Thiết kế nhà xưởng cơ khí - Kết cấu, quy trình và tiêu chuẩn cần thiết

Nội dung bài viết

Việc xây dựng và thiết kế nhà xưởng cơ khí là một việc rất quan trọng để đảm bảo phân xưởng cơ khí hoạt động đúng cách. Ngoài ra còn đáp ứng đúng quy mô chức năng và hoạt động mong muốn theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng. Cùng bài viết tìm hiểu chi tiết về thông tin liên quan đến mẫu nhà xưởng này.

thiết kế nhà xưởng cơ khí
Thiết kế nhà xưởng cơ khí hiện đại cho chủ đầu tư

Giới thiệu về nhà xưởng cơ khí

Trong quá trình sản xuất của một nhà xưởng cơ khí thì bộ phận phân xưởng cơ khí đóng vai trò không thể thiếu. Đúng như tên gọi của nó, các bộ phận của sản phẩm cơ khí đa số đều được gia công tại phân xưởng cơ khí. Vì vậy lượng lao động làm việc đều là công nhân cơ khí hoặc có tay nghề về lĩnh vực này.

Hàng loạt các loại máy móc tại nhà xưởng cơ khí hầu hết đều mang giá trị rất cao. Tại đây đa số các loại máy có cấu trúc và mẫu mã nhiều chủng loại, hiện đại về kiểu mẫu đa dạng. Nguồn chi phí đầu tư vào cơ sở vật chất máy móc là rất lớn. Bởi số lượng máy hoạt động tại công xưởng chiếm một số lượng rất lớn trong công xưởng.

bản vẽ thiết kế nhà xưởng cơ khí
Tổng quan về nhà xưởng cơ khí

Phân xưởng cơ khí được sắp xếp đúng cấu trúc. Việc này nhằm phát triển nhà xưởng theo đúng công nghệ và cấu tạo của công nghệ của sản phẩm cơ khí.

  • Bộ phận chịu trách nhiệm sản xuất: các bộ phận như máy cắt, gian nguội, gian kiểm tra và rà soát chất lượng gia công sản phẩm.
  • Bộ phận hỗ trợ: các gian ở bộ phận hỗ trợ cũng tương tự như ở bộ phận sản xuất. Ở đây các gian cũng được sắp xếp theo trình tự nhất định. Thông thường sẽ có khâu: chuẩn bị phôi, gian mài cắt dụng cụ cắt, kho bán thành phẩm, kho thành phẩm.
  • Bộ phận phục vụ và sinh hoạt văn phòng: là bộ phận vô cùng quan trọng của một phân xưởng. Bộ phận này bao gồm văn phòng, phòng sinh hoạt.

Những thông tin liên quan đến thiết kế nhà xưởng cơ khí

Để thiết kế nhà xưởng cơ khí một cách nhanh chóng bạn cần hiểu rõ các mặt hàng. Chúng ta cần các kiểu loại để tham khảo nhận biết về chất lượng cũng như đưa ra chọn lựa về mặt kỹ thuật, mẫu mã hợp lý.

  • Sản lượng: số lượng cụ thể bao nhiêu khi sản xuất. Cùng với số lượng là trọng lượng của các sản phẩm.
  • Sản phẩm hỗ trợ các loại: sản lượng, trọng lượng cụ thể được xác định của các loại sản phẩm.
  • Bản vẽ thiết kế từng loại chi tiết: bao gồm thông tin và số liệu chi tiết các kích thước. Những điều kiện kỹ thuật đảm bảo cụ thể của từng chi tiết.
  • Chứng từ: Các văn bản, báo cáo xác nhận về việc hợp tác, hợp đồng ký kết. Cùng với đó là liên kết cung ứng sản phẩm, cung ứng các nguyên liệu sản xuất...vv
Các thông tin quan trọng về nhà xưởng cơ khí
Các thông tin quan trọng về nhà xưởng cơ khí

Kết cấu của nhà xưởng cơ khí

Nhà xưởng cơ khí được cấu tạo gồm 4 thành phần chính như sau:

  • Nền móng (hay còn gọi là bản móng): Bộ phận này được xem là nền tảng gốc rễ của công trình. Chính vì vậy nó được giằng móng và cổ móng với các vật liệu từ bê tông cốt thép bền bỉ. Phần móng có tác dụng nâng đỡ toàn bộ công trình và phải có khả năng chịu lực tốt.
  • Khung chịu lực: bao gồm khung kèo, xà gồ, hệ giằng và bu lông liên kết móng hay còn gọi là bu lông neo. Hệ khung có nhiệm vụ nâng đỡ các bộ phận khác. Bộ phận này cũng khá quan trọng khi phải truyền tải trọng xuống phần móng đồng thời chịu lực theo phương đứng và phương ngang tạo độ vững chắc của công trình.
  • Hệ tôn lợp: Đây là hệ thống bảo vệ công trình tránh khỏi các tác nhân từ bên ngoài. Chúng bao gồm tôn mái, tôn vách, tôn bao bọc kết cấu phụ, tôn trang trí, tôn sàn đủ các loại với mục đích riêng. Tác dụng của chúng là chống ăn mòn, tăng cường phản xạ nhiệt, tăng ánh sáng tự nhiên, tăng tính thẩm mỹ, chống dột khi trời mưa.
  • Hệ thống kết cấu phụ và phụ kiện đi kèm: có thể kể đến mái che, cầu trục, tấm sàn và hệ thống thông gió ở phần đỉnh. Các bộ phận này giúp hoàn thiện công năng và tăng tính thẩm mỹ của công trình.
Kết cấu nhà xưởng cơ khí chi tiết
Kết cấu nhà xưởng cơ khí chi tiết

Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng cơ khí hiện đại

Để thiết kế nhà xưởng cơ khí một cách đầy đủ, chính xác tạo nên công trình chất lượng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

Công trình có khả năng chịu tải cao, hệ khung vững chắc

Ở nhà xưởng có khí sẽ tập trung nhiều máy móc hạng nặng lên đến hàng tạ. Không chỉ những máy móc với trọng lượng lớn mà độ rung chấn cao. Vì vậy, nền móng bê tông của xưởng cơ khí phải có đủ khả năng chịu trọng lực lớn. Bên cạnh đó, nhà xưởng cần có khung thép tiền chế thật chắc chắn để chịu được rung chấn lớn và liên tục từ các loại máy móc hoạt động công suất lớn.

Công trình với khả năng chịu tải cực tốt
Công trình với khả năng chịu tải cực tốt

Không gian rộng rãi tối đa, tối ưu năng suất

Máy móc ở nhà xưởng cơ khí hoạt động sẽ toả một lượng nhiệt rất lớn. Ngoài ra lượng công nhân làm việc cũng khá đông. Vì vậy thiết kế nhà xưởng cần được thông thoáng trong suốt quá trình sử dụng. Cụ thể, hệ thống thông gió đỉnh mái, cửa sổ để tận dụng ánh sáng và gió tự nhiên. Phương pháp này vừa an toàn vừa tiết kiệm điện năng sử dụng.

Không gian làm việc thoáng mát
Không gian làm việc thoáng mát

Hệ thống chống ăn mòn, chống cháy

Công trình nhà xưởng cơ khí thường dễ bị xuống cấp do quá trình vận hành nhà xưởng cơ khí thường tạo ra chất có tính ăn mòn cao. Vì các loại như bụi kim loại, khói hàn, gỉ hàn – cắt, cặn dầu nhớt, khí thải độc hại từ các máy móc thải ra.

Nhà xưởng cơ khí có nguy cơ cháy nổ cao do các hoạt động hàn, cắt, sơn kim loại trong nhà xưởng. Điều này cũng đòi hỏi chủ đầu tư phải chuẩn bị vật liệu chống cháy như bê tông, sơn chống cháy trong khi thiết kế nhà xưởng cơ khí. Bên cạnh đó, việc bảo dưỡng công trình định kỳ để đảm bảo an toàn.

Chất lượng nhà xưởng cơ khí phải đảm bảo an toàn
Chất lượng nhà xưởng cơ khí phải đảm bảo an toàn

>> Xem thêm:

Quy trình thực hiện thiết kế nhà xưởng cơ khí

Các công trình thiết kế nhà xưởng cơ khí muốn đạt tiến độ và đảm bảo chất lượng cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình thiết kế. Các bước trong thiết kế nhà xưởng sẽ giúp mọi hoạt động thi công được hoàn thiện nhanh chóng hơn.

  • Thiết kế và kiểm tra, rà soát chi tiết, cẩn thận các bước hình thành và vận hành công nghệ của một sản phẩm.
  • Tổng hợp báo cáo đầy đủ và chính xác số lượng nhân công lao động trong xưởng cơ khí.
  • Xác định số máy cắt cần sử dụng cũng như nhu cầu dùng các loại máy móc tới khi sản xuất.
  • Sắp xếp, bố trí mặt bằng cơ sở sản xuất cơ khí.
  • Xác định chính xác kết cấu của cơ sở nhà xưởng sản xuất và các thiết bị vận chuyển.
  • Xác định năng suất sản xuất qua các số liệu cụ thể được điều tra và ghi nhận. Qua đó đánh giá tổng quát được năng lực cũng như hiệu quả của nhà xưởng trong thời gian vừa qua.

Mời các bạn tham khảo thêm video có liên quan:

Chú ý vấn đề phong thủy khi thiết kế nhà xưởng cơ khí

Trong quá trình thiết kế xưởng cơ khí, để thuận lợi hơn trong việc thi công. Đồng thời đáp ứng theo tiêu chuẩn về phong thủy thì các nhà thiết kế cũng như chủ đầu tư nhà xưởng cần chú ý một vài điểm sau:

  • Thiết kế nhà xưởng đẹp phải cân đối và tương xứng. Khi bố trí nhà xưởng tuyệt đối không nên tạo sự bất cân xứng, vì sẽ khiến vượng khí dễ bị phân tán.
  • Cách xây dựng nhà xưởng tụ tài và thu hút nhiều phúc lộc là nên quy tụ lại một địa điểm.
  • xem sét thổ nhưỡng trước khi xây nhà xưởng để tránh địa thế không vững, nền đất dễ bị sạt lở và ngập lụt.
Nhà xưởng cơ khí- nơi gửi gắm niềm tin lao động
Nhà xưởng cơ khí- nơi gửi gắm niềm tin lao động

Một số bản vẽ thiết kế nhà xưởng cơ khí

Dưới đây là hình ảnh một số bản vẽ thiết kế nhà xưởng cơ khí phổ biến hiện nay. Các bản vẽ thể hiện đầy đủ ba khu vực của một nhà xưởng cơ khí điển hình: khu vực sản xuất, khu vực hỗ trợ và khu vực phục vụ và sinh hoạt.

Bản vẽ cho thiết kế nhà xưởng
Bản vẽ cho thiết kế nhà xưởng
Bản vẽ với số liệu chi tiết
Bản vẽ với số liệu chi tiết
Kích thước cụ thể cho việc thiết kế nhà xưởng
Kích thước cụ thể cho việc thiết kế nhà xưởng
Mặt bằng nhà xưởng cơ khí
Mặt bằng nhà xưởng cơ khí
Mẫu thiết kế đạt tiêu chuẩn xây dựng nhà xưởng
Mẫu thiết kế đạt tiêu chuẩn xây dựng nhà xưởng

Một số câu hỏi thường gặp

Thiết kế nhà xưởng cơ khí cần đảm bảo yếu tố gì?

Đảm bảo các số liệu chính xác khi sử dụng vật liệu gia công cơ khí theo công thức cụ thể như sau: kv,kv=mct/mph. Trong đó:

  • mct là trọng lượng chi tiết.
  • mph là trọng lượng phôi.
  • Đảm bảo độ chính xác gia công.
Các yếu tố cần khi thiết kế nhà xưởng cơ khí
Các yếu tố cần khi thiết kế nhà xưởng cơ khí

Mô hình nào phù hợp cho thiết kế xưởng cơ khí?

Đa số các nhà xưởng bê tông cốt thép hoặc nhà xưởng thép tiền chế sẽ là lựa chọn cho các doanh nghiệp. Bởi những mô hình này có chất lượng bền bỉ và tiện nghi cho việc sử dụng kinh doanh quy mô lớn nhỏ khác nhau.

Nhà xưởng cơ khí là sự lựa chọn hoàn hảo của ngành cơ khí
Nhà xưởng cơ khí là sự lựa chọn hoàn hảo của ngành cơ khí

>> Các bài viết liên quan:

Kết luận

Bài viết trên Musk.vn tổng hợp là toàn bộ những thông tin chi tiết về thiết kế nhà xưởng cơ khí. Nếu bạn đang có ý định thi công hay đầu tư thì mẫu nhà xưởng này chắc chắn sẽ mang lại cảm giác hài lòng và thành công trong sự nghiệp kinh doanh của bạn.

Hồ Kim Phụng

Kỹ sư thi công Hồ Kim Phụng với 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công nội - ngoại thất cho những công trình biệt thự, căn hộ, nhà hàng, khách sạn,...Với những dự án hợp tác đều thành công và tạo nên sự hài lòng đến với khách hàng. Hiện tại đang là chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực thi công thiết kế nội - ngoại thất trên sàn TMĐT Musk.vn

Web: https://musk.vn/ho-kim-phung.html

Call: 0369242162

Bình luận
Gửi