Nhà xưởng là gì? Những vấn đề liên quan đến nhà xưởng không nên bỏ qua

Nội dung bài viết

Một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công trong hoạt động sản xuất là thi công xây dựng nhà xưởng công nghiệp. Các doanh nghiệp cũng cần phải hiểu rõ nhà xưởng là gì? Dưới đây là những chia sẻ về tất các các thông tin liên quan đến việc xây dựng nhà xưởng.

nhà xưởng là gì
Để xây dựng nhà xưởng trước tiên phải hiểu nhà xưởng là gì?

Khái niệm nhà xưởng

Từ khi cuộc cách mạng công nghiệp của con người bắt đầu, nhà xưởng đã xuất hiện và từ đó đến nay nhà xưởng vẫn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất.

Nhà xưởng là gì?

Nhà xưởng là gì? Nhà xưởng được hiểu là không gian có diện tích rộng, có quy mô cũng như sức chứa lớn hơn so với nhà ở, phòng làm việc thông thường.

Nhà xưởng công nghiệp là nơi tập trung những nguồn nhân lực lớn, trong đó có chứa các nguyên vật liệu, trang thiết bị máy móc nhằm cung cấp cho quy trình sản xuất, bảo quản hoặc vận chuyển những loại hàng hóa sử dụng trong ngành công nghiệp.

nhà xưởng tiếng anh là gì
Nhà xưởng được sản xuất với diện tích và quy mô rộng lớn

Xưởng sản xuất là gì?

Xưởng sản xuất được xem là một trong những mô hình nổi bật của hệ thống nhà xưởng. Xưởng sản xuất có cơ chế hoạt động là:

  • Nguyên vật liệu để sản xuất
  • Hệ thống máy móc sản xuất
  • Hệ thống nhân công
Xưởng sản xuất là gì
Xưởng sản xuất - một trong những mô hình nổi bật của hệ thống nhà xưởng

Nhà máy là gì?

Xưởng sản xuất hay còn có cách gọi khác là nhà máy. Bao gồm hệ thống máy móc và công nhân.

Tất cả hệ thống bộ phận hành chính hoạt động riêng biệt không liên quan đến bộ phận nhà máy.

Nhà máy là gì
Nhà máy với quy mô rộng lớn

Nhà xưởng rbf là gì?

Nhà xưởng rbf là danh từ thể hiện cho những loại hình nhà xưởng đã được xây dựng qua việc trúng thầu từ các nhà đầu tư.

Thiết kế của loại hình này đạt tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng. Sau khi đã xây dựng xong sẽ được nghiệm thu và công bố giá bán.

Nhà xưởng rbf là gì
Nhà xưởng rbf tiết kiệm chi phí xây dựng

Nhà xưởng tiếng Anh là gì?

Nhà xưởng có tên tiếng Anh là: Factory

Nhà xưởng Sketchup

Những mẫu nhà xưởng có quy mô lớn được gọi là nhà xưởng Sketchup.

Khẩu độ nhà xưởng là gì?

Chiều rộng của nhà xưởng chính là khẩu độ nhà xưởng.

Một số thuật ngữ liên quan đến nhà xưởng

  • Bước cột nhà xưởng là cự ly của 2 cột được tính theo chiều dọc nội tại của phân xưởng.
  • Chiều cao phân xưởng là chiều cao của cột biên, nghĩa là các cột nằm ở hàng ngoại trong cất nhà xưởng. Chiều cao nhà xưởng được tính từ mặt đất của nhà máy lên đến khu mép mái nhà xưởng.
  • Độ nghiêng của mái nhà xưởng hay còn gọi là độ dốc mái được dùng rộng rãi là mái có độ nghiêng từ 10 - 30%.

Công thức tính độ dốc của mái nhà xưởng:

Công thức tính độ dốc của mái nhà xưởng
Công thức tính độ dốc của mái nhà xưởng
  • Trọng tải nền trong xưởng là những loại xe vận chuyển hàng hóa, các trang thiết bị, tải trọng thiết bị đặt phía trong xưởng.
  • Tải trọng mái chính là trọng tải định vị là tải mái tôn nhà xưởng, các chuỗi thông gió và hệ cầu trục,...
  • Cầu trục nhà xưởng là trang thiết bị ứng dụng cho việc nâng, hạ và lưu thông các sản phẩm phía trong nhà xưởng. Dùng cầu trục giúp tiến trình xếp, dỡ hàng hóa được tiện lợi, an toàn, giảm thiểu thời gian và thị trường lao động.
  • Cao độ nhà xưởng công nghiệp hay còn gọi là chiều cao của xưởng được tính bằng chiều cao của cột biên lên đến phần mép mái nhà xưởng. Mỗi phân xưởng khác nhau sẽ được xây dựng với cao độ khác nhau phụ thuộc vào bản vẽ xây dựng.
  • Khẩu độ trong thi công xây dựng nhà xưởng được tính là cự ly từ mép cột này sang mép cột kia (theo phương nằm ngang), hay hiểu đơn giản là độ rộng của xưởng sản xuất.
Những thuật ngữ liên quan đến xây dựng nhà xưởng
Những thuật ngữ liên quan đến xây dựng nhà xưởng

Phân loại nhà xưởng

Nếu như ở trên đã trả lời được cho câu hỏi nhà xưởng là gì, thì tiếp sau đây chúng ta sẽ làm rõ tất cả những thuật ngữ liên quan đến xây dựng nhà xưởng.

Theo số lượng tầng

Bao gồm nhà xưởng 1 tầng và nhà xưởng cao tầng:

  • Nhà xưởng 1 tầng: Nhà xưởng 1 tầng chiếm tỉ lệ đến 80% trong xây dựng hiện đại do có những ưu điểm như: tổ chức dây chuyền tốt hơn, có thể trang bị các loại cẩu khác nhau, điều kiện để bố trí thiết bị, bất kỳ vị trí nào trong nhà đều có thể bố trí các thiết bị sản xuất với bất kỳ trọng lượng nào vì máy móc đều được đặt trực tiếp trên nền đất và dễ thay đổi dây chuyền công nghệ.
  • Nhà xưởng cao tầng: Sử dụng cho những ngành sản xuất có trang thiết bị nhỏ gọn, nhẹ đặt trực tiếp lên sàn tầng như xí nghiệp công nghiệp nhẹ,...
Nhà xưởng được phân loại theo số lượng tầng
Nhà xưởng được phân loại theo số lượng tầng

Theo nhu cầu

Mô hình xây theo nhu cầu nhằm phục vụ doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề đặc thù như kho ngoại quan, thực phẩm, kho lạnh,... Xây theo nhu cầu giúp tối đa hóa công năng sử dụng, nhanh chóng ổn định sản xuất và giảm thiểu chi phí đầu tư.

Xây dựng nhà xưởng theo nhu cầu nhằm tiết kiệm tối ưu chi phí
Xây dựng nhà xưởng theo nhu cầu nhằm tiết kiệm tối ưu chi phí

Theo chức năng

Bao gồm các loại hình sau:

  • Các công trình sản xuất tạo ra thành phẩm: phân ra các nhà xưởng với nhiều lĩnh vực khác nhau như: dệt, rèn đúc, gia công kim loại, phân bón hóa chất, sản xuất tiêu dùng,...
  • Công trình năng lượng: nhà máy nhiệt điện cung cấp năng lượng sản xuất, trạm biến áp, trạm cấp nhiệt, cấp hơi nước,...
  • Công trình giao thông như: kho nguyên liệu, thành phẩm, gara, trạm cứu hỏa, nơi để các phương tiện giao thông,...
  • Các công trình hành chính phúc lợi: các phòng ban tổ chức xã hội, phòng phục sinh hoạt, y tế, nhà hành chính,...
Dựa vào chức năng của nhà xưởng để phân loại
Dựa vào chức năng của nhà xưởng để phân loại

Theo vật liệu xây dựng

  • Nhà xưởng gỗ

Được thiết kế hoàn toàn từ gỗ và có không gian thường rất thoáng đãng. Nhà xưởng thiết kế nhỏ gọn rất dễ thi công và tiết kiệm chi phí xây dựng, đặc biệt dễ dàng sửa chữa và mở rộng quy mô khi cần thiết.

  • Nhà xưởng tiền chế

Cấu tạo: cột, dầm, tấm lợp sáng, tường bao xung quanh, phần móng, bu lông móng, vi kèo, giằng, ống thoát nước, xà gồ, mái tôn, máng thu nước. Nhà thép tiền chế làm bằng các cấu kiện bằng thép, được chế tạo và lắp đặt theo bản vẽ kiến trúc và kỹ thuật đã được chỉ định sẵn.

Một nhà thép tiền chế hoàn chỉnh được hình thành qua 3 giai đoạn: Thiết kế, gia công cấu kiện và lắp dựng công trình.

Nhà xưởng tiền chế có khả năng chịu lực cao, tận dụng tối đa diện tích xây dựng và linh hoạt trong việc lắp đặt cũng như xử lý kết cấu nhà xưởng. Đặc biệt còn tiết kiệm chi phí khi xây dựng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, an toàn và chống thấm nước tốt.

  • Nhà xưởng sắt

Được thiết kế hoàn toàn từ sắt, khung thép được mạ bóng có khả năng chống oxy hóa theo thời gian. Nhà xưởng sắt thường rất bền và chắc, có khả năng chịu lực tác nhân từ bên ngoài và có tính chống thấm cao. Đặc biệt dễ dàng trong việc mở rộng và cải tạo nhà xưởng.

Vật liệu xây dựng nhà xưởng
Vật liệu xây dựng nhà xưởng

Phân loại nhà xưởng theo mục đích quy hoạch công trình

Bao gồm các loại sau:

  • Nhà công nghiệp một khẩu độ: thích hợp cho các công trình nhà kho hoặc năng lượng. Ngoài ra còn sử dụng để bố trí dây chuyền sản xuất đòi hỏi chiều cao trên 18m, khẩu độ lớn từ 36m trở lên, những thiết bị bố trí trên giàn đỡ riêng không liên quan đến khung kèo móng nhà.
  • Nhà công nghiệp nhiều khẩu độ: Phổ biến nhất có thể là nhà công nghiệp 1 tầng sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Nhà xưởng nhiều khẩu độ với ít khẩu độ ít có sự chênh lệch về thông số chiều cao, chiều rộng.
Dựa vào mục đích quy hoạch để xây dựng thi công nhà xưởng
Dựa vào mục đích quy hoạch để xây dựng thi công nhà xưởng

Phân loại nhà xưởng theo kết cấu dạng mái

Bao gồm 2 loại sau:

  • Nhà xưởng khung phẳng: mái sử dụng giàn, dầm, khung liền khối.
  • Nhà xưởng khung không gian: mái vòm mỏng cong 1 chiều, 2 chiều, mái treo, mái chất dẻo hoặc cao su bơm hơi, giàn không gian.
Phân loại mái nhà xưởng đang phổ biến hiện nay
Phân loại mái nhà xưởng đang phổ biến hiện nay

Phân loại nhà xưởng theo các vật liệu chịu lực

Bao gồm các loại sau:

  • Nhà xưởng có khung là bê tông cốt thép
  • Nhà xưởng khung thép tiền chế
  • Nhà xưởng tường gạch chịu lực
  • Nhà xưởng khung gỗ
Dựa vào các vật liệu chịu lực để phân loại nhà xưởng
Dựa vào các vật liệu chịu lực để phân loại nhà xưởng

Phân loại nhà xưởng theo hệ thống ánh sáng

Gồm các loại nhà xưởng sau:

  • Nhà xưởng sử dụng ánh sáng tự nhiên: Qua cửa sổ tường bao hoặc cửa sổ trên mái lấy được ánh sáng tự nhiên.
  • Nhà xưởng công nghiệp sử dụng ánh sáng nhân tạo: Ánh sáng nhân tạo chủ yếu sử dụng trong các nhà xưởng cần chiếu sáng đồng đều do không lấy được ánh sáng từ cửa sổ tường bao hoặc cửa sổ trên mái như trong nhà máy điện nguyên tử, dệt, điện tử,... Trong những trường hợp này nên sử dụng loại đèn điện có dải quang phổ gần với ánh sáng tự nhiên nhằm đảm bảo môi trường sản xuất phù hợp với điều kiện tâm sinh lý và làm việc của công nhân.
  • Nhà xưởng công nghiệp sử dụng ánh sáng hỗn hợp: Sự kết hợp giữa sử dụng ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo trong các nhà sản xuất là điều phổ biến thường gặp hiện nay.
Dựa vào hệ thống ánh sáng để xây dựng nhà xưởng
Dựa vào hệ thống ánh sáng để xây dựng nhà xưởng

>> Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp 16 mẫu bản vẽ nhà xưởng nhỏ chi tiết nhất.

Một số thiết bị cần phải có trong nhà xưởng

Qua những thông tin trên chắc hẳn người đọc cũng đã hiểu rõ nhà xưởng là gì. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và tăng hiệu quả làm việc trong nhà xưởng thì cần phải có một số thiết bị khác.

Bình chữa cháy

Cần trang bị hệ thống phòng cháy, bình chữa cháy để xưởng sản xuất, xưởng kho hàng luôn được đảm bảo an toàn.

Sử dụng hệ thống bình chữa cháy cho nhà xưởng
Sử dụng hệ thống bình chữa cháy cho nhà xưởng

Hệ thống thông gió

Đối với một kho xưởng hệ thống thông gió đóng vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ điều hòa máy móc mà nhân công hoạt động luôn cần nguồn oxy để tránh bị ngộp.

Không chỉ vậy, hệ thống thông gió nhà xưởng còn có công dụng khác như ngăn bụi, hút bụi và lọc không khí từ các hoạt động sản xuất từ máy móc,...

Hệ thống thông gió đóng vai trò quan trọng trong xây dựng nhà xưởng
Hệ thống thông gió đóng vai trò quan trọng trong xây dựng nhà xưởng

Hệ thống biển báo

Biển báo là một thiết bị vô cùng quan trọng và cần thiết, những biển báo màu sắc bắt mắt, dễ đọc và cảnh báo người lao động nâng cao cảnh giác khi tham gia vào các hoạt động sản xuất.

Hệ thống biển báo trong khi xây dựng nhà xưởng
Hệ thống biển báo trong khi xây dựng nhà xưởng

Kệ công nghiệp

Sử dụng kệ công nghiệp tại nhà xưởng là vô cũng quan trọng, nhất là đối với nền công nghiệp phát triển như hiện nay. Đa dạng kệ công nghiệp: kệ trung tải, kệ cơ khí, kệ tải trọng nặng, kệ tải trọng nhẹ,... với các ứng dụng cơ bản:

  • Ứng dụng kệ kho hàng: dùng để lưu trữ hàng hóa, đảm bảo tối ưu không gian cũng như bảo quản hàng hóa.
  • Ứng dụng lưu trữ công cụ cơ khí: xưởng lắp ráp cơ khí như máy móc, ô tô sẽ cần kệ để đảm bảo các dụng cụ được sắp xếp gọn gàng và hợp lý.
Kệ công nghiệp được sử dụng phổ biến trong nhà xưởng
Kệ công nghiệp được sử dụng phổ biến trong nhà xưởng

Quy chuẩn, tiêu chuẩn khi thiết kế nhà xưởng

Nhà xưởng có nhiều loại, vậy những quy chuẩn, tiêu chuẩn để thiết kế một nhà xưởng là gì?

Bất kỳ một loại công trình xây dựng nào cũng đều có những tiêu chuẩn thiết kế riêng được các đơn vị chuyên trách quy định rõ ràng. Và nhà xưởng cũng có những quy chuẩn, tiêu chuẩn được quy định cụ thể và rõ ràng.

Quy chuẩn thiết kế nhà xưởng

Quy chuẩn thiết kế nhà xưởng quy định tại:

  • Quy chuẩn xây dựng Việt Nam tập 1 ban hành kèm theo quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng.
  • Quy chuẩn xây dựng Việt Nam tập 2, 3 ban hành theo quyết định số 439/QĐ-BXD ngày 25/09/1997 của Bộ Xây Dựng.
Xây dựng nhà xưởng theo quy chuẩn thiết kế
Xây dựng nhà xưởng theo quy chuẩn thiết kế

Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng

Quy định mới về tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng được ban hành, sửa đổi năm 2012, có quy định rõ ràng từng hạng mục thiết kế yêu cầu các nhà thầu thiết kế, đơn vị chủ đầu tư, thi công phải tuân thủ nghiêm ngặt.

  • Nền và móng

Thiết kế nền và móng cần phải căn cứ vào yêu cầu công nghệ tải trọng tác động, địa chất thủy văn, điều kiện địa chất công trình, và phải tuân theo quy định trong TCVN 2737:1995. Trường hợp nền đất yếu bắt buộc phải có các biện pháp xử lý thích ứng. Móng và các hệ thống kỹ thuật phần ngầm của công trình thi công (nếu có) phải được thiết kế phù hợp với các tính chất cơ lý của nền đất và các đặc trưng của điều kiện tự nhiên tại khu vực thi công. Phần móng chịu tác động của nhiệt độ cao vì vậy cần phải có lớp bảo vệ bằng vật liệu chịu nhiệt. Phần móng chịu tác dụng ăn mòn phải có biện pháp chống ăn mòn phù hợp.

  • Mái và cửa mái

Tùy theo điều kiện của vật liệu lợp và yêu cầu của công nghệ mái mà nhiều nhà sản xuất được phép thiết kế thoát nước bên trong, hoặc bên ngoài và nối với hệ thống thoát nước chung. Thoát nước mưa bên trong cần dùng ống dẫn nước xuống mương nước hoặc dùng hệ thống máng treo trong nhà xưởng. Mương thoát nước nhất thiết phải có nắp đậy bằng bê tông cốt thép và tháo lắp một cách thuận tiện.

Tùy theo yêu cầu của công nghệ, hướng của nhà có thể thiết kế những loại cửa mái như: răng cưa, chống diềm, chữ M, v.v…

Cửa mái hỗn hợp vừa thông gió, vừa chiếu sáng, phải lắp kính thẳng đứng.

Đối với nhà sản xuất có một hoặc hai nhịp khi sử dụng chiếu sáng tự nhiên qua các mặt tường mà vẫn đảm bảo yêu cầu và không có thiết bị tỏa nhiệt, hơi ẩm hoặc chất độc thì không được làm cửa mái.

Đối với nhà sản xuất sinh nhiều hơi ẩm, nhiệt hoặc chất độc cần bố trí cửa mái thông gió. Khi cần có yêu cầu thông gió, đồng thời có mái chống mưa hắt thì không cần lắp kính mà chỉ để khoảng trống.

Cửa mái bắt buộc phải lắp kính cố định, phần dưới phải để hở, phần trên có mái đua. Tỷ lệ các phần phải được tính toán chính xác.

  • Tường và vách ngăn

Căn cứ vào quy mô, đặc tính và điều kiện sử dụng của nhà sản xuất, tường nhà được thiết kế dưới các dạng sau: tường chèn khung , tường chịu lực, và tường tự chịu lực.

(*) Lưu ý: Vật liệu làm tường có thể là đá thiên nhiên, gạch, tấm bê tông cốt thép, tấm amiăng xi măng.

Tất cả các chân tường gạch cần phải có lớp chống thấm nước mưa bằng bi tum hoặc vật liệu khác.

Tường ngăn giữa các phân xưởng cần phải được tháo lắp thuận tiện đáp ứng được mặt bằng khi có những yêu cầu thay đổi về công nghệ và sửa chữa thiết bị.

(*) Lưu ý: Tường ngăn có thể làm bằng tấm bê tông cốt thép, bê tông lưới thép, lưới thép có khung thép hoặc khung gỗ,…

  • Cửa sổ và cửa đi

Khi xây nhà xưởng sản xuất cần phải sử dụng tối đa cửa đi, cửa sổ và lỗ thông thoáng để đảm bảo thông thoáng gió và chiếu sáng tự nhiên được tốt nhất.

Những tiêu chuẩn khi thiết kế nhà xưởng
Những tiêu chuẩn khi thiết kế nhà xưởng

>> Tham khảo:

Những lưu ý quan trọng trong thi công nhà xưởng công nghiệp

Để thi công được một nhà xưởng cần phải chú ý đến những điểm đặc biệt quan trọng giúp xây dựng được một nhà xưởng chất lượng nhất. Vậy những lưu ý trong quá trình thi công thiết kế nhà xưởng là gì?

Khẩu độ trong xây dựng là gì?

Từ khái niệm nhà xưởng là gì, chúng ta có thể định nghĩa được khẩu độ trong xây dựng. Khẩu độ trong xây dựng hay nói cụ thể hơn là khẩu độ nhà xưởng là khoảng cách tính từ mép cột này sang cột kia theo phương nằm ngang. Hiểu theo một cách đơn giản hơn thì nó chính là độ rộng của nhà xưởng. Trên nhu cầu sản xuất của nhà xưởng; diện tích bao nhiêu; thì sẽ có khoảng cách khẩu độ nhà xưởng khác nhau.

Khẩu độ khi thi công xây dựng nhà xưởng
Khẩu độ khi thi công xây dựng nhà xưởng

Xác định vị trí nhà xưởng

  • Nên lựa chọn vị trí thông thoáng để xây dựng nhà xưởng.
  • Xung quanh nhà xưởng cần trồng nhiều cây xanh để không khí được trong lành.
  • Xác định rõ quy mô và diện tích nhà xưởng để chọn vị trí.
  • Bố trí tổng mặt bằng phù hợp
Xác định vị trí nhà xưởng phù hợp
Xác định vị trí nhà xưởng phù hợp

Kết cấu nhà xưởng là gì? – Bản vẽ thiết kế nhà xưởng

Hệ thống nhà xưởng được kết cấu từ nhiều không gian khác nhau, mỗi không gian sẽ có những nhiệm vụ riêng.

  • Hệ thống trần nhà

Việc lắp đặt phần mái trần nhà được tiến hành sau khi phần lắp đặt khung chính được hoàn thành và căn chỉnh chính xác. Trong quá trình thi công hệ thống trần nhà cần phải đặc biệt lưu ý đến: các mối nối của bông cách nhiệt.

  • Hệ thống móng nhà

Móng là kết cấu cốt yếu, quan trọng nhất của bất kì một công trình xây dựng nào và xây dựng nhà xưởng cũng vậy. Khi xây dựng thiết kế móng cần đặc biệt lưu ý đến các thông số kỹ thuật. Các vật liệu và chi tiết sử dụng để làm móng phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn theo TCVN và quốc tế. Cần lưu ý trong việc chọn vị trí đặt móng, với từng nền đất khác nhau, ta sẽ có các cách chọn loại móng khác nhau.

  • Hệ thống cửa

Khâu lắp dựng hệ thống cửa cũng rất quan trọng, phải đảm bảo cửa được lắp chắc chắn vào tường, lắp thẳng và dễ mở. Nếu không thi công cẩn thận thì sau khi hoàn thành xong cửa sẽ bị nghiêng điều đó sẽ làm cho việc đóng mở cửa rất khó khăn.

  • Hệ thống tường vách ngăn

Hệ thống tường vách ngăn cũng cần được thiết kế và thi công tỉ mỉ, cẩn thận để đảm bảo độ vững chắc cho nhà xưởng. Ngay từ đầu phải kết hợp với bên xây dựng để đảm bảo công việc giữa bên lắp đặt nhà thép tiền chế với bên xây dựng được hợp lý.

  • Hệ thống thông gió

Hệ thống thông gió đảm bảo cho việc lưu thông không khí trong không gian được cố định. Có thể lắp hệ thống trên mái nhà, trần nhà hoặc hệ thống thông gió tầng hầm, các nhà máy sản xuất lọc hóa dầu,…

Hệ thống nhà xưởng được kết cấu từ nhiều không gian khác nhau
Hệ thống nhà xưởng được kết cấu từ nhiều không gian khác nhau

Chọn đèn nhà xưởng phù hợp

Thiết kế hệ thống chiếu sáng là một trong những phần quan trọng trong nhà xưởng có ý nghĩa đảm bảo cho quá trình sản xuất được thực hiện liên tục ngày đêm. Tùy từng loại hình nhà xưởng khác nhau sẽ có mức độ và yêu cầu chiếu sáng khác nhau.

Khi thiết kế cần nghiên cứu kỹ lưỡng đặc điểm của nhà xưởng cũng như nhu cầu sử dụng điện chiếu sáng. Dựa vào tiêu chuẩn chất lượng chiếu sáng của nhà xưởng công nghiệp theo TCVN 7114-2008 để lựa chọn những mức độ chiếu sáng phù hợp cho từng khu vực. Đặc biệt nên tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên kết hợp ánh sáng nhân tạo từ đèn.

Hệ thống chiếu sáng đảm bảo quá trình sản xuất được thực hiện liên tục
Hệ thống chiếu sáng đảm bảo quá trình sản xuất được thực hiện liên tục

>> Tìm hiểu thêm: Đèn nhà xưởng là gì? 7 tiêu chí lựa chọn đèn cho nhà xưởng.

Các câu hỏi thường gặp khi xây dựng nhà xưởng

Đơn giá xây dựng nhà xưởng phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất có ảnh hưởng lớn đến chi phí sản xuất nhà xưởng đó là phương án thiết kế nhà xưởng. Bởi lẽ mỗi phương án thiết kế đều đưa đến một vật liệu xây dựng tương ứng, tùy thuộc vào sự lựa chọn nguyên vật liệu của chủ đầu tư.

Ngoài ra, phương án thi công xây dựng nhà xưởng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chi phí bảo trì về sau. Đa số những khoản phát sinh liên quan đến bảo trì, sửa chữa nhà xưởng lại không được liệt kê vào bảng dự tính chi phí xây dựng nhà xưởng trong quá trình thi công.

Nhà xưởng thép tiền chế có tốt hơn các loại nhà xưởng khác?

Việc lựa chọn loại nhà xưởng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như mức độ chi phí, nhu cầu sử dụng, nhân sự thi công, thời gian thi công,…

  • Đối với nhà xưởng thép tiền chế sẽ phù hợp với những doanh nghiệp có diện tích nhà xưởng cần xây dựng lớn, thời gian thi công cần sự nhanh chóng và có nhu cầu mở rộng trong tương lai.
  • Đối với nhà xưởng bê tông cốt thép sẽ phù hợp với những doanh nghiệp có mặt bằng với diện tích hạn chế, có thể thi công trong thời gian dài. Đặc biệt nhà xưởng không có nhu cầu di chuyển vị trí hay thay đổi trong tương lai.

Nhà xưởng thép tiền chế có xây dựng dễ dàng?

Nhà xưởng thép tiền chế thường có rất ít đôi khi là không có cột bên trong, điều này giúp cho việc bố trí nội thất trong nhà, bố trí các thiết bị, lắp đặt thang máy, máy móc để tiến hành sản xuất trở nên linh hoạt. Ngoài ra, đây là kiểu nhà rất dễ dàng và linh hoạt trong việc mở rộng quy mô hoặc tháo dỡ, lắp dựng ở địa điểm mới với chi phí hợp lý.

>> Bài viết liên quan:

Kết luận

Qua nội dung bài viết trên Musk.vn đã giúp bạn hiểu rõ khái niệm nhà xưởng là gì và những thông tin hữu ích liên quan đến mô hình này. Hy vọng chủ đầu tư có thể lựa chọn cho mình mô hình nhà xưởng vừa tiện ích lại tiết kiệm tối ưu chi phí mang đến hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

Bình luận
Gửi