Gạch thẻ là gạch gì? Ưu - Nhược điểm & ứng dụng trong thiết kế xây dựng
Nội dung bài viết
Được sử dụng trong ốp lát rất nhiều công trình hiện nay. Gạch thẻ là gạch mang lại nhiều vẻ đẹp với dấu ấn rất riêng. Vì vậy, chúng là lựa chọn được rất nhiều gia chủ yêu thích và thường xuyên hướng tới. Tuy nhiên, để chọn lựa được mẫu gạch ưng ý, chất lượng cho ngôi nhà không đơn giản. Việc tìm hiểu gạch thẻ là gì cũng như các đặc điểm của chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về điều này thì hãy tham khảo ngay thông tin trong bài viết dưới đây nhé!
Tổng quan về gạch thẻ
Chọn mua gạch thẻ là xu hướng phổ biến trong xây dựng hiện nay. Vậy, tại sao dòng vật liệu này lại có sức hấp dẫn đối với khách hàng nhiều tới vậy. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bắt đầu từ khái niệm gạch thẻ là gì nhé!
Gạch thẻ là gạch gì?
Không phải là dòng vật liệu quá mới mẻ hoặc xa lạ trên thị trường. Mặc dù phải trực tiếp cạnh tranh cùng rất nhiều sản phẩm khác như gạch đỏ, gạch đá hoa. Tuy nhiên, gạch thẻ vẫn giữ được cho mình vị thế riêng khi xuất hiện trong rất nhiều công trình lớn nhỏ.
Theo đó, gạch thẻ là gạch được sử dụng trong xây dựng, trang trí nhà cửa. Có rất nhiều loại gạch thẻ và mỗi mục đích sử dụng lại có mẫu gạch thẻ riêng. Cụ thể: trong khi các dòng gạch thẻ trang trí, ốp lát tường sử dụng các nguyên liệu chính là bột đá, kết hợp với đất sét và một số chất phụ gia. Vậy thì dòng gạch thẻ xây dựng lại có thành phần nguyên liệu chính là đất sét, trải qua quá trình nung nóng ở nhiệt độ cao.
Kích thước gạch thẻ cũng vô cùng đa dạng: 73x197cm hoặc 148×600, 115x600cm….Chúng là gạch có kích thước tương đối nhỏ, nhưng sở hữu độ cứng và chắc chắn rất lý tưởng. Vì vậy, đây là một gợi ý để bạn sử dụng trong công trình nhà ở, tường, sàn,…mà không cần lo lắng về độ bền của sản phẩm. Ngày nay, gạch thẻ được ứng dụng trong thiết kế xây dựng rất nhiều. Bên cạnh nhu cầu về trang trí nội thất, ngoại thất thì loại vật liệu này cũng được dùng cho xây dựng công trình.
Xem thêm:
Chất liệu
Như đã nói ở trên, chất liệu làm nên gạch thẻ là rất đa dạng. Đất sét hoặc đá phiến là những nguyên liệu chính tạo nên dòng sản phẩm này. Bên cạnh đó, chúng cũng được sử dụng như một loại gạch không nung kết hợp cùng đá, cát, xi măng…Tùy thuộc vào từng dòng gạch thẻ cũng như sự pha trộn của các nguyên liệu mà ta lại có sự lựa chọn các sản phẩm khác nhau, tùy mục đích sử dụng. Cụ thể:
-
Gạch thẻ xây dựng bao gồm gạch thẻ không nung và gạch nung.
-
Gạch thẻ trang trí cũng có sự đa dạng riêng. Chúng thay đổi về mẫu mã, màu sắc để phù hợp với các công trình xây dựng như nhà phố, biệt thự,… Đặc biệt, khả năng phối hợp với các phong cách kiến trúc của gạch thẻ rất ấn tượng.
Hình dáng
Khi tìm hiểu về gạch thẻ là gạch gì người ta cũng thường đề cập tới yếu tố về hình dáng. Theo đó, các mẫu gạch thẻ hiện nay được sản xuất thường có hình chữ nhật với các góc vuông dứt khoát. Về kích thước gạch thẻ, chúng thay đổi tùy theo từng mục đích sử dụng.
- Với gạch xây dựng, kích thước thường là 195x90x55mm. Chúng cũng phân là các dòng gạch 2 lỗ (180x80x45mm) hoặc gạch 4 lỗ hay 6 lỗ,…
- Với gạch trang trí thì không có sự cố định về kích thước. Thậm chí, bạn có thể chọn mua những tấm gạch vuông hoặc các tấm gạch dài mỏng với chiều dài gấp 2 - 3 lần chiều rộng,…
Công dụng gạch thẻ
Gạch thẻ Là dòng vật liệu xây dựng được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong các công trình. Công dụng của gạch thẻ được thể hiện ngay trong tên gọi.
- Những dòng gạch đặc, gạch lỗ được sử dụng trong xây dựng, xây tường, hàng rào…
- Dòng gạch thẻ trang trí dùng trong ốp lát tường với mục đích làm đẹp đồng thời hỗ trợ chống thấm. Sản phẩm này thường được dùng chủ yếu cho vị trí ngoại thất là nhiều nhất.
Xem thêm các sản phẩm tương tự:
Porcelain là gạch gì? Có bao nhiêu loại trên thị trường
Phân loại gạch thẻ
Bên cạnh việc phân biệt gạch thẻ là gạch gì thông qua kích thước, nguồn gốc…. Hiện nay khi nhắc tới định nghĩa gạch thẻ là gì người ta cũng thường phân loại chúng theo các tiêu chí về công năng. Theo đó, gạch thẻ bao gồm 2 loại chính là: trang trí và xây dựng.
Gạch thẻ xây dựng
Gạch thẻ xây dựng hay còn được gọi với tên gọi đầy đủ là gạch thẻ kiến thiết xây dựng hoặc gạch chỉ là loại gạch dùng trong các mục đích xây tường, rào… Đây là vật liệu bắt buộc khi thiết kế xây dựng, không thể thiếu trong quá trình xây nhà.
Nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng hiện nay, gạch chỉ có nhiều loại: gạch đặc, gạch thẻ 2 lỗ, gạch thẻ 4 lỗ, 6 lỗ …Bên cạnh đó, dòng gạch này cho tới nay vẫn không ngừng cải tiến nhằm tạo nên sự phù hợp với nhu cầu xây dựng hiện nay của khách hàng. Trong đó
-
Gạch đặc là gạch được làm với nguyên liệu được làm từ đất sét, nung ở nhiệt độ cao, có kết cấu đặc nguyên khối. Độ bền chắc, cứng rắn của gạch thẻ xây dựng được đánh giá rất cao.
-
Gạch 2 – 4 – 6 lỗ là gạch có cấu tạo rỗng theo hình ống nước. Chúng có 3 loại là 2 lỗ, 4 lỗ, 6 lỗ. Vì cấu tạo rỗng nên trọng lượng của gạch lỗ tương đối nhẹ. Do đó, chúng thích hợp để xây dựng với các tầng cao, giảm trọng tải cho công trình.
Gạch thẻ ốp tường trang trí
Gạch thẻ ốp tường trang trí mới chính thức đưa vào sử dụng trong một vài năm trở lại đây. Chúng không được xếp vào nhóm vật liệu xây dựng mà nằm ở nhóm vật tư trang trí. Chúng mang lại cho không gian sống vẻ đẹp cuốn hút, mới lạ với những mảng tường màu đặc sắc, có cách bài trí thông minh, hài hoa.
So với gạch thẻ xây dựng, gạch thẻ trang trí được sản xuất với thiết kế và mẫu mã phong phú hơn. Chúng không đề cao công năng về độ bền hay tính xây dựng công trình mà tập trung chuyên sâu lớn vào yếu tố thẩm mỹ. Trên thị trường hiện nay, giá của gạch thẻ trang trí cao hơn khá nhiều so với gạch kiến thiết xây dựng.
Xem thêm: Gạch thẻ là gì? Ưu - Nhược điểm & ứng dụng trong thiết kế xây dựng
Ưu và nhược điểm của gạch thẻ
Để bạn hiểu hơn về gạch thẻ là gì trước khi lựa chọn, dưới đây là những phân tích chi tiết về ưu – nhược điểm của dòng vật liệu chúng.
Ưu điểm của gạch thẻ là gì?
Gạch thẻ là gạch gì? Là dòng vật liệu có rất nhiều ưu điểm nổi trội. Đây chính là lý do chúng có tính ứng dụng cao, được người xây dựng đánh giá rất tốt về chất lượng.
Độ bền
Các dòng gạch thẻ xây dựng được thiết kế nhằm mục đích tham gia vào rường cột của công trình. Vì vậy, chúng làm từ đất sét trải qua quá trình nung ở nhiệt độ lên đến cao 1200 độ C. Dòng gạch thu được có đặc tính hoàn toàn không thấm nước (chỉ số hút nước chỉ dưới 1 %).
Không chỉ vậy, sản phẩm còn có độ cứng, mang lại khả năng chịu lực tốt và bền bỉ theo thời gian. Vì vậy, chúng là lựa chọn về gạch lý tưởng trong xây dựng, kiến thiết công trình.
Khả năng chống ẩm mốc
Nước ta vốn đặc trưng với kiểu khí hậu nóng ẩm mưa nhiều. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho ẩm mốc phát triển và sinh sôi. Đặc trưng của những công trình có tình trạng nấm mốc là các mảng tường thường xuyên ẩm thấp, xuất hiện rêu xanh. Chúng không chỉ khiến ngôi nhà mất thẩm mỹ mà còn là nguyên nhân chính gây nên các vấn đề về sức khỏe.
Giải pháp cho vấn đề này chính là việc sử dụng các mẫu gạch thẻ ốp tường trang trí. Dòng gạch này có những đặc tính riêng với khả năng ngăn thấm nước, ngăn ẩm mốc rất hiệu quả. Sử dụng dòng gạch cho ốp lát công trình sẽ giúp bề mặt tường hạn chế rêu mốc, ẩm ướt.
Đặc biệt, chúng cũng mang tới khả năng chịu nhiệt, axit, và chống tia UV, hấp thụ ánh sáng giúp giảm chói mắt. Điều này có được là do thiết kế hàm ếch đặc trưng giúp gạch kết dính hơn với lớp vữa ở giữa. Đồng thời chúng cũng tăng khả năng chống thấm tối đa, giúp bề mặt gạch thẻ luôn ở trạng thái khô ráo, hạn chế tối đa điều kiện cho nấm mốc sinh sôi phát triển.
Tính thẩm mỹ
Cuối cùng, nếu nhắc tới ưu điểm của gạch thẻ là gì thì không thể bỏ qua yếu tố về tính thẩm mỹ. Gạch thẻ hiện nay được ứng dụng sản xuất với công nghệ hiện đại nên có bề mặt bóng đẹp. Ngoài ra, chúng cũng mang trong mình bề mặt cứng và mịn nên chống xước và có thể tự làm sạch.
Nếu để ý bạn sẽ thấy, các sản phẩm gạch này hiện nay được làm với sự đa dạng về màu sắc như: mẫu gạch thẻ giả cổ , trắng, xám đỏ, bóng mờ… Do đó, người dùng đều dễ dàng có thể tìm thấy cho mình mẫu gạch phù hợp với phong cách, lối kiến trúc mà mình muốn hướng tới,
Nhược điểm
Không có quá nhiều nhược điểm tồn tại trong các mẫu gạch thẻ chất lượng hiện nay. Hạn chế lớn nhất của dòng vật liệu này có lẽ đến từ kích thước. Chúng không có các kích thước khổ lớn. Vì vậy, đôi khi trong thi công sẽ lâu hơn, tốn kém chi phí hơn.
Ngoài ra, trong một vài trường hợp, nếu chọn mua phải dòng gạch bị sản xuất không đáp ứng được tiêu chuẩn có thể khiến công trình không đảm bảo kết cấu, gạch không mang lại vẻ đẹp trang trí như mong muốn.
Ứng dụng của gạch thẻ trong thiết kế, xây dựng
Ngày nay, gạch thẻ được ứng dụng trong rất nhiều dạng công trình. Bạn có thể bắt gặp chúng trong rất nhiều khu vực xây dựng. Những công năng tuyệt vời dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về gạch thẻ là gì?
Gạch thẻ ốp tường ngoại thất
Với khả năng chống thấm cực tốt, gạch thẻ là gạch sẽ giúp hạn chế sự phát triển của rêu mốc Chính vì vậy, ứng dụng đầu tiên của loại vật liệu này chính là sử dụng cho các công trình ngoại thất chẳng hạn như: cổng nhà, tường rào, tường bể bơi, tường ban công…
Gạch thẻ ốp tường nội thất
Gạch thẻ là gạch ngoài ốp lát bên ngoài ngoại thất. Người ta cũng sử dụng gạch thẻ cho các mục đích ốp lát bên trong căn nhà. Các mảng gạch thẻ nhỏ, được ốp theo các họa tiết hoặc thiết kế đặc biệt mang lại cho không gian sống vẻ đẹp đơn giản nhưng tinh tế.
Vì vậy, có thể bắt gặp sự xuất hiện của loại vật liệu gạch thẻ này thích hợp cho trang trí cho hầu hết các không gian sống hiện nay như: phòng khách, phòng ngủ, nhà tắm, nhà bếp…
Đặc biệt, sau thời gian dài sử dụng, người ta nhận ra rằng gạch thẻ ốp tường không chỉ giúp không gian trở nên mới lạ. Chúng còn là dòng vật liệu trang trí giúp cách âm tương đối tốt, bề mặt ít bám bụi, dễ dàng vệ sinh, lau chùi.
Một số kiểu xây gạch thẻ ấn tượng và đẹp mắt
Để tạo nên tính thẩm mỹ riêng cho công trình. Ngày nay, người ta chọn lựa ốp gạch thẻ theo nhiều hình thức khác nhau. Nếu bạn đang băn khoăn về việc tạo dấu ấn trong quá trình ốp gạch thẻ là gì thì dưới đây là gợi ý rất đáng để tham khảo.
Xây ốp lát hình ziczac
Xây ốp gạch thẻ theo hình ziczac rất phổ biến trong các công trình hiện nay. Đặc điểm lớn nhất của kiểu ốp lát này đó chính là chúng mang lại vẻ đẹp độc đáo, cuốn hút rất riêng cho công trình. Các viên gạch được xếp cả ngang - dọc tạo nên các chuỗi ziczac nối liền bắt mắt. Đặc biệt, trong những không gian hẹp, gạch thẻ khi được ốp theo hình này sẽ tạo cảm giác rộng rãi, thông thoáng hơn.
Xây ốp hình xương cá
Đôi khi, để thay đổi, làm mới không gian sống, người ta cũng lựa chọn ốp gạch thẻ theo hình xương cá. Chúng là những dòng gạch với hình chữ V có thể thuận hoặc đảo chiều. Đây là gợi ý về cách ốp gạch thẻ lý tưởng cho những không gian lớn, rộng bởi chúng tạo nên độ phức tạp nhưng cuốn hút cho công trình.
Xây ốp lát tạo hình khối
Cuối cùng, người ta cũng thường xây ốp lát gạch thẻ hình khối riêng để mang lại vẻ đẹp độc đáo cho công trình. Đây là cách làm tương đối mới mẻ nên đòi hỏi việc chọn loại gạch, kích thước, màu sắc và kinh nghiệm của đội ngũ thợ thi công phải dày dặn. Bạn cũng cần xác định rõ ràng về các yếu tố như diện tích tường, màu gạch, cách bố trí các hình khối sao cho chúng tạo nên được sự cân đối và hài hòa.
Đặc biệt, trong bố trí gạch thẻ theo hình khối, cần lưu ý. Do chúng có tính chất phức tạp nên kiểu lắp đặt này không thích hợp với không gian tường quá hẹp vì có thể gây rối mắt.
Câu hỏi thường gặp?
1/ Gạch thẻ là gì? Có nên sử dụng gạch thẻ trong xây dựng?
Gạch thẻ là loại vật liệu được sử dụng trong xây dựng, trang trí nhà cửa. Có rất nhiều loại gạch thẻ và mỗi mục đích sử dụng lại có mẫu gạch thẻ riêng. Dòng gạch này có thành phần nguyên liệu chính là đất sét, trải qua quá trình nung nóng ở nhiệt độ cao. Ngày nay các mẫu gạch thẻ được ứng dụng trong xây dựng rất phổ biến.
2/ Gạch thẻ có đắt không?
Giá gạch thẻ vô cùng đa dạng. Việc lựa chọn sẽ tùy theo nhu cầu kinh tế và mục đích mà bạn có thể lựa chọn dòng sản phẩm phù hợp.
Kết luận
Hi vọng rằng, với những giải thích chi tiết trên của Musk.vn - Website Đăng Tin Dịch Vụ sẽ giúp bạn hiểu rõ về gạch thẻ là gì. Với nhiều ứng dụng tuyệt vời cho không gian sống, gạch thẻ rất phổ biến hiện nay trong xây dựng. Hãy lựa chọn dòng gạch thẻ chất lượng, có thiết kế đẹp mắt để ứng dụng trong kiến thiết công trình của mình, bạn nhé!