Cấu tạo của bồn cầu vệ sinh 1 khối, 2 khối, bồn cầu bệt chi tiết nhất
Nội dung bài viết
Hiện nay có rất nhiều cấu tạo bồn cầu khác nhau trên thị trường tương ứng với các đặc điểm, nhu cầu riêng của người sử dụng. Do là thiết bị vệ sinh quan trọng không thể thiếu trong không gian phòng tắm nên việc tìm hiểu cấu trúc bồn cầu là điều vô cùng cần thiết. Để có thể hiểu rõ hơn về cấu tạo của bồn cầu, mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Musk.vn.
Cấu tạo bồn cầu bệt 1 khối và 2 khối chi tiết
Dù khác nhau về kiểu dáng nhưng cấu tạo của bồn cầu bệt lại khá giống nhau. Bao gồm các bộ phận chính là thân bồn cầu, két nước, nắp đậy và vòi xịt.
Cấu tạo bồn cầu 1 khối chi tiết
Bồn cầu 1 khối hay còn gọi là cấu tạo bồn cầu liền khối là loại bồn cầu được thiết kế liền một mạch. Tức là từ phần bệ ngồi đến phần két nước đều được gắn trên một khối liền mạch. Ưu điểm của thiết kế bồn cầu 1 khối là có tính thẩm mỹ cao, phù hợp với nhiều không gian lắp đặt khác nhau mang đến cảm giác cao cấp và sang trọng.
Dựa trên cấu tạo của bồn cầu vệ sinh 1 khối sẽ chia ra thành 3 bộ phận chính sau:
- Thân bồn cầu 1 khối
- Nắp đậy bồn cầu 1 khối
- Vòi xịt rửa bồn cầu 1 khối
Cấu tạo của bồn cầu bệt 1 khối sẽ không có kẽ hở giữa két nước và bệ ngồi. Từ đó mang đến sự tiện lợi trong quá trình vệ sinh, bảo dưỡng cũng như hạn chế rò rỉ nước, ố vàng.
Cấu tạo bồn cầu 2 khối chi tiết
Cấu trúc bồn cầu vệ sinh 2 khối bao gồm phần bệ ngồi và két nước tác rời nhau. Trong đó, bệ ngồi sẽ đặt ở dưới két nước. Đây là loại cấu tạo bồn cầu ngồi được sử dụng phổ biến và phù hợp để lắp đặt trong không gian phòng vệ sinh có diện tích từ nhỏ tới lớn, với mọi phong cách khác nhau. 4 bộ phận chính của bồn cầu bệt 2 khối là:
- Thân bồn cầu bệt 2 khối
- Két nước bồn cầu bệt 2 khối
- Nắp bồn cầu bệt 2 khối
- Vòi xịt bồn cầu bệt 2 khối
Khác với kết cấu bồn cầu liền khối thì các bộ phận của bồn cầu 2 khối sẽ tạo ra những khe hở ở vị trí lắp đặt bệ ngồi và két nước và bệ ngồi. Người dùng nên vệ sinh phần két nước thường xuyên bằng cách tháo rời để lau chùi sạch sẽ cũng như hạn chế rò rỉ nước.
Cấu tạo két nước bồn cầu bệt 2 khối
Két nước bồn cầu 2 khối là bộ phận xả nước để loại bỏ các tạp chất, chất thải ở dạng lỏng xuống dưới bể phốt. Kiểu dáng của các loại bồn cầu bệt có thể khác biệt nhưng bồn cầu cấu tạo két nước đều giống nhau.
Cấu tạo thân bồn cầu (bệ ngồi)
Thân bồn cầu 2 khối hay còn gọi là bệ ngồi toilet là nơi để người dùng ngồi lên khi sử dụng thiết bị. Đây được coi là bộ phận không thể thiếu của một cấu tạo bồn cầu vệ sinh hoàn chỉnh.
Cấu tạo vòi xịt toilet bồn cầu 2 khối
Vòi xịt toilet là một vòi phun sử dụng nguyên lý lực bấm tay để kích hoạt nguồn nước chảy ra ngoài. Cấu tạo vòi xịt bồn cầu 2 khối không quá khác biệt các vòi xịt nước lắp trên lavabo.
Tác dụng của vòi xịt là làm sạch các bộ phận trên cơ thể sau khi tiếp xúc với bồn cầu. Ngoài ra, chúng còn có mục đích xịt rửa các vị trí như sàn, vành bồn cầu, tường trong phòng vệ sinh, nhà tắm.
Cấu tạo nắp bồn cầu 2 khối
Bộ phận nắp đậy bồn cầu được thiết kế phía trên thân bồn cầu 2 khối. Vai trò sử dụng của chi tiết này là che đậy thân bồn cầu khi không có nhu cầu sử dụng tới hay vừa sử dụng xong. Lưu ý quan trọng, sau khi đi vệ sinh xong, bạn nên đóng kín nắp bồn cầu lại trước khi tiến hành xả nước để tránh lây lan vi khuẩn trong không gian.
Cấu tạo bồn cầu ngồi (xổm) chi tiết
Khác với bồn cầu xổm có thiết kế tương đối đơn giản. Chúng chỉ bao gồm một khối nguyên với hai bộ phận chính là bộ bệt ngồi và bộ xả nước. Vì vậy, cấu tạo của bồn cầu ngồi xổm còn được gọi là cấu tạo bồn cầu nguyên khối.
Bộ xả nước bồn cầu xổm
Bộ xả nước bồn cầu xổm là bộ xả được gắn phía trên thân của bồn cầu. Với vai trò quan trọng là giúp xả nước ra lòng bồn cầu để loại bỏ chất thải, cặn bẩn xuống bể phốt sau khi sử dụng.
Bộ ngồi bệt
Bộ bệt ngồi là nơi người dùng ngồi xổm để đi vệ sinh nên nguyên lý hoạt động không có gì quá phức tạp. Sau khi đi vệ sinh, bạn chỉ cần tiến hành xả nước từ bộ xả là có thể loại bỏ tối đa cặn chất dưới lòng bồn cầu.
Cấu tạo của bồn cầu tiểu nam chi tiết
Bên cạnh bồn cầu bệt và bồn cầu xổm còn có loại bồn cầu tiểu nam được lắp đặt dành riêng cho nam giới. Thiết bị vệ sinh này giúp cánh mày râu có thể đi tiểu tiện thuận lợi hơn mà không cần sử dụng tới bộ bệt ngồi. Cấu tạo của bồn cầu tiểu nam sẽ bao gồm các chi tiết sau:
- Thân bồn tiểu là nơi để người dùng đi vệ sinh nhẹ
- Ống thoát nước bồn tiểu được gắn liền với ống thoát nước âm tường
- Gioăng nối tường cao su giúp gắn liền hệ thống đường ống tránh rò rỉ nước
- Ống cấp dẫn nước giúp xả chất thải nhanh chóng sau khi sử dụng
- Van xả nhằm kích hoạt nguồn nước xả vào thân bồn tiểu khi tiểu tiện xong
- Giá treo và ốc vít giúp cố định thân bồn tiểu trên tường được chắc chắn. Đồng thời có thể căn chỉnh chiều cao so cho vừa tầm với của người sử dụng.
Cấu tạo bồn cầu nhà vệ sinh âm tường chi tiết
Sơ đồ cấu tạo bồn cầu âm tường sẽ gồm 2 chi tiết chính là két nước âm, khung và bồn cầu sứ treo phía ngoài.
- Két nước âm: Bộ phận chứa nước để tạo áp lực xả cho bồn cầu âm tường
- Khung thép: Phần chịu lực và bao khung các bộ phận phía trong tường thêm chắc chắn. Thông thường, chúng sẽ được sơn tĩnh điện và chế tạo bằng thép cứng nên chống rỉ rất tốt.
- Phần bồn cầu treo sứ: Được chế tạo theo hình dạng treo vào khung thép với đầy đủ các tính năng và có thể kết hợp với mọi nắp rửa thông minh khác trên thị trường.
Cấu tạo bồn cầu thông minh chi tiết
Cấu tạo của bồn cầu thông minh bao gồm hai thiết kế chính kể sau:
- Nắp điện tử Washlet: Đây là bộ phận giúp bạn điều chỉnh áp lực nước, chế độ vòi rửa, sấy khô, làm ấm tùy ý thông qua nắp ngồi tiện lợi. Ngoài ra, bạn có thể tiết kiệm giấy vệ sinh và không cần dùng đến nước với tính năng phun rửa được tích hợp sẵn trên Washlet.
- Công nghệ Ewater + : Công nghệ xả ion hiện đại tự động diệt vi khuẩn và nấm mốc. Đồng thời chống bám bẩn, tránh ố vàng cho bồn cầu
Nguyên lý hoạt động của bồn cầu chi tiết
Dù khác biệt về tên gọi hay thiết kế bên ngoài thế nhưng nguyên lý hoạt động của bồn cầu lại khá giống nhau. Chúng đều sử dụng lực ấn nhẹ vào cần gạt hoặc nút xả để có thể nhấc nắp đậy cao su lên. Khi đó, nước được tích hợp sẵn trong két sẽ chảy xuống từ từ qua cửa van xả xuống dưới ống dẫn. Sau đó chuyển đến các lỗ ở vành bồn cầu và xả nước khắp lòng bồn cầu.
Khi này, nước được xả từ két xuống lòng bồn cầu theo một tiêu chuẩn nhất định. Kế đến, tràn qua cổ cò uốn hình chữ S. Lúc này, hiệu ứng siphon sẽ tạo lực mạnh giúp hút sạch và cuốn trôi toàn bộ chất thải.
Theo dõi video bên dưới để nắm bắt rõ hơn về cấu tạo của bồn cầu và nguyên lý hoạt động của nó nhé!
Cách ngồi bồn cầu đúng tốt cho sức khỏe
Theo các chuyên gia, cách ngồi bồn cầu đúng tốt cho sức khỏe là tạo một phần gấp khúc 35 độ giữa chân và lưng. Hay theo dân gian còn gọi là ngồi xổm. Tại tư thế này, phần ruột của chúng ta sẽ được giữ theo phương thẳng đứng. Từ đó giúp phân được đào thải ra ngoài một cách dễ dàng mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Ngoài ra, trong quá trình ngồi bồn cầu, bạn nên kê một chiếc ghế thấp dưới chân khi đi vệ sinh. Đồng thời, cố gắng co chân để tạo thành góc 35 độ với thân giúp quá trình đào thải trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn, tránh táo bón.
Một số lưu ý quan trọng khi chọn bồn cầu
Dựa vào nghiên cứu và đánh giá của các chuyên gia thì cấu tạo mỗi loại bồn cầu bệt và bồn cầu xổm sẽ có ưu và nhược điểm riêng:
- Nếu bạn không muốn bị nhức mỏi hay tê chân thì có thể chọn bồn cầu bệt. Tuy nhiên lại dễ ảnh hưởng đến quá trình bài tiết gây ra các vấn đề về trĩ, đại tràng và khó tiêu.
- Bồn cầu cấu tạo xổm có thể khắc phục các vấn đề về đường bài tiết nhưng dễ gây ra các vấn đề đau nhức, tê mỏi ở vùng chân và hông.
Như vậy, tùy vào không gian phòng vệ sinh và mục đích sử dụng mà bạn có thể chọn loại bồn cầu phù hợp với gia đình. Cả hai loại đều không có khả năng tiêu hủy các vật quá lớn hay chất thải rắn. Do đó khi sử dụng, bạn tránh vứt quá nhiều giấy vệ sinh, đồ vật sắc nhọn vào bồn cầu vì sẽ khó phân hủy gây đến tình trạng tắc nghẽn, bất tiện khi sinh hoạt.
Một số thắc mắc thường gặp về cấu tạo bồn cầu
Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp được Musk.vn tổng hợp về cấu tạo của bồn cầu cùng lời giải đáp chi tiết.
Kích thước của bồn cầu phù hợp lắp đặt nhà vệ sinh gia đình là bao nhiêu?
Mỗi nhà vệ sinh sẽ có diện tích chứa khác nhau nên trước khi lựa chọn kích thước bồn cầu, bạn cần xác định chính xác các số đo chiều sâu, chiều rộng và chiều cao.
Theo các chuyên gia, chiều cao bồn cầu lý tưởng, phục vụ thuận tiện cho nhu cầu vệ sinh là từ 17 inch đến 19 inch. Tuy nhiên để thoải mái hơn, bạn có thể cộng thêm chiều cao vòng ghế từ 1,7cm đến 2,5cm.
Nên chọn bồn cầu có kiểu xả nào?
Việc lựa chọn kiểu xả bồn cầu quyết định đến khả năng làm sạch của thiết bị. Bởi mỗi kiểu xả sẽ hoạt động theo quy chế khác nhau cũng như yêu cầu lượng nước phù hợp. Có 2 dạng xả bồn cầu phổ biến hiện nay là xả theo trọng lực và xả theo áp lực.
- Bồn cầu xả theo áp lực: Ưu điểm của mẫu bồn cầu này là khả năng làm sạch vượt trội. Thế nhưng giá thành khá cao và phát ra tiếng ồn lớn khi hoạt động.
- Bồn cầu xả theo trọng lực: Với chi phí có phần rẻ và sử dụng êm ái hơn thế nhưng khả năng làm sạch của mẫu bồn cầu này lại không quá tối ưu.
Nên chọn chất liệu men nào tốt cho bồn cầu?
Một thắc mắc cũng được nhiều người dùng quan tâm là nên chọn chất liệu men nào cho bồn cầu. Bởi lớp men có khả năng làm giảm bớt vi khuẩn và cặn bẩn gây hại cho sức khỏe bám dính trên thành bồn cầu.
Theo kinh nghiệm từ các chuyên gia, bạn nên chọn mẫu bồn cầu có lớp men nhẵn bóng, khó bị bám bụi. Chúng không những tốt cho sức khỏe mà còn dễ dàng vệ sinh, luôn thẩm mỹ và bền đẹp.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về cấu tạo bồn cầu mà Musk.vn muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng qua bài viết trên, quý khách có thể đưa ra nhận định chính xác khi lựa chọn bồn cầu phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình nhé.