Cách tính khấu hao nhà xưởng bao nhiêu năm chi tiết và chính xác nhất

Nội dung bài viết

Khấu hao nhà xưởng bao nhiêu năm theo quy định của pháp luật là một câu hỏi được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm. Đây là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp xác định giá trị hao mòn của tài sản, từ đó có những kế hoạch phù hợp hơn. Vậy khấu hao tài sản là gì và cách tính như thế nào, cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

Khấu hao nhà xưởng bao nhiêu năm
Thời gian khấu hao nhà xưởng bao nhiêu năm

Quy định về trích khấu hao dựa vào tài sản cố định mới nhất

Trong các quy định của pháp luật hiện nay, không có bất kỳ một khái niệm chung nào về loại tài sản cố định. Tuy nhiên, một tài sản được xem là tài sản cố định phải thỏa mãn thời hạn sử dụng trên 1 năm và giá trị trên 30 triệu VNĐ trở lên và mang lại lợi ích kinh tế trong thời gian sử dụng.

Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán

Những loại tài sản cố định và cách phân biệt

Hệ thống tài sản luôn bao gồm TSCĐ vô hình và TSCĐ hữu hình. Do đó, khi xét trên tiêu chí điều kiện, giá trị hình thành thị hệ thống nhà xưởng sản xuất được xếp vào loại tài sản hữu hình cố định.

Tiêu chuẩn về tài sản cố định hữu hình là gì?

Theo điều 2 tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC quy định thì TSCĐ hữu hình bao gồm những tư liệu lao động có hình thái vật chất. Tức là bằng mắt thường có thể sờ, nắm, cảm nhận được và phải thỏa mãn các tiêu chuẩn của một TSCĐ hữu hình cụ thể.

Loại tài sản này tham gia trực tiếp vào các chù trình sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên được hiện trạng, hình thái ban đầu. Một số loại TSCĐ hữu hình thường gặp trong đời sông là nhà cửa, máy móc, vật tư, trang thiết bị, phương tiện vận tải,...

Tiêu chuẩn về tài sản cố định hữu hình
Tiêu chuẩn về TSCĐ hữu hình

Bên cạnh đó, để nhận biết TSCĐ hữu hình có thể căn cứ theo khoản 1, điều 3 tại Thông tư này, theo đó, tư liệu lao động là tài sản hữu hình phải có kết cấu độc lập với nhau hoặc là 1 hệ thống bao gồm rất nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau. Nếu thiếu một trong các bộ phận đó thì hệ thống không thể đi vào hoạt động được.

Trong trường hợp hệ thống bao gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau nhưng mỗi bộ phận có thời hạn sử dụng khác nhau. Và nếu thiếu một trong các bộ phần hệ thống vẫn có thể hoạt động trơn tru và hiệu quả chức năng của mình. Các bộ phận riêng lẻ đó cùng thỏa mãn đồng thời 03 tiêu chí trên. Tuy nhiên, do yêu cầu quản lý và sử dụng tài sản cần phải quản lý từng bộ phận riêng thì vẫn được xem là 1 loại TSCĐ hữu hình độc lập.

Đối với súc vật được nuôi theo mô hình sản xuất để làm việc và cung cấp sản phẩm ra thị trường thì từng con súc vật nếu thỏa mãn 03 tiêu chí trên đồng thời vẫn được xem là 1 TSCĐ hữu hình. Quy định TSCĐ hữu hình với cây lâu năm cũng tương tự như đối với gia súc, gia cầm.

Tiêu chuẩn về tài sản cố định vô hình là gì?

Cũng theo quy định tại điều 2 thuộc Thông tư số 45/2013/TT-BTC thì TSCĐ vô hình là những loại tài sản không có hình thái vật chất. Trái ngược với TSCĐ hữu hình, loại tài sản này không thể cầm, nắm, cảm nhận được mà liên quan đến quyền và nghĩa vụ của con người được thể hiện qua giấy tờ.

TSCĐ vô hình thể hiện một lượng giá trị đầu tư, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh và có liên quan trực tiếp đến một số vấn đề về quyền sử dụng đất, quyền phát hành sản phẩm, bản quyền tác giả, bằng sáng chế, bằng phát minh…

Một tài sản được cho là TSCĐ vô hình trước hết cũng phải thỏa mãn 03 tiêu chuẩn nhất định của một tài sản về thời gian sử dụng, giá trị tài sản và khả năng đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai. Những tài sản không hình thành TSCĐ hữu hình sẽ là TSCĐ vô hình.

Phân loại TSCĐ trong nhà xưởng
Phân loại TSCĐ trong nhà xưởng

Một lưu ý nhỏ đó là những khoản chi phí không thỏa mãn 03 tiêu chuẩn trên sẽ trực tiếp được phân bổ hoặc hạch toán vào chi phí doanh nghiệp mà không được phép trích khấu hao. Các chi phí khác phát sinh trong giai đoạn triển khai hoạt động sản xuất của doanh nghiệp sẽ được ghi nhận là TSCĐ vô hình khi thỏa mãn tất cả 07 điều kiện sau:

  • Đảm bảo tính khả thi kỹ thuật trong việc hoàn thành cũng như đưa TSCĐ vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc có thể dùng để bán.
  • Doanh nghiệp có ý định hoàn thành TSCĐ vô hình để sử dụng cho mục đích của mình hoặc có thể bán cho những lợi ích khác.
  • Doanh nghiệp có toàn quyền quyết định sử dụng hoặc bán TSCĐ vô hình đó.
  • TSCĐ vô hình được tạo ra trước và trong quá trình sản xuất phải đảm bảo mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp trong tương lai.
  • Doanh nghiệp có đầy đủ nguồn lực về mặt tài chính, kỹ thuật cũng như các nguồn lực khác để hoàn tất quá trình triển khai, sử dụng và bán TSCĐ vô hình.
  • Doanh nghiệp có khả năng xác định chắc chắn những chi phí có thể phát sinh trong giai đoạn triển khai nhằm tạo ra TSCĐ hữu hình đó.
  • Doanh nghiệp phải ước tính đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng theo quy định cho loại tài sản vô hình.

>> Xem thêm: Thống kê từ A - Z tổng chi phí xây nhà xưởng.

Phạm vi tính hao mòn và khấu hao của tài sản cố định

Căn cứ theo quy định của khoản 1 điều 13 thuộc thông tư số 45/2018/TT-BTC thì chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao cũng như nguyên tắc tính hao mòn khấu hao của tài sản cố định được quy định như sau:

Thời gian thực hiện việc tính toán khấu hao, hao mong tài sản cố định của doanh nghiệp phải được diễn ra mỗi năm 1 lần vào tháng 12 hàng năm. Và việc thực hiện phải được diễn ra trước khi kế toán khóa sổ.

Phạm vi tính toán tính hao mòn và khấu hao của tài sản cố định áp dụng cho tất cả loại tài sản cố định hiện nay theo quy định tại khoản 1 điều 12 theo thông tư này, bắt đầu từ ngày 31/12 của năm tính hao mòn.

Phạm vi tính hao mòn TSCĐ nhà xưởng
Phạm vi tính hao mòn TSCĐ nhà xưởng

Phạm vi của tài sản khấu hao bao gồm những tài sản cố định của đơn vị công lập cần đảm bảo chi đầu tư, chi thường xuyên; những tài sản cố định tại đơn vị công lập thuộc nhóm đối tượng phải tính đầy đủ khấu hao tài sản cố định theo quy định của pháp luật và những tài sản cố định của đơn vị công lập không thuộc hai trường hợp trên.

Những tài sản cố định được quy định tại điểm c, khoản 2, điều 12 thuộc thông tư này phải thực hiện tính hao mòn cung như trích khấu hao tài sản theo đúng quy định tại điều 16 thuộc thông tư.

Trong trường hợp chia tách, bàn giao, giải thể, sáp nhập doanh nghiệp thì hao mòn tài sản cố định của năm tài chính sẽ do cơ quan có thẩm quyền quyết định, được thực hiện tại các cơ quan, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản.

Trường hợp đánh giá, kiểm kê tài sản cố định theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì hao mòn tài sản cố định được xác định theo những cơ sở giá trị được đánh giá sau khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra xác định giá trị lại từ năm tài chính.

Nguyên tắc khi tính khấu hao nhà xưởng

Nguyên tắc tính khấu hao tài sản cố định được áp dụng cho mọi doanh nghiệp. Đối với những tài sản cố định được sử dụng với mục đích cho thuê, kinh doanh, liên kết thì cách tính khấu hao nhà xưởng sẽ bắt đầu từ ngày tài sản cố định được đưa và sử dụng và dừng lại khi kết thúc sử dụng tài sản. Chi phí khấu hao tài sản được phân bổ cho các hoạt động để tiến hành hạch toán theo từng hạng mục chi phí khác nhau.

Nguyên tắc khi tính thời gian khấu hao nhà xưởng bao nhiêu năm
Nguyên tắc khi tính thời gian khấu hao nhà xưởng bao nhiêu năm

>> Bài viết cùng chủ đề:

Cách xác định tỷ lệ hao mòn và thời gian sử dụng tài sản cố định

Đối với với loại tài sản cố định bị ảnh hưởng hao mòn do tác động của môi trường và thời tiết thì những quy định về mặt thời sản sử dụng không được vượt quá 20%. Tùy thuộc vào từng danh mục tài sản sẽ có những quy định về thời gian sử dụng cũng như tỷ lệ hao mòn khác nhau, cụ thể như sau:

  • Loại 1: bao gồm nhà ở và các công trình xây dựng, có thời gian sử dụng tài sản từ 15 năm - 80 năm và tỷ lệ hao mòn là 6,67% - 1.25%.
  • Loại 5: bao gồm các loại máy móc, thiết bị có thời gian sử dụng từ 5 năm- 8 năm và tỷ lệ hao mòn là 20 %-12,5%.
  • Loại 7: bao gồm TSCĐ hữu hình khác có thời gian sử dụng 8 năm và tỷ lệ hao mòn là 20%.
Cách xác định tỷ lệ hao mòn của TSCĐ
Cách xác định tỷ lệ hao mòn của TSCĐ

Có những phương pháp tính hao mòn tài sản cố định nào?

Phương pháp tính hao mòn tài sản cố định của doanh nghiệp dựa trên mức hao mòn hằng năm của một loại tài sản nhất định, được tính theo công thức là:

Mức hao mòn tài sản cố định hằng năm= Tỷ lệ hao mòn (%) x Nguyên giá của tài sản cố định.

Hằng năm, trên cơ sở tính toán mức hao mòn tăng và giảm phát sinh trong năm, các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp sẽ tiến hành xác định tổng số hao mòn của toàn bộ tài sản tại doanh nghiệp trong năm đó theo công thức:

Số hao mòn TSCĐ lũy kế tính đến năm N = (Số hao mòn TSCĐ tăng trong năm N - Số hao mòn TSCĐ giảm trong năm N) + Số hao mòn TSCĐ đã tính đến năm N-1.

Phương pháp tính mức hao mòn hằng năm của TSCĐ
Phương pháp tính mức hao mòn hằng năm của TSCĐ

Khấu hao nhà xưởng bao nhiêu năm?

Để biết được nhà xưởng khấu hao bao nhiêu năm, bạn có thể theo dõi những mục dưới đây:

Cách tính khấu hao nhà xưởng bao nhiêu năm của doanh nghiệp

Để xác định thời gian khấu hao nhà xưởng bao nhiêu năm, có thể áp dụng công thức sau:

Thời gian trích khấu hao TSCĐ = (Giá trị hợp lý của TSCĐ x Thời gian trích khấu hao)/ Giá bán TSCĐ cùng loại, mới hoàn toàn 100%.

Cách tính khấu hao bao nhiêu năm của doanh nghiệp
Cách tính nhà xưởng khấu hao bao nhiêu năm của doanh nghiệp

>> Tìm hiểu thêm: Khái niệm nhà xưởngcác loại nhà xưởng công nghiệp phố biến hiện nay.

Cách tính khấu hao máy móc, thiết bị trong xưởng sản xuất doanh nghiệp

Tùy thuộc vào từng nhóm TSCĐ sẽ có quy định về thời gian trích khấu hao riêng. Ví dụ, Đối với máy móc, thiết bị động lực, thời gian trích khấu hao từ 6-20 năm. Đối với nhà cửa thì có thể từ 5-25 năm.

Cách tính khấu hao máy móc, thiết bị nhà xưởng
Cách tính khấu hao máy móc, thiết bị nhà xưởng

>> Có thể bạn quan tâm:

Ví dụ về tính thời gian khấu hao nhà xưởng sản xuất là bao nhiêu năm

Giả sử: Giá trị của 1 nhà xưởng doanh nghiệp là 2 tỷ đồng. Nguyên giá của nhà xưởng được xác định là 2 tỷ. Thời gian sử dụng là 25 năm. Vậy mỗi năm khấu hao là 2 tỷ/ 25 năm = 0.8 tỷ/ năm.

Ví dụ về tính thời gian trích khấu hao theo đường thẳng
Ví dụ về tính thời gian trích khấu hao theo đường thẳng

>> Tham khảo thêm:

Các câu hỏi liên quan

Tại sao doanh nghiệp phải biết cách tính khấu hao nhà xưởng?

Biết cách tính khấu hao nhà xưởng giúp doanh nghiệp định giá sản phẩm, thiết bị khi bán lại cũng như tính toán được sự hao mòn của tài sản theo thời gian. Từ đó đưa ra kế hoạch thay đổi, làm mới hoặc mua mới tài sản.

Tại sao doanh nghiệp phải biết tính khấu hao
Tại sao doanh nghiệp phải biết tính khấu hao

Tất cả chủ đầu tư đều phải biết tính toán nhà xưởng khấu hao bao nhiêu năm có đúng không?

Điều này hoàn toàn đúng bởi giúp người chủ nắm bắt được những thông tin khấu hao liên quan đến tài sản. Tuy nhiên, chủ đầu tư có thể nhờ sự hỗ trợ của nhân viên các phòng ban để xác định việc.

Chủ doanh nghiệp có phải biết tính khấu hao nhà xưởng không?
Chủ doanh nghiệp có cần biết tính khấu hao nhà xưởng bao nhiêu năm không?

>> Các bài viết liên quan:

Trên đây là những quy định và cách tính giúp bạn trả lời được câu hỏi “khấu hao nhà xưởng bao nhiêu năm”. Từ những cách tính mà Muskvn cung cấp, hy vọng chủ doanh nghiệp sẽ xác định chi phí đầu tư phù hợp nhất với quy mô sản xuất của mình.

Hồ Kim Phụng

Kỹ sư thi công Hồ Kim Phụng với 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công nội - ngoại thất cho những công trình biệt thự, căn hộ, nhà hàng, khách sạn,...Với những dự án hợp tác đều thành công và tạo nên sự hài lòng đến với khách hàng. Hiện tại đang là chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực thi công thiết kế nội - ngoại thất trên sàn TMĐT Musk.vn

Web: https://musk.vn/ho-kim-phung.html

Call: 0369242162

Bình luận
Gửi