Kinh nghiệm lái xe nâng an toàn, chi tiết cho người mới bắt đầu

  • Xe cộ
  • 16/01/2023
  • Đăng bởi Trần Quốc Triệu - Chuyên gia định giá mọi loại xe

Nội dung bài viết

Xe nâng được ứng dụng rộng rãi trong việc sản xuất, vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách lái xe nâng an toàn và đúng cách, nhất là người mới bắt đầu. Trong bài viết hôm nay, Musk.vn sẽ chia sẻ các kinh nghiệm lái xe nâng cũng như các lưu ý khi quan trọng khi vận hành thiết bị này.

Kinh nghiệm lái xe nâng cần biết cho người mới
Kinh nghiệm lái xe nâng cần biết cho người mới

Tham khảo thêm: Các địa điểm thu mua xe cũ uy tín đáng tin cậy nhất. 
                             Những nơi thu mua xe nâng cũ giá cao tại Tp. Hồ Chí Minh 

Những kinh nghiệm lái xe nâng cần biết

Biết phân loại xe nâng hàng

Trước khi bắt đầu lái xe nâng, bạn phải xác định xem loại xe sắp sử dụng là loại xe nào? Nâng được những loại hàng nào? Nâng được 1 lần tối đa bao nhiêu tấn? Xe nâng có bị hư hỏng gì hay không? Không ít người mới vì bỏ qua bước này mà đã làm hư hỏng thiết bị của công ty, vô cùng phiền phức. 

Kiểm tra tính đầy đủ của xe 

Kiểm tra sự đầy đủ của các chi tiết trên bàn lái của xe nâng như: Dây an toàn, phanh tay, phanh chân, vô lăng, cần số, cần nâng hạ, còi, đèn hiển thị, mái che, gương,... 

Kinh nghiệm lái xe nâng - Kiểm tra tính đầy đủ của xe trước khi sử dụng
Kiểm tra tính đầy đủ của xe trước khi sử dụng

Kiểm tra không tải của xe nâng

Kiểm tra các bộ phận của xe nâng trước khi vận hành là một trong kinh nghiệm lái xe nâng quan trọng cần chú ý. Mục đích của việc kiểm tra xe là giúp người lái đánh giá được tình trạng của xe.

  • Kiểm tra bình nhiên liệu: đối với xe chạy bằng xăng (dầu) thì nên kiểm tra bình nhiên liệu và bổ sung vừa đủ. Đối với xe nâng sử dụng điện thì cần kiểm tra bình ắc quy. Bình ắc quy phải được sạc đầy pin và nước trong bình luôn được châm đầy đủ. 
  • Kiểm tra còi và đèn của xe: đèn xi nhan, đèn pha, đèn nháy báo nguy hiểm (nếu có), kiểm tra còi de (còi lùi) có báo không.
  • Kiểm tra gầm xe: kiểm tra gầm xe xem có bị chảy nhớt, chảy dầu hay rò rỉ nước làm mát không. Sửa chữa và bổ sung số dầu nhớt bị thiếu, vì nếu thiếu dầu sẽ gây nóng dẫn đến hỏng động cơ, hộp số của xe.
  • Kiểm tra càng nâng: càng xe nâng bị biến dạng, nứt hoặc bên cao bên thấp sẽ ảnh hưởng đến quá trình nâng, hạ và di chuyển hàng hóa. Thậm chí gây nguy hiểm, làm rơi đổ hàng hóa. 
  • Kiểm tra chỗ ngồi và gương chiếu hậu: mỗi người lái cần điều chỉnh vị trí ngồi và vị trí gương sao cho thoải mái và phù hợp với tầm mắt. Cần đảm bảo ghế ngồi được khóa chặt, không bị lỏng lẻo.
  • Kiểm tra phanh xe nâng: lái xe tiến và lùi 1 đoạn rồi phanh thử. Thông thường khi phanh thì xe nâng di chuyển thêm nửa vòng bánh mới dừng hẳn, hoặc trượt một đoạn dài theo thiết kế của mỗi xe.
Kinh nghiệm lái xe nâng - Kiểm tra không tải của xe nâng
Kiểm tra không tải của xe nâng

Kiểm tra khi có tải cho xe nâng

Mỗi xe nâng có tải trọng nâng nhất định. Việc nâng hàng hoá quá tải thì có thể dẫn đến nguy hiểm. Vì vậy phải đảm bảo vận chuyển hàng đúng tải trọng quy định của xe. Đây là một bước quan trọng trong kinh nghiệm lái xe nâng.

Nếu khi nâng 1 kệ hàng nhưng bạn vẫn chưa biết được kệ hàng đó nặng bao nhiêu và xe nâng đó tải được bao nhiêu, thì làm theo các bước sau:

  • Nâng hàng lên từ từ, cách mặt đất khoảng 20cm. Trong trường hợp kệ hàng nặng quá xe bị chổng phần sau lên thì cũng không gây hại cho hàng hóa và người lái. Ngoài ra nếu hệ thống thủy lực có vấn đề thì hàng hóa rơi xuống ít bị hư hỏng hơn.
  • Khi nâng hàng lên khoảng 20cm mà không có vấn đề gì thì tiếp tục kiểm tra như sau: tắt máy tạm thời, khóa phanh tay, để hàng hóa ở vị trí cách mặt đất 20cm trong 5-10 phút, để kiểm tra các van hãm của hệ thống thủy lực  (phanh nâng) có đảm bảo giữ được hàng và nâng hạ được không.
  • Tiếp theo, nâng hàng lên khoảng 50-60cm và thả xuống gần mặt đất rồi phanh lại xem hàng có bị tuột hay không.
Kinh nghiệm lái xe nâng - Kiểm tra khi có tải cho xe nâng trước khi sử dụng
Kiểm tra khi có tải cho xe nâng trước khi sử dụng

Nếu bạn là người mới bắt đầu lái xe nâng và chưa có nhiều kinh nghiệm, bài viết về kích thước xe nâng sau đây có thể giúp ích rất nhiều cho bạn trong quá trình vận hành xe nâng, xem ngay!

Kinh nghiệm lái xe nâng cho người mới

Ghi nhớ một số kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp bạn có được sự an toàn xe nâng khi điều khiển:

  • Khi nâng hàng, nên chỉnh cần số ở chế độ tiến hoặc lùi trước khi tăng tốc. 
  • Xe nâng hoạt động trong môi trường nhà xưởng, kho bãi phải chú ý tốc độ vận hành vừa phải, khoảng 5km/h là hợp lý nhất.
  • Việc sang số liên tục giúp động cơ của xe hoạt động uyển chuyển và hài hòa. Đồng thời làm tăng tuổi thọ cho xe nâng.
  • Tuyệt đối không nâng hạ càng nâng khi di chuyển chuyển nhanh. Điều này đặc biệt nguy hiểm cho người lái xe và cả người xung quanh.
  • Không cho phép những đối tượng vô phận sự lên xuống xe trong quá trình di chuyển.
Kinh nghiệm lái xe nâng - Kinh nghiệm lái xe nâng an toàn
Kinh nghiệm lái xe nâng an toàn

Xem thêm video: Chia sẻ kinh nghiệm lái xe nâng cực dễ hiểu - người mới cũng lái được tại đây:

Một số kinh nghiệm mua xe nâng đã qua sử dụng, cũng được Musk.vn chia sẻ tại đây, tham khảo ngay!

Những nguyên tắc cần tuân thủ trong kinh nghiệm lái xe nâng

Nguyên tắc 1: Người vận hành xe nâng phải đủ điều kiện.

Tương tự các loại xe khác, người lái xe nâng cần đảm bảo đủ các điều kiện cần thiết, cụ thể:

  • Được đào tạo bài bản. Có giấy phép vận hành.
  • Người lái phải được doanh nghiệp uỷ quyền vận hành xe nâng.
  • Đảm bảo trang phục lái xe nâng phù hợp: quần áo gọn gàng, trang bị giày, mũ bảo hộ và thiết bị cần thiết khác.

Nguyên tắc 2: Luôn tập trung cao độ.

Việc người lái mất tập trung có thể dẫn đến thiếu quan sát, không xử lý kịp các tình huống bất ngờ, gây nguy hiểm nghiêm trọng. Vì vậy, hãy luôn tập trung và giữ tỉnh táo trong quá trình vận hành xe nâng. 

Kinh nghiệm lái xe nâng - Luôn tập trung và tỉnh táo khi lái xe nâng
Luôn tập trung và tỉnh táo khi lái xe nâng

Nguyên tắc 3: Tuân thủ chỉ dẫn, quan sát xung quanh.

Khi vận hành xe nâng phải làm theo các quy tắc công trình và các hướng dẫn như: 

  • Người lái chỉ được phép hoạt động trong 1 khu vực và con đường nhất định. 
  • Phải chú ý các dấu hiệu, biển báo công trường, nhất là các biển báo tối đa tải trọng sàn cho phép và chiều cao tĩnh.
  • Quan sát người xung quanh, khoảng cách hàng hóa và các xe nâng hoặc thiết bị khác đang làm việc cùng khu vực,…
  • Lưu ý chiều cao của phụ tải, cột buồm và bảo vệ trên không của xe khi nhập hoặc xuất cảnh công trình/kho bãi/cảng.
  • Không vận hành xe trên tấm cầu, trừ khi chúng có thể hỗ trợ trọng lượng của xe nâng và tải trọng hàng hóa.

Việc chú ý quan sát xung quanh giúp hạn chế tai nạn, đảm bảo xe nâng không gặp sự cố đáng tiếc nào. Đây cũng là kinh nghiệm lái xe nâng mà người vận hành cần ghi nhớ.

Kinh nghiệm lái xe nâng - Tuân thủ chỉ dẫn, quan sát xung quanh
Tuân thủ chỉ dẫn, quan sát xung quanh

Nguyên tắc 4: Không vi phạm các yêu cầu về mặt kỹ thuật

Trong quá trình nâng hàng, để đảm bảo an toàn cần tránh những việc sau đây:

  • Người lên - xuống xe nâng trong quá trình vận hành
  • Người ở lại trong khu vực hoạt động của xe nâng
  • Nâng, hạ và chuyển tải khi có người đứng ở bên tải
  • Nâng tải khi tải chưa ổn định
  • Móc tải không cân, thiếu móc
  • Nâng tải bị vùi dưới đất, bị vật khác đè lên hoặc bị liên kết với các vật khác.

Một số sai lầm thường gặp khi lái xe nâng

Bên cạnh nguyên tắc và kinh nghiệm lái xe nâng, bạn cần lưu ý thêm một số sai lầm thường gặp khi điều khiển loại xe này để phòng tránh.

Ít chú ý các chướng ngại vật trên cao

Các loại xe nâng thường có chiều cao nâng - hạ khá lớn, thậm chí lên đến 6m. Do đó, khi di chuyển phải chú trọng đến các vật cản như mái nhà, dây điện, độ cao cửa ra vào. Những khu vực quá chật hẹp sẽ làm xe nâng bị lật hoặc hàng hóa rơi vào người lái và các người xung quanh. 

Không kiểm tra xe nâng thường xuyên

Yêu cầu cơ bản là phải tự mình kiểm tra kỹ lưỡng xe nâng trước khi vận hành. Nên kiểm tra xe nâng trước mỗi ca làm việc. Điều này bao gồm việc kiểm tra tất cả bộ phận của xe nâng, có thể giúp xác định được vấn đề trước khi gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Kinh nghiệm lái xe nâng - Cần kiểm tra kỹ lưỡng xe nâng trước mỗi ca làm việc
Cần kiểm tra kỹ lưỡng xe nâng trước mỗi ca làm việc

Nâng hàng hóa vượt tải trọng cho phép

Khi bạn sử dụng 1 kiện hàng vượt quá tải trọng cho phép của xe nâng hàng thì có thể sẽ xảy ra các rủi ro như: Lật xe nâng hàng, giảm tải, mất kiểm soát lái, va chạm…

Đây đều là các rủi ro nguy hiểm trên xe nâng hàng, vì lúc này người lái gần như mất đi khả năng kiểm soát xe nâng hàng. Để tránh rủi ro này, người vận hành nên:

  • Đọc kỹ bảng dữ liệu về tải trọng - trung tâm tải - chiều cao nâng của thiết bị.
  • Có hiểu biết về kiện hàng cần vận chuyển.
  • Sắp xếp kiện hàng ở vị trí thích hợp. Các kiện hàng nặng nên đặt vào vị trí gốc càng nâng. 
  • Phụ kiện xe nâng hàng cũng góp phần thay đổi cách thức hoạt động và giảm tải trọng xe nâng. Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi lắp đặt phụ kiện cho xe nâng.
Kinh nghiệm lái xe nâng - Không nâng hàng hóa vượt tải trọng cho phép của xe
Không nâng hàng hóa vượt tải trọng cho phép của xe

Một số thắc mắc

Các mối nguy hiểm khi lái xe nâng hàng?

Một số mối nguy hiểm phổ biến liên quan đến điều khiển xe nâng:

  • Tải không an toàn có thể rơi và đè bẹp người lái xe hoặc người đi bộ.
  • Xe nâng có thể lật nếu tốc độ quá cao hoặc tải không cân bằng.
  • Công nhân có thể ngã nếu đứng trên càng nâng.
  • Người đang vận hành xe có thể không nhìn thấy người đi bộ. Dẫn đến va chạm và gây tai nạn nghiêm trọng.
Kinh nghiệm lái xe nâng - Các mối nguy hiểm khi lái xe nâng hàng
Các mối nguy hiểm khi lái xe nâng hàng

Lái xe nâng có cần bằng không?

Mỗi loại xe nâng thực hiện một nhiệm vụ riêng. Với loại xe nâng hoạt động bằng cơ (hoặc bán tự động) với môi trường hoạt động quy mô nhỏ, thì không cần bằng lái hay chứng chỉ vận hành nào. Với môi trường hoạt động trong nhà và vận hành ở quy mô cá nhân, cửa hàng. 

Với các loại xe nâng điện và xe nâng dầu cỡ lớn thì người điều khiển xe nâng cần có chứng chỉ vận hành xe nâng, theo như quy định của pháp luật. Chứng chỉ vận hành xe nâng có giá trị tương đương bằng lái xe 2 bánh hoặc 4 bánh. Những trường hợp yêu cầu người lái xe nâng cần có chứng chỉ này: Cơ quan nhà nước, bộ quốc phòng, công an, các doanh nghiệp có quy mô lớn hay nhỏ,…

Chứng chỉ lái xe nâng là loại giấy tờ chứng nhận người vận hành xe đạt tiêu chuẩn.  Hiện nay, nhiều doanh nghiệp kể cả là nhà nước hay tư nhân đều khuyến khích nhân viên lái xe nên có chứng chỉ này để đảm bảo quyền lợi cũng như sự an toàn trong quá trình sử dụng.

Kinh nghiệm lái xe nâng - Lái xe nâng cần chứng chỉ không?
Lái xe nâng cần chứng chỉ không?

Khi học lái xe nâng cần điều kiện gì?

Hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ dạy lái xe nâng. Và để có thể học và thi bằng lái xe nâng, cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Đủ 18 tuổi trở lên
  • Là công dân Việt Nam hoặc là người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
  • Đáp ứng đủ trình độ và tiêu chí sức khỏe khi tham gia lái xe nâng. 

Lời kết

Trên đây, Musk.vn đã hướng dẫn chi tiết cho bạn về kinh nghiệm lái xe nâng an toàn thông qua bài viết trên. Đây quả thật là phương tiện rất có ích trong đời sống, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Hãy ghi nhớ những kinh nghiệm trên đây để áp dụng thật hiệu quả. 

Trần Quốc Triệu - Chuyên gia định giá mọi loại xe

Kỹ sư Trần Quốc Triệu với 4 năm kinh nghiệm cố vấn kỹ thuật, dịch vụ về ngành ô tô nói riêng và mảng thu mua xe nói chung. Với hơn 100 giao dịch thành công lớn nhỏ trong mỗi năm. Hiện tại đang là chuyên gia trong lĩnh vực thẩm định giá và thu mua xe tại sàn TMĐT Musk.vn.

Web: https://musk.vn/tran-quoc-trieu.html

Call: 0904140007

Bình luận
Gửi