Tư vấn thiết kế nhà xưởng đẹp, tiện dụng nhất cho các chủ đầu tư
Nội dung bài viết
Hiện nay, khi thiết kế nhà xưởng các chủ doanh nghiệp ngoài việc chú trọng đến chất lượng sử dụng còn quan tâm đến vấn đề hình thức cũng như các tính năng tiện ích khác để mang lại những hiệu quả cao trong công việc. Nhằm đáp ứng nhu cầu đó của các xưởng doanh nghiệp sản xuất, bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn những kiểu thiết kế xây dựng nhà xưởng đẹp và hiện đại nhất.
Giới thiệu khái quát về thiết kế nhà xưởng
Nhà xưởng, nhà kho, nhà máy, xí nghiệp là nơi trực tiếp tạo ra giá trị cho doanh nghiệp của bạn, vì vậy cần được đầu tư nghiêm túc hơn về thiết kế nhà xưởng. Cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng về đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp, vị trí địa hình khu vực xây dựng để có biện pháp bố trí một cách hiệu quả nhất.
Một công trình nhà xưởng được đầu tư thiết kế nhà xưởng một cách bài bản, không gian được bố trí hợp lý, sắp xếp logic sẽ mang đến sự thuận tiện cho người lao động, giúp tối ưu được sản xuất, lưu trữ hàng hóa, chất lượng công trình cao và thời gian sử dụng sẽ lâu dài và bền vững hơn.
>> Tìm hiểu thêm: Nhà xưởng là gì? Những thông tin quan trọng bạn cần phải biết.
Vai trò của thiết kế nhà xưởng
Bản vẽ thi công nhà xưởng thép tiền chế được thiết kế, xây dựng dựa trên những quy chuẩn mà nhà đầu tư muốn ở mỗi công trình. Mỗi chi tiết trong bản vẽ thiết kế nhà xưởng khung thép tiền chế đều là một phần quan trọng đóng góp vào quá trình thiết kế nhà xưởng sau này. Từ đó, các nhân viên sẽ có thể dựa vào bản vẽ nhà xưởng khung thép đó mà tiến hành thi công công trình.
Không thể phủ nhận vai trò của bản vẽ khung thép nhà xưởng được dựa trên cả quá trình thi công, nếu có bất kỳ sai lệch về số lượng, độ dài, số đo đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ làm việc. Bản vẽ nhà xưởng khung thép càng rõ ràng, chi tiết càng đảm bảo được chất lượng nhà xưởng, tránh được cả những thất thoát về công sức và kinh tế do phải thực hiện lắp ráp nhiều lần.
>> Tham khảo:
- Tổng hợp 16 mẫu bản vẽ nhà xưởng nhỏ mới nhất hiện nay.
- Bật mí quy trình vệ sinh nhà xưởng chi tiết nhất.
Những yêu cầu cơ bản trong thiết kế nhà xưởng
Với các yêu cầu cơ bản về thiết kế nhà xưởng những giải pháp mà kiến trúc sư đưa ra cần phải đảm bảo:
Sự hợp lý về chức năng của công trình nhà xưởng:
Điều này nghĩa là mọi thiết kế nhà xưởng phải phù hợp để đảm bảo đúng mọi yêu cầu, nhằm phù hợp với dây chuyền sản xuất, điều kiện lao động tốt nhất cho công nhân.
- Hợp lý về yêu cầu kỹ thuật: Các thiết kế xây dựng nhà xưởng cần phải đảm bảo cho hoạt động sản xuất, làm việc và an toàn cho công nhân, tạo ra được một môi trường tốt và bền vững.
- Chất lượng kiến trúc và tính thẩm mỹ: Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của công trình, cũng như ảnh hưởng đến tâm lý khi làm việc của công nhân.
- Có tính kinh tế: Chi phí thiết kế nhà xưởng và thi công phù hợp với mức đầu tư của từng doanh nghiệp.
>> Xem thêm:
- Thiết kế nhà xưởng may công nghiệp đúng tiêu chuẩn hiện nay.
- Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng cơ khí và quy trình chi tiết.
Những lưu ý gì khi thiết kế nhà xưởng công nghiệp
- Các tính toán bao quát trên tổng diện tích công trình, phải phù hợp với những tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng và yêu cầu về mặt bằng xây dựng.
- Đảm bảo trong quá trình thi công xây dựng không được phát sinh bất kỳ sự cố hay bất tiện nào xảy ra.
- Đáp ứng được các đường dẫn thiết bị, máy móc của loại xưởng cần thi công xây dựng.
- Có sự chuẩn bị, tìm hiểu kỹ lưỡng về các vật tư sử dụng nhằm đảm bảo sự phù hợp với nhu cầu và môi trường đối với khu xưởng công nghiệp.
- Thực hiện những tính toán sơ lược về các thông số kỹ thuật khi thiết kế mái tôn nhà xưởng, sàn, nóc gió, độ dày bê tông nền, hệ thống phòng cháy chữa cháy, chống sét, chiếu sáng, hệ thống làm mát, thông gió nhà xưởng... Có những phương án phù hợp cho nhu cầu sử dụng trong kế hoạch xây dựng và các chi phí đầu tư.
- Yêu cầu sự nghiêm ngặt trong việc xem trọng những lỗi kỹ thuật trên sơ đồ, đảm bảo cho sự an toàn trong khi vận hành của nhà xưởng.
- Bố trí mặt bằng tổng thể sao cho phù hợp với sơ đồ xưởng công nghiệp hiện tại và kế hoạch mở rộng diện tích sau này của chủ đầu tư.
- Tìm hiểu về vật tư và đưa ra những lựa chọn phù hợp với đặc điểm của loại hình nhà xưởng mà doanh nghiệp đang muốn thi công.
- Luôn thực hiện những tính toán nhiều sơ đồ tính, có phương án thiết kế xây dựng nhà xưởng phù hợp để đảm bảo nguồn chi phí đầu tư và phù hợp với nhu cầu sử dụng.
>> Xem thêm:
- Khẩu độ nhà xưởng là gì? Một số khái niệm liên quan.
- Cầu trục nhà xưởng là gì? Bản vẽ nhà xưởng có cầu trục.
Quy trình thiết kế nhà xưởng
Quy trình thiết kế nhà xưởng công nghiệp ở mỗi công ty thiết kế sẽ khác nhau, tuy nhiên về cơ bản quá trình này sẽ gồm 2 bước:
Bước 1: Thiết kế cơ sở
Bản vẽ mẫu thiết kế nhà xưởng cơ sở sẽ gồm hai phần: Thuyết minh và bản vẽ
Về phần thuyết minh:
- Mô tả về địa điểm xây dựng, phương án thiết kế, hạ tầng kỹ thuật.
- Phương án áp dụng công nghệ.
- Phương án kiến trúc.
- Phương án hệ thống kỹ thuật, kết cấu chính…
- Phương án phòng chống cháy nổ đúng theo quy định của nhà nước.
- Phương án bảo vệ an toàn môi trường trong quá trình thi công xây dựng.
Phần bản vẽ:
- Bản vẽ tổng quan công trình mặt ngang, mặt đứng, mặt cắt,…
- Bản vẽ sơ đồ công nghệ ( nếu công trình có yêu cầu), dây chuyền công nghệ.
- Bản vẽ phương án kiến trúc.
- Bản vẽ thi công phương án kết cấu chính.
Bước 2: Thiết kế bản vẽ thi công nhà xưởng
Đây là bản vẽ thi công nhà xưởng, nhà công nghiệp được thực hiện bởi các chuyên gia kết cấu. Bản vẽ cần thể hiện đầy đủ mọi thông số kỹ thuật, chi tiết cấu kiện, chủng loại vật tư phù hợp yêu cầu của dự án. Đảm bảo tuân thủ quy chuẩn trong xây dựng, đặc biệt là những quy định về mật độ xây dựng nhà xưởng, quy hoạch đô thị.
Hồ sơ của bản vẽ thiết kế nhà xưởng sẽ gồm những nội dung chính như sau:
- Mặt bằng sơ đồ công nghệ, công trình phụ kèm theo.
- Hồ sơ phối cảnh, kiến trúc công trình xây dựng.
- Hồ sơ kết cấu khung kèo.
- Mặt bằng tổng thể.
- Hồ sơ kỹ thuật nước, điện.
- Hồ sơ xử lý nước thải, phòng cháy chữa cháy.
- Bể chứa nước ngầm.
>> Có thể bạn quan tâm:
- Khám phá quy trình xây dựng nhà xưởng từ A - Z.
- Đèn nhà xưởng là gì? Những kiến thức cơ bản về đèn nhà xưởng.
Tổng hợp 17 mẫu thiết kế nhà xưởng đẹp, tiện dụng nhất hiện nay
Bạn đang muốn thi công mẫu nhà xưởng nhằm mở rộng quy mô, diện tích cho doanh nghiệp? Những ý tưởng mẫu nhà xưởng đẹp giúp quá trình vận hành công ty được suôn sẻ và thuận lợi? Ở đây là các mẫu thiết kế nhà xưởng đẹp thịnh hành đang được nhiều chủ đầu tư, doanh nghiệp chú ý đến. Thời gian lắp đặt nhanh chóng, chi phí xây dựng nhà xưởng tiết kiệm, dễ dàng bảo dưỡng định kỳ, thân thiện và gần gũi với môi trường là những ưu điểm nổi bật của những mẫu thiết kế nhà xưởng đẹp tại đây.
Ngoài các mẫu ở trên ra, các bạn có thể tham khảo ngay các mẫu thiết kế nhà xưởng đẹp ở tại video dưới đây:
>> Bài viết cùng chủ đề:
- Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng thực phẩm bạn nên biết.
- Thiết kế nhà xưởng sửa chữa ô tô đầy đủ tiện nghi.
Một số câu hỏi liên quan
Nên chọn mẫu thiết kế nhà xưởng nào cho doanh nghiệp của bạn
Tùy vào mục đích cũng như nhu cầu sử dụng của từng doanh nghiệp sẽ lựa chọn những mẫu nhà xưởng khác nhau.
- Nếu doanh nghiệp của bạn là một doanh nghiệp mới bạn nên lựa chọn mô hình nhà xưởng có quy mô vừa hoặc nhỏ để đảm bảo phù hợp với yêu cầu tài chính.
- Nếu là doanh nghiệp lớn muốn mở rộng quy mô sản xuất và xây dựng nhà xưởng trong thời gian nhanh chóng thì nên lựa chọn nhà xưởng thép tiền chế. Bởi thời gian thi công của loại nhà xưởng này thường rất nhanh và chất lượng công trình rất đảm bảo.
Thiết kế nhà xưởng cần đảm bảo yếu tố nào?
Để thiết kế nhà xưởng cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Phải lên kế hoạch hoàn chỉnh đầy đủ mọi thứ từ chi phí, vật liệu, nhân công, giấy phép xây dựng,... để đảm bảo tiến trình thi công theo đúng thời gian và hạn chế phát sinh về sau.
- Cần lựa chọn những loại vật liệu xây dựng đảm bảo chất lượng cũng như phù hợp với điều kiện tài chính.
- Đảm bảo khi thi công xây dựng phải đúng tiêu chuẩn an toàn.
>> Các bài viết liên quan:
- Mẫu đơn xin cấp giấy phép xây dựng nhà xưởng đầy đủ nhất.
- Hướng dẫn cách tính khấu hao nhà xưởng bao nhiêu năm.
Kết luận
Hy vọng thông qua những mẫu thiết kế nhà xưởng đẹp và hiện đại trong bài viết này, các chủ đầu tư, doanh nghiệp cũng đã lựa chọn được cho mình mẫu nhà xưởng ưng ý, phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mình nhất nhé!