An toàn xe nâng và những nguyên tắc an toàn khi vận hành xe nâng bạn cần biết
Nội dung bài viết
An toàn xe nâng là hệ thống các nguyên tắc mà tài xế cần nắm rõ trong quá trình vận hành xe nâng. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn cho bản thân người cầm lái mà còn cho hàng hóa và những người xung quanh. Vậy hệ thống nguyên tắc an toàn khi vận hành xe nâng này bao gồm những gì? Hãy để bài viết dưới đây giải đáp cho bạn nhé!
Tham khảo thêm: Các địa điểm thu mua xe cũ uy tín đáng tin cậy nhất.
Những nơi thu mua xe nâng cũ giá cao tại Tp. Hồ Chí Minh
Trường hợp nào không đảm bảo an toàn xe nâng?
Xe nâng là phương tiện được nhiều doanh nghiệp sử dụng để nâng hạ, vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, phương tiện này cũng đem lại nhiều rủi ro tiềm tàng đến tính mạng con người nếu không được vận hành đúng cách. Dưới đây là những trường hợp mà độ an toàn xe nâng trong quá trình vận hành không được đảm bảo:
- Tài xế không được đào tạo kiến thức chuyên môn, nguyên tắc vật lý bài bản mà chở quá tải trọng cho phép.
- Vận hành cẩu thả, không kiểm tra xe trước khi vận hành dẫn đến không phát hiện bong tróc, thiếu bộ phận,...
- Tài xế không làm chủ được xe trong khi vận hành.
- Vi phạm những kỹ thuật an toàn đối với các thiết bị nâng.
Để hạn chế tối đa các trường hợp này, tài xế cần được trang bị nguyên tắc an toàn. Nhờ thế, những sự cố ở xe nâng sẽ được phát hiện sớm, tránh rủi ro khi vận hành.
Bài viết hữu ích khác về kinh nghiệm lái xe nâng sẽ giúp bạn an toàn hơn trong vận hành xe nâng, tham khảo ngay!
Những nguyên tắc an toàn xe nâng khi vận hành
Như đã đề cập ở trên, hệ thống các nguyên tắc an toàn khi vận hành xe nâng cần được tài xế nắm vững để điều khiển xe hạn chế rủi ro. Dưới đây là tổng hợp những nguyên tắc đầy đủ, chi tiết nhất.
Người vận hành phải trang bị đủ những điều kiện cần thiết
Không chỉ riêng xe nâng mà bất cứ dòng xe nào khác, trước khi điều khiển thì người lái xe cần phải đảm bảo những điều kiện sau:
- Đã trải qua những khóa huấn luyện bài bản và được cấp giấy phép vận hành.
- Được ủy quyền từ doanh nghiệp cho phép vận hành xe nâng.
- Có trang phục phù hợp khi lái xe: Quần áo gọn gàng, trang bị đầy đủ giày, mũ bảo hộ,... cũng như những thiết bị cần thiết khác.
Kiểm tra tình trạng các bộ phận xe trước khi vận hành
Một nguyên tắc cực kỳ quan trọng để đảm bảo an toàn xe nâng đó chính là kiểm tra tình trạng các bộ phận trong xe trước khi vận hành. Cụ thể, tài xế cần chắc chắn rằng những bộ phận xe đều hoàn toàn bình thường và hoạt động hiệu quả
- Kiểm tra càng nâng có bị nứt gãy và có khả năng nâng thẳng hay không.
- Kiểm tra các thiết bị đèn, còi, vô lăng và hệ thống phanh của xe.
- Kiểm tra máy móc động cơ và các phụ kiện đi kèm trong xe (tùy vào loại xe sử dụng).
Trong trường hợp những bộ phận trong xe đều đang hoạt động tốt thì tài xế có thể đi vào vận hành. Thế nhưng, nếu có bất cứ một sự cố nhỏ nào phát sinh thì cần ngay lập tức kiểm tra và sửa chữa.
Quan sát xung quanh, tuân thủ các nguyên tắc an toàn khi vận hành xe nâng
Kể cả khi đang điều khiển xe thì tài xế cũng cần cực kỳ chú trọng đến những biển chỉ dẫn đặc biệt xung quanh. Đặc biệt, an toàn xe nâng cần tuân thủ những quy tắc sau nếu bắt gặp các biển chỉ dẫn:
- Chỉ được phép vận hành trong một khu vực hay con đường nhất định.
- Luôn quan sát các biển báo công trường, dấu hiệu,... đặc biệt là biển báo cung cấp tải trọng tối đa được cho phép.
- Luôn lưu ý đến chiều cao phụ tải, phần bảo vệ trên không, cột buồm,... của xe nâng vào những lúc nhập/xuất cảnh công trình, kho bãi,...
- Giữ khoảng cách an toàn cho xe tính từ mép đường để đảm bảo xe không bị rơi nếu ở gần mép rìa.
- Không điều khiển xe trên tấm cầu, ngoại trừ việc tải trọng xe nâng được hỗ trợ thêm.
- Quan sát để đảm bảo an toàn cho những người xung quanh và hàng hóa.
Khi tập trung quan sát, bạn có thể phát hiện sớm những tai nạn có nhiều khả năng xảy ra để cẩn trọng hơn. Vì thế, đây cũng là một trong những công đoạn mà tài xế cần nắm rõ.
Kiểm soát tốc độ để đảm bảo an toàn xe nâng
Việc duy trì xe trong khoảng tốc độ an toàn có thể giúp tài xế tránh khỏi những hậu quả đáng tiếc. Đặc biệt, cần hạn chế việc rẽ hướng, dừng xe hay di chuyển nhanh một cách đột ngột. Trong trường hợp có nhu cầu rẽ, cua, bạn hãy quan sát thật kỹ càng sau đó di chuyển cực chậm để đảm bảo an toàn xe nâng.
Vận chuyển hàng hóa phù hợp tải trọng xe
Mỗi xe nâng hàn đều có một tải trọng nhất định. Nếu nâng lượng hàng hóa lớn hơn thì có thể dẫn đến những tình huống nguy hiểm cho cả người và xe.
Ví dụ: Tải trọng tối đa của xe là 2 tấn nhưng để di chuyển nhanh, bạn đã nâng khối lượng hàng hóa trên xe là 3kg. Điều này vô cùng nguy hiểm vì xe có thể bị lật, hư hỏng bất cứ lúc nào.
Xe nâng có mấy loại? Lựa chọn kích thước xe nâng như thế nào để phù hợp với nhu cầu sử dụng? Cùng Musk.vn tìm hiểu ngay tại đây bạn nhé!
Đảm bảo các thao tác an toàn khi sử dụng
Trong quá trình điều khiển xe nâng, cần đảm bảo đã thực hiện những nguyên tắc an toàn khi vận hành xe nâng:
- Hạ tải xuống thấp và giữ cho nó nằm gần mặt đất.
- Xe nâng hàng không chuyên dùng để chở người, vì thế chỉ nên dùng để chở hàng hóa.
- Trong trường hợp cần thiết, hãy sử dụng đến khóa móc hay khóa vô lăng.
- Ngăn chặn tình trạng xe nâng đột nhiên khởi động bằng cách dùng thiết bị khóa/tagout phù hợp.
Duy trì tầm nhìn quan sát rộng rãi
Một nguyên tắc an toàn khi vận hành xe nâng khác mà tài xế cần lưu ý là luôn giữ cho tầm nhìn quan sát được rộng rãi. Điều này không chỉ đem lại an toàn mà còn giúp tài xế dễ dàng nắm bắt tình hình và khắc phục vấn đề nhanh chóng.
Lưu ý về khoảng cách vận hành
Để đảm bảo an toàn xe nâng, khoảng cách giữa các xe hoặc giữa xe và hàng hóa, công nhân phải được quy định rõ ràng. Đặc biệt khi di chuyển, tài xế cần phải trừ hao để tính toán được khoảng cách an toàn.
Chú ý khi lái xe đường dốc
Khi điều khiển xe nâng vào đường dốc, tài xế xe cần phải thật sự cẩn thận. Cụ thể, hãy kiểm tra kĩ khu vực làm việc và điều khiển xe bằng một tốc độ chậm rãi. Đồng thời, hãy luôn di chuyển hướng về phía trước cũng như xuống dốc ngược lại khi phải vận chuyển nhiều.
Quan sát các sự thay đổi của môi trường
Ngoài những bộ phận bên trong, bạn cũng nên quan sát những dấu hiệu cảnh báo từ môi trường, bầu trời để có phương án xử lý nhanh chóng, kịp thời khi có bất cứ thay đổi gì xảy ra.
Phân bố tải trọng đều cho xe
Trong quá trình vận hành xe nâng, tài xế cần phải nắm những nguyên tắc về tải trọng để đảm bảo an toàn xe nâng. Cụ thể:
- Tuyệt đối không nâng hạ hay di chuyển tải ngoài trừ trường hợp hai càng nâng đã được đặt hoàn toàn dưới tải.
- Không sử dụng một càng nâng để nâng hàng vì không đảm bảo chắc chắn.
- Lựa chọn tấm pallet phù hợp để sử dụng cho tải trọng hàng hóa cần nâng.
- Không dùng những tấm pallet hay ván trượt đã có dấu hiệu mục nát, hư hỏng,...
Xem video: Đào tạo các Nguyên tắc an toàn khi vận hành xe nâng cho người mới vận hành
Quan sát biển báo, lưu ý chiều cao tối đa khi nâng hàng
Nhắc đến nguyên tắc an toàn khi vận hành xe nâng thì tài xế chắc chắn không thể bỏ qua công đoạn quan sát biển báo, đánh dấu chiều cao tối đa cho phép của xe. Điều này giúp tài xế dễ dàng theo dõi đường đi, thiết lập một hệ thống giao lộ an toàn cho cả người và xe.
Bên cạnh đó, mỗi chiếc xe nâng sẽ giới hạn khoảng cách hàng hóa tối đa có thể nâng hạ. Vì thế, hãy luôn lưu ý đến chiều cao mà xe nâng được để đảm bảo xe luôn an toàn và hoạt động tốt.
Giữ tập trung cao độ khi điều khiển
Tài xế mất tập trung khi vận hành xe nâng có thể dẫn đến việc không xử lý kịp những sự cố nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng con người. Vì thế, hãy luôn luôn thận trọng và tỉnh táo, tập trung cao độ trong suốt quá trình điều khiển xe.
Theo dõi và tiếp nhiên liệu cho xe
Điểm tiếp nhiên liệu cho xe nâng là những vị trí đã được chỉ định sẵn. Đối với xe nâng dầu, điểm chỉ định là hệ thống chứa dầu, đối với xe nâng điện thì vị trí tiếp nhiên liệu là bình ắc quy. Quá trình này cần thực hiện chính xác và đúng quy trình để xe và tài xế không bị ảnh hưởng.
Quan sát và báo hiệu khi rẽ hướng
Trước khi rẽ, tài xế cần thông báo bằng những tín hiệu báo trước, đồng thời quan sát xung quanh thật kỹ càng. Nếu phát hiện khoảng cách an toàn chưa đạt tối thiểu hay có vật cản xuất hiện, tài xế cần ngay lập tức dừng lại để đảm bảo an toàn xe nâng.
Qua đường ray phải đảm bảo an toàn
Khi băng qua đường ray, tài xế cần điều khiển xe nâng chạy theo hướng chéo sao cho từng bánh một lăn qua để không có sự cố nào phát sinh.
Cẩn thận khi vận chuyển hàng hóa tải trọng lớn
Khi điều khiển xe nâng có tải trọng hàng hóa lớn, tài xế cần trang bị nhiều kiến thức chuyên môn để bình tĩnh, tự tin. Đặc biệt, việc cân bằng hàng hóa là yếu tố hàng đầu để hạn chế đổ vỡ, gây nguy hại về người và của.
Cân nhắc về địa hình di chuyển
Mỗi loại địa hình sẽ có một loại xe nâng phù hợp. Vì thế, tài xế cũng cần cân nhắc phương án an toàn nhất để không phát sinh bất cứ trở ngại gì trong suốt hành trình.
Đảm bảo khoảng cách để giữ an toàn xe nâng
Trong trường hợp phải làm việc gần nhiều phương tiện khác thì tài xế xe nâng luôn phải chú ý đến khoáng cách an toàn. Hơn thế, bất cứ khi nào di chuyển hay rẽ hướng thì đều phải thông báo bằng tín hiệu và quan sát xung quanh thật kỹ.
Ngồi đúng tư thế
Việc ngồi đúng tư thể không chỉ đem lại sự dễ chịu, thoải mái mà còn đảm bảo an toàn xe nâng.
Đánh dấu khu vực hạn chế
Đối với những khu vực hạn chế, hãy sử dụng những màu sắc để tài xế dễ dàng phân biệt. Cụ thể, màu đỏ để đánh dấu những nguy hiểm về hỏa hoạn, còn màu vàng đánh dấu những nguy hiểm liên quan đến vật lý. Những bảng biển hay hình vẽ, vạch,... cũng có thể phát huy tác dụng trong trường hợp này.
Thao tác tắt xe và kết thúc vận hành phải đúng cách
Cuối cùng, khi hành trình kết thúc, tài xế cũng cần có thao tác tắt xe đúng cách:
- Cất xe vào khu vực được chỉ định.
- Giảm các dĩa, nâng xuống sàn và phanh xe.
- Tắt xe và rút chìa khóa.
- Đảm bảo xe không tự vận hành khi không được giám sát.
>> Xem thêm: Kinh nghiệm mua xe nâng cũ bạn nên biết để tránh bị lừa
Khi nâng hàng nghiêm cấm những thao tác nào?
Để hạn chế nguy hiểm, trong quá trình nâng hàng hóa bằng xe nâng cần tuyệt đối nghiêm cấm những thao tác sau:
- Tự ý lên xuống khi xe vẫn còn đang hoạt động.
- Thực hiện nâng hạ, chuyển tải trong khi vẫn có người đứng bên tải.
- Ở lại trong phạm vi thiết bị nâng hoạt động.
- Nâng tải khi thiết bị chưa ổn định hoặc thiếu móc, móc tải không cân.
- Nâng tải khi còn đang bị vùi dưới đất, bị những vật khác đè lên hay còn liên kết với các vật khác.
- Chuyển hướng khi động cơ vẫn chưa ngừng hẳn.
- Vừa thực hiện kéo đẩy tải, vừa nâng hạ tải.
Khi nào cần ngay lập tức ngưng hoạt động của xe nâng?
Trong một số trường hợp, tài xế cần phải ngay lập tức ngưng hoạt động để đảm bảo an toàn xe nâng. Cụ thể:
- Kết cấu kim loại xuất hiện vết nứt ngay những vị trí quan trọng.
- Phanh xe nâng trục trặc, bị hỏng.
- Móc, cáp, tang của xe bị hao mòn, không còn đảm bảo an toàn khi sử dụng.
- Khoảng cách giữa tải và những vật dưới nhỏ hơn 0,5m.
- v.v.
Câu hỏi thường gặp
Liên quan đến an toàn xe nâng, có rất nhiều thắc mắc được đặt ra xoay quanh vấn đề này. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp kèm câu trả lời đầy đủ.
Để lái xe nâng thì tôi có cần bằng cấp không?
Câu trả lời: Bạn hoàn toàn phải trải qua đào tạo và được cấp bằng lái xe nâng mới có thể điều khiển phương tiện này.
Khi nạp nhiên liệu cho xe nâng, cần làm gì để đảm bảo an toàn?
Câu trả lời: Khi nạp nhiên liệu, bạn cần tắt máy rồi mới được tiến hành châm nước cất.
Tuổi thọ của xe nâng là bao lâu?
Câu trả lời: Tuổi thọ của xe nâng điện thường được tính bằng giờ. Nếu xe nâng làm việc trung bình 8 giờ 1 ngày thì nó sẽ chạy được khoảng 2.000 giờ/năm. Thông thường, tuổi thọ dự đoán của một chiếc xe nâng điện là 10.000 giờ làm việc, vì thế nó có thể sử dụng kéo dài 5 năm tuổi thọ.
Kết luận
Trên đây là những nguyên tắc đảm bảo an toàn xe nâng mà người lái xe cần nắm để hạn chế thiệt hại cho người và của. Hy vọng qua bài viết của Musk.vn, bạn đọc sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm phục vụ cho quá trình làm việc của mình!