Vai trò, phân loại & cách lắp đặt ống thông gió công nghiệp nhà xưởng
Nội dung bài viết
Ống thông gió công nghiệp được xem là một trong những giải pháp tuyệt vời tại các nhà xưởng, khu công nghiệp nhằm bảo vệ sức khỏe công nhân và tăng năng suất làm việc. Sản phẩm hiện nay được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn những thông tin cụ thể về thiết bị hữu dụng này nhé!
Ống thông gió công nghiệp là gì?
Ống thông gió công nghiệp nhà xưởng là bộ phận chính nằm trong hệ thống thông gió và điều hòa không khí của một công trình, dùng để thay đổi luồng không khí trong bất cứ không gian nào. Thiết bị mang đến nguồn không khí tốt hơn, tăng cường lượng oxy và kiểm soát nhiệt độ, loại bỏ mùi hôi, khó chịu do nấm mốc và vi khuẩn gây ra.
Vai trò của ống thông gió công nghiệp
Ống thông gió là bộ phận chính trong hệ thống thông gió nhân tạo và điều hòa khí. Tác dụng của thiết bị là dẫn truyền và vận chuyển không khí đã được xử lý từ trong nhà xưởng ra bên ngoài và lấy không khí mới đưa vào nhà xưởng. Ngoài ra, ống thông gió công nghiệp còn có chức năng khác như khắc phục sự cố, loại bỏ bụi bẩn và độ ẩm hiệu quả.
Nhà xưởng, kho hàng là nơi phát sinh rất nhiều bụi và khí bẩn, hơi nóng do các hoạt động của máy móc và nhân công. Nhờ những chức năng trên mà không khí trong xưởng được thay đổi thường xuyên. Oxy được luân chuyển liên tục giúp công nhân cảm thấy thoải mái hơn khi làm việc. Đồng thời, khí nóng được loại bỏ sẽ giúp máy móc hoạt động ổn định hơn.
>>> Tìm hiểu thêm:
- Hệ thống thông gió nhân tạo là gì?
- Mục đích của hệ thống thông gió là gì?
Ưu và nhược điểm của ống thông gió công nghiệp
Ưu điểm
Ống thông gió công nghiệp sở hữu những đặc điểm nổi trội được các doanh nghiệp ưa chuộng bao gồm:
- Độ bền cao với thời gian sử dụng và hoạt động lâu dài.
- Không bị han gỉ, oxy hoá và giữ được độ sáng trong suốt thời gian sử dụng.
- Trọng lượng nhẹ nên công tác di chuyển và lắp đặt dễ dàng.
- Có khả năng loại bỏ mùi hôi và bụi bẩn khó tại các nhà xưởng và khu công nghiệp, điều hòa công nghiệp nhà xưởng hiệu quả.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nổi vậy đã nêu trên, ống thông gió còn tồn tại một số những nhược điểm cần khắc phục như:
- Chi phí thi công lắp đặt khá cao nhưng đổi lại doanh nghiệp sẽ có được hệ thống thoát khí bền đẹp.
- Việc tiến hành lắp đặt hệ thống này khá khó khăn và tốn nhiều thời gian.
Phân loại ống thông gió công nghiệp
Thị trường hiện nay cho ra đời đa dạng các sản phẩm ống thông gió giúp doanh nghiệp có thể lựa chọn phù hợp với tiêu chuẩn riêng. Dưới đây là phân loại các loại ống thông khí theo các tiêu chí do nhà sản xuất đưa ra.
Theo kiểu dáng
Đối với tiêu chí kiểu dáng, ống thông gió công nghiệp được chia thành 2 loại bao gồm:
- Ống tròn: Là ống được làm chủ yếu từ tole mạ thép hoặc inox. Nhờ tính thẩm mỹ cao, lắp đặt đơn giản và dễ dàng vệ sinh nên ống tròn được sử dụng phổ biến. Trong đó, ống tròn lại được chia thành ống tròn trơn và ống tròn xoắn.
- Ống vuông: Hầu hết ống này được làm từ tole tráng kẽm với kích thước đa dạng và hiệu suất thông gió cao, thích hợp sử dụng cho cả nhà xưởng diện tích lớn và vừa.
Theo chất liệu
Ống thông gió được sản xuất bởi đa dạng chất liệu. Tuỳ theo mục đích sử dụng mà doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong những loại sau đây:
- Ống inox: Có khả năng chống oxy hoá, rỉ sét và hư hỏng nên có tuổi thọ rất dài. Bên cạnh đó, vẻ ngoài sáng bóng của loại ống này cũng giúp tăng thêm giá trị thẩm mỹ cho công trình.
- Ống nhôm: Loại ống thông gió công nghiệp này có tính đàn hồi lớn và có thể chịu nhiệt, chống cháy hiệu quả. Độ bền cao cũng giúp hạn chế chi phí sửa chữa cho doanh nghiệp.
- Ống nhựa PVC: Độ mềm của sản phẩm cao cùng khả năng chống nước tốt và dễ dàng uốn cong theo góc khuất công trình. Sản phẩm nhẹ giúp di chuyển và lắp đặt đơn giản, có thể chịu được áp lực của quạt hút công nghiệp.
- Ống tráng kẽm: Chất liệu này ít bị oxy hoá và han gỉ, đồng thời rất nhẹ và bề mặt trơn láng dễ vệ sinh nên có tính thẩm mỹ cao.
Theo vị trí lắp đặt
Dựa vào vị trí lắp đặt mà có thể chia ống thông gió thành 2 loại:
- Ống treo: Hệ thống ống thông khí được treo trên các giá đỡ ở vị trí cao như trần nhà xưởng.
- Ống ngầm: Là hệ thống ống thông gió công nghiệp được đặt dưới lòng đất và lắp kèm ống nước hoặc điện để tiết kiệm chi phí.
Theo chức năng
Dựa vào mục đích sử dụng của doanh nghiệp mà ống thông gió được chia thành 4 loại với 4 chức năng khác nhau. Bao gồm:
- Ống thông gió.
- Ống hồi gió.
- Ống cấp khí tươi.
- Ống thải gió.
Theo tốc độ gió
Tiêu chí tiếp theo để phân loại ống thông gió là tốc độ gió. Có thể chia ống thông gió thành ống tốc độ cao và ống tốc độ thấp. Trong đó:
- Ống tốc độ thấp: Là ống có cấp độ gió cũng như hồi gió dưới 12,7 m/s.
- Ống tốc độ cao: Là ống có cấp độ gió cũng như hồi gió từ khoảng 12,7 - 25,4 m/s.
Theo áp suất dư
Áp suất dư là yếu tố rất được quan tâm khi thi công đường ống. Theo áp suất dư, doanh nghiệp có thể chọn 1 trong 3 loại đường ống thông gió công nghiệp bao gồm ống áp suất thấp (95 mmH2O), áp suất trung bình (95 – 172 mmH2O) và áp suất cao (172 – 310 mmH2O).
Phụ kiện đi kèm với hệ thống đường ống gió công nghiệp
Trong quá trình thi công lắp đặt các hệ thống thông gió cho doanh nghiệp, đặc biệt là ghép nối đường ống gió với nhau, người thực thi sử dụng những phụ kiện và thiết bị hỗ trợ bao gồm:
- Vis: Hay còn gọi là vít bắn tole, được dùng khi vật liệu nền có độ dày trên 1,5mm.
- Rivets: Dùng để kết nối những đoạn ống hoặc phụ kiện của hệ thống thông gió với nhau.
- Bulong, vòng đệm, ty treo, ốc vít: Được dùng theo quy chuẩn ống gió.
Phương thức tiêu âm cho hệ thống ống thông gió công nghiệp
Trong quá trình sử dụng, ống thông gió có thể sẽ phát ra tiếng ồn ảnh hưởng tới quá trình làm việc. Do đó, doanh nghiệp cần ứng dụng một số các biện pháp tiêu âm và làm giảm tiếng ồn có thể kể đến như:
- Sử dụng hộp tiêu âm: Thường được lắp cùng hệ thống ống thông gió công nghiệp để giảm âm thanh khi hệ thống hoạt động.
- Lót thêm chất liệu cách nhiệt và cách âm: Thường là bông rockwool, vải thuỷ tinh dày và nẹp cố định đường ống gió. Ngoài tiêu âm còn có tác dụng cách nhiệt và duy trì tuổi thọ.
Cách lắp đặt và thi công hệ thống ống thông gió công nghiệp
Khi lắp đặt ống thông gió cho nhà xưởng công nghiệp, các bộ phận thực hiện thi công cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Lựa chọn ống phù hợp với vị trí cần lắp đặt: Nếu khu vực lắp đặt có góc khuất và diện tích hẹp thì cần chọn ống mềm và có thể uốn. Nếu diện tích xưởng hẹp cần chọn ống treo còn nhà xưởng độ ẩm cao thì nên chọn ống inox hoặc ống tôn tráng kẽm.
- Lựa chọn kích thước phù hợp cùng phụ kiện đầy đủ để quá trình thi công thuận lợi.
- Đảm bảo bố trí thi công gọn gàng, thuận lợi và thẩm mỹ để không phát sinh nhiều chi phí khác.
>> Tham khảo thêm cách lắp đặt ống thông gió công nghiệp qua video dưới đây nhé!
Một số câu hỏi liên quan
Ống gió công nghiệp có thể được sử dụng ở đâu?
Hiện nay, ống thông gió công nghiệp được ứng dụng trong rất nhiều trường hợp, đặc biệt là trong các hệ thống công nghiệp như:
- Làm đường ống dẫn gió cho máy lạnh.
- Làm đường ống thông gió, giúp bầu không khí trong nhà xưởng mát mẻ hơn.
- Làm đường ống hút khói bếp.
- Hệ thống hút khí thải, thông gió và tăng áp buồng thang toà nhà, chung cư cao tầng...
- Hệ thống xử lý bụi, mùi khó chịu.
- Dẫn gió và làm mát, thông gió cho nhà xưởng.
Ống gió công nghiệp nên lựa chọn sử dụng loại nào?
Ống gió có rất nhiều loại và ống tròn là loại ưu tiên sử dụng. So với ống vuông, việc ứng dụng ống tròn, đặc biệt là ống xoắn sở hữu nhiều điểm nổi bật hơn. Bao gồm:
- Trọng lượng nhẹ, có thể chạy tăng cứng lên tới 300% nên độ dày tole thấp hơn nhiều so với sản xuất ống chữ nhật.
- Tiết diện không khí đi qua đạt 100%, cao hơn nhiều so với ống chữ nhiệt.
- Chiều dài các đoạn ống không bị giới hạn và kích thước chuẩn là 4m thay vì chỉ có 1,2m như ống chữ nhật.
Ngoài ống gió công nghiệp, còn nhiều phương pháp khác để đáp ứng nhu cầu thông gió cho doanh nghiệp như quạt thông gió vuông dành cho nhà xưởng hay cửa chớp thông gió cho nhà xưởng, bạn đọc có thể tham khảo thêm.
Kết luận
Bài viết trên đây của Muskvn là những thông tin chi tiết về ống thông gió công nghiệp cùng cách lắp đặt. Tùy theo từng tiêu chuẩn riêng mà doanh nghiệp có thể lựa chọn và lắp đặt cho hệ thống thoát khí thông gió của mình sản phẩm phù hợp nhất.