ bóng và sắc nét nhất định.
Bước 4: Nung gạch
Gạch ceramic sau đó tiếp tục được nung ở nhiệt độ cao 1000 - 1.250 độ C. Đây là mức nhiệt nhất định giúp gạch được đảm bảo về độ bền đồng thời có sức chống chịu tác động ngoại lực, chống thấm tốt.
Bước 5: Phân loại gạch ceramic và đóng gói
Công đoạn cuối cùng trong quy trình sản xuất gạch men đó là phân loại và đóng gói. Để mọi viên gạch khi tới các công trình đều đạt chuẩn. Việc chọn lọc đóng vai trò rất quan trọng. Chúng giúp loại bỏ những viên gạch xấu, không đạt chất lượng và chỉ giữ lại những viên gạch đạt chuẩn.
Xem thêm: Gạch ceramic là gạch gì? Quy trình sản xuất như thế nào?
Gạch ceramic có thật sự tốt?
Vật liệu xây dựng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các công trình. Bởi lẽ chúng đóng vai trò như khung xương trong một cơ thể sống. Chỉ khi tìm kiếm được dòng vật liệu tốt bạn mới cho thể tạo nên công trình chất lượng, có tuổi thọ lâu bên.
Những thông tin dưới đây sẽ phân tích đầy đủ về ưu – nhược điểm của gạch ceramic là gì? Từ đó giúp bạn đánh giá chi tiết về chất lượng dòng gạch men này.
Ưu điểm của gạch ceramic là gì?
Khi nhắc đến gạch men, người ta nghĩ ngay tới dòng vật liệu với hàng loạt các lợi ích tuyệt vời. Vậy ưu điểm của gạch ceramic là gì? :
- Sự đa dạng về màu sắc: gạch ceramic được thiết kế và sản xuất với bảng màu đa dạng từ xanh, đỏ, vàng, cam, nâu... Thậm chí, với những gam màu khó chế tạo như đen huyền hay trắng tinh tế, gạch men cũng có thể làm được rất chuẩn. Vì vậy, khách hàng có thể thoải mái lựa chọn và ứng dụng chúng cho công tình của mình.
- Phong phú về mẫu mã và kích thước: hiện nay, các sản phẩm gạch men cũng được sản xuất với mẫu mã phong phú. Chúng có thể là bề mặt trơn hoặc chứa các họa tiết, hoa văn, từ đơn giản đến cầu kỳ, từ cổ điển đến hiện đại. Ngoài ra, gạch cũng có các kiểu dáng đa dạng với khuôn vuông, lục giác hay chữ nhật. Các kích thước gạch ceramic cũng vì vậy mà có sự thay đổi từ 25 - 90cm (gạch mosaic), 75x150cm (gạch thẻ), 300x600, 400x400, 600x600, 800x800cm… đến 1.2x1.2m. Trong khi đó, độ dày của gạch dao động từ 5 - 25mm.
- Có tính thẩm mỹ cao: gạch ceramic được nhận xét là một trong số ít những sản phẩm gạch có khả năng mô phỏng các bề mặt sàn gỗ, sàn đá rất chính xác. Với các công nghệ sản xuất tiên tiến, dòng sản phẩm mô phỏng tinh tế các đường vân gỗ, vân đá tự nhiên....
- Dễ ứng dụng trong xây dựng: gạch men có độ cứng vừa phải nên sau khi ốp vẫn có thể dễ dàng khoan, cắt theo nhu cầu riêng. Chúng thích hợp thi công nội – ngoại thất công trình.
- Giá cả hợp lý: gạch men là dòng vật liệu xây dựng có mức giá tương đối hợp lý. Chúng thích hợp với nhu cầu thi công cho khoảng diện tích từ nhỏ tới cực lớn. Đây là lựa chọn phù hợp với kinh tế của nhiều hộ gia đình bình dân hiện nay.
>>> Các sản phẩm tương tự:
[Giải Đáp] Gạch granite là gạch gì? Quy trình sản suất như thế nào?
[Giải Đáp] Gạch semi porcelain là gì? Cấu tạo và ưu - nhược điểm
Gạch thẻ là gì? Đặc điểm và phân loại gạch thẻ trên thị trường
Nhược điểm của gạch ceramic là gì?
Mặc dù sở hữu rất nhiều ưu điểm nhưng gạch men cũng tồn tại một vài nhược điểm nhất định. Đây là những điều bạn cần nắm rõ để có thể chắc chắn về việc chọn lựa dòng sản phẩm này cho công trình của mình:
- Độ cứng: gạch men có độ chắc vừa phải giúp gạch men dễ thi công nhưng đồng thời nó cũng tố cáo khuyết điểm lớn của dòng vật liệu này. Đó chính là chúng dễ nứt vỡ nếu không có phương thức xây dựng hoặc bảo quản đúng cách. Đối với nhu cầu lát gạch men, cần lưu ý tránh để dòng vật liệu này phải chịu áp lực lớn quá lớn khi bị các vật nặng đè lên như: tủ, giường, bàn ghế,…trong thời gian dài.
- Dễ trầy xước: Bề mặt của gạch men rất bóng nhưng chúng lại không có khả năng chống xước tốt. Điều này là do gạch ceramic có cấu tạo với một lớp men (hoạ tiết, màu sắc), không như gạch porcelain. Vì vậy chúng rất dễ trầy xước, để lại khuyết điểm lớn trên bề mặt.
- Dễ bong tróc: Trong quá trình sử dụng gạch ceramic cũng rất dễ bị tróc lớp men. Khi ốp lát ở khu vực ẩm ướt, khả năng bám dính của dòng vật liệu này không cao, chúng lại không thấm hút tốt, dễ phồng rộp, bong tróc ở những khu vực ẩm ướt như nhà tắm, phòng vệ sinh,....
Phân loại các loại gạch ceramic
Mặc dù cùng có tên gọi là gạch ceramic nhưng dòng vật liệu sàn này lại có rất nhiều lựa chọn. Điều này khiến nhiều người trong lần đầu tìm đến gạch men đều cảm thấy rất khó khăn để hiểu rõ gạch ceramic là gì, làm thế nào để chọn được mẫu gạch ưng ý.
Dưới đây là những phân loại cơ bản của dòng sản phẩm này dành cho bạn tham khảo.
Gạch ceramic bóng kiếng
Gạch ceramic bóng kiếng (hay còn gọi là gạch tráng men) là dòng gạch có bề mặt được bao phủ lớp men màu để tạo vẻ đẹp cuốn hút riêng. Như vậy, khi nói tới dòng gạch này, yếu tố về chất lượng của lớp men được đặt lên hàng đầu. Chúng quyết định độ sáng, màu sắc cũng như kết cấu… của dòng vật liệu.
Khi chọn lựa gạch tráng men cho công tình, để đạt được bề mặt có độ bóng cao và khả năng bắt sáng tốt. Tốt nhất bạn nên lựa chọn dòng vật liệu có độ sáng cao, màu sắc sáng nhằm mang lại không gian sáng sủa, rực rỡ hơn. Hoặc nếu bạn muốn hướng tới vẻ đẹp sang trọng, cuốn hút thì các mẫu gạch ceramic bóng kiếng với họa tiết vân đá là lựa chọn sáng suốt.
Gạch ceramic chống trơn
Khi tìm hiểu về gạch ceramic là gạch gì và cách thức chọn lựa chúng. Đôi khi nhiều người bên cạnh việc đề cập tới vẻ đẹp cũng rất quan tâm tới khả năng chống trơn trượt. Đáp ứng nhu cầu ấy, nhiều nhà sản xuất đã phát triển dòng gạch ceramic chống trơn thông minh
Chúng là dòng vật liệu được sử dụng phổ biến tại phòng vệ sinh, nhà bếp hay sân vườn. Đặc trưng của dòng gạch này là bề mặt mặt 3D với độ nhám cao. Chúng hạn chế rất tốt khả năng trơn trượt, giúp bạn yên tâm, không lo bị trượt ngã.
Gạch ceramic bán sứ bề mặt nhám
Gạch ceramic bán sứ bề mặt nhám là dòng gạch có kết cấu rất đặc biệt khi bề mặt không tráng men. Chính vì vậy, chúng mang cấu trúc đồng chất từ trên bề mặt đến phần đáy. Bột màu được pha vào trong cốt liệu tương tự như ở các sản phẩm gạch porcelain. Tuy nhiên, điểm khác biệt của dòng gạch ceramic này là tỷ lệ bột đá thấp hơn so với gạch porcelain. Do đó chúng không được đánh giá cao bởi độ bền chắc.
Gạch ceramic hút nước và ít hút nước
Gạch men cũng rất chú trọng tới khả năng thấm nước. Vì vậy, chúng được chia thành 3 nhóm theo độ hút nước ( E ) theo bảng sang:
Theo bảng phân loại này thì dòng gạch men ở nhóm I là gạch ít hút nước và nhóm II và III được xem là gạch hút nước. Việc nắm rõ và phân loại gạch yếu tố này sẽ giúp người mua chủ động tìm kiếm được phương án lựa chọn vật liệu thi công tốt nhất. Trong đó,
-
Gạch hút nước: là loại gạch có cấu trúc tương đối xốp, bao gồm nhiều lỗ rỗng nên trong quá trình xây dựng có thể sử dụng hồ dầu (hỗn hợp xi măng và nước có thể len lỏi vào các mao mạch gạch). Gạch ceramic này thường sử dụng trong ốp lát. Tuy nhiên, trong quá trình thi công cần cần loại trừ loại gạch có kích thước lớn. Bởi trọng lực của chúng cũng sẽ tăng lên dựa theo khả năng hút nước. Từ đó khiến độ bám dính của hồ dầu kém đi, khiến gạch men không còn khả năng neo bám theo các bề mặt.
-
Gạch ít hút nước: là loại gạch men có đặc trưng bởi cấu trúc đặc chắc, ít lỗ rỗng. Điều này khiến cho quá trình hồ dầu không thể phát huy tác dụng. Nếu thi công bằng hồ dầu sẽ rất dễ khiến bề mặt gạch trở nên phồng rộp, bong tróc, rơi vỡ… Thậm chí nếu lắp đặt tại các khu vực cao cần lưu y sử dụng dòng vật liệu cao cấp, có độ bám dính cao.
Kích thước gạch ceramic
Khi tìm hiểu về gạch ceramic là gì, kích thước cũng là thông số đóng vai trò rất quan trọng và cần được chú ý. Hiện nay, dòng vật liệu này có những kích thước cơ bản như sau:
- Gạch Ceramic kích thước 300x300, 400x400: là dòng sản phẩm có kích thước nhỏ, chủ yếu được sử dụng trong việc ốp lát tại các khu vực có diện tích hẹp như phòng bếp, phòng vệ sinh, phòng ngủ,...
- Kích thước gạch Ceramic khổ lớn 600x600, 800x800: là dòng gạch men có kích thước lớn, được ưa chuộng cho mọi công trình xây dựng. Việc lựa chọn dòng gạch này sẽ giúp loại bỏ bớt các đường ron nhỏ, hạn chế sự gây rối mắt đồng thời giúp mang lại cho không gian ốp lát một vẻ đẹp sang trọng, đồng nhất.
- Gạch Ceramic kích thước 500x500: dòng gạch có kích cỡ tầm trung, sử dụng cho cả khu ngoại thất và nội thất. Sản phẩm được đánh giá cao bởi khả năng giữ màu tốt, độ chịu lực cao, chống rạn nứt lý tưởng. Trong quá trình sử dụng, chúng cũng giúp hạn chế tình trạng mọc rong rêu. Với bề mặt in khuôn định hình, mô phỏng đường vân gồ ghề, gạch 500x500 đồng thời giúp chống trơn trượt rất hiệu quả.
Chúng được ứng dụng cho đặc thù các khu vực ngoại thất. Với kích thước nhỡ, dòng gạch được gợi ý sử dụng cho những không gian có diện tích trung bình từ 15m2 đến 25m2.
- Gạch Ceramic 300x600: là loại gạch có mức sử dụng linh hoạt, tạo sự hài hòa cho không gian sử dụng. Kích thước này thường dùng trong phòng bếp hoặc phòng tắm, hoặc cũng có thể linh hoạt sử dụng tại tường hoặc sàn nhà. Với đặc tính nổi bật bởi độ cứng, chống nước và dễ làm sạch, sàn gạch Ceramic kích thước 300x600 đang dần trở nên phổ biến hơn.
Câu hỏi thường gặp?
1/ Gạch Ceramic là gạch gì?
Gạch Ceramic (gạch men) là loại vật liệu phổ biến được ứng dụng trong nhiều công trình. Chúng được sản xuất với các nguyên liệu từ cát, đất sét và các thành phần tự nhiên, trải qua quá trình nung trong lò ở nhiệt độ cực cao lên tới 1000 - 1.250 độ C.
2/ Có nên sử dụng gạch ceramic trong ốp lát sàn hiện nay?
Với rất nhiều ưu điểm: bề mặt bóng đẹp, chống thấm nước tốt, chịu lực tốt, chống nấm mốc, không bắt cháy. Gạch Ceramic là lựa chọn vàng để bạn ốp lát sàn cho không gian sống của gia đình.
Kết luận
Hi vọng rằng, với những thông tin đầy đủ và chi tiết trên đây của Musk.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ gạch ceramic là gì. Từ đó có biện pháp, lựa chọn dòng gạch ốp lát phù hợp cho không gian. Hãy tham khảo kỹ càng để tìm thấy địa chỉ cung cấp gạch men chất lượng, uy tín bạn nhé!