Kích thước các loại xe tải 1 tấn - 5 tấn - 8 tấn - 10 tấn - 15 tấn
Nội dung bài viết
Lựa chọn kích thước xe tải chính xác, phù hợp với nhu cầu sử dụng sẽ giúp các đơn vị tối ưu hoá hiệu năng hoạt động vận tải của mình. Trên thị trường hiện nay ngày càng có nhiều hãng xe tải cùng với nhiều tải trọng khác nhau. Làm thế nào để tìm ra dòng xe phù hợp? Cùng theo dõi thêm tại bài viết dưới đây!
Tham khảo: Những nơi thu mua xe cũ uy tín được đánh giá cao
Các địa điểm thu mua xe tải hết đời giá hợp lý nhất hiện nay.
Xe tải là gì?
Trước tiên, cùng tìm hiểu về loại hình xe tải:
Đặc điểm chung của các loại xe tải
Là một phương tiện được sử dụng nhiều trong giao thông đường bộ, xe tải ( hay còn gọi là ô tô tải) là loại xe ô tô chuyên dụng thực hiện chức năng chở hàng hóa. Xe tải được quy định khối lượng chuyên chở riêng được cho phép là 1.500kg theo quy chuẩn quốc gia.
Theo đó, xe tải hoạt động cần có giấy chứng nhận kiểm định về hai mảng chính là an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường dành cho phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, trước khi chính thức đi vào hoạt động vận tải..
Dù kích thước xe tải có thể khác nhau nhưng chúng đều có chung những cấu tạo dưới đây:
- Bộ phận chassis: Được gọi là “linh hồn” của xe tải, đây là phần khung xương làm nhiệm vụ nâng đỡ và cố định các bộ phận khác.
- Cabin xe: Cabin xe tải là không gian để điều khiển toàn bộ chiếc xe. Ở bên trong cabin có trang bị đầy đủ hệ thống điều khiển của xe. Và đây cũng là nơi điều hành chính mà tài xế thực hiện các thao tác điều khiển xe vận người và hàng hóa.
- Hệ thống treo và bánh xe, các trục để cố định các bộ phận.
- Động cơ tuỳ thuộc vào loại xe tải
- Các hệ thống trợ năng như khí nén, thuỷ lực, nước, điện, được tiêu chuẩn hoá.
Công dụng của xe tải trong đời sống
Xe tải được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực và hoạt động sống. Có thể coi xe tải như một phương tiện giao thông đường bộ không thể thiếu cho các doanh nghiệp, công ty, cơ sở kinh doanh và sản xuất hàng hoá nhất là trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Ô tô tải có mật độ ứng dụng cao ở đa lĩnh vực, từ thương mại, xây dựng, các ngành công nghiệp sản xuất,... Chúng thường được “giao phó” vận chuyển những loại hàng hoá có trọng lượng nặng, khối lượng lớn và di chuyển trong quãng đường xa. Tuy vậy để đảm bảo an toàn, việc sắp xếp hàng hóa hay vận chuyển đều phải tuân theo quy định của pháp luật và những tiêu chuẩn về an toàn vận tải.
Xem thêm: Thủ tục mua bán xe tải cũ như thế nào? Tìm hiểu để dự trù kinh phí chính xác nhất!
Các kích thước xe tải phổ biến trên thị trường hiện nay
Cùng tìm hiểu về các kích thước xe tải đa dạng sau:
Kích thước xe tải 1 tấn
Đây được coi là loại hình xe tải có kích thước nhỏ nhất, được đo tính trong khoảng 3 x 1.6 x 1.7 (tương ứng dài x rộng x cao). Đối với dòng xe tải 1 tấn, thùng xe sẽ có hai loại thiết kế là thùng kín và thùng hở. Tùy vào nhu cầu sử dụng và hàng hoá của bạn để lựa chọn loại thùng xe phù hợp.
Loại kích thước xe tải 1 tấn thường được đưa vào mục đích sử dụng để vận chuyển đồ đạc từ đồ gia dụng như bàn, ghế, tủ, giường khi có nhu cầu chuyển nhà, đến vật liệu xây dựng như cát, sỏi, xi măng,… Hiện nay, xe tải 1 tấn chưa bị cấm vận tải ở hầu hết các tuyến phố nội đô ở các tỉnh thành nên bạn có thể yên tâm sử dụng.
>> Tham khảo: Kích thước các loại xe tải 1 tấn là bao nhiêu?
Kích thước xe tải 1 tấn 25
Kích thước thùng xe tải 1.25 tấn trung bình là 3,1m x 1,6m x 1,7m tương ứng với dài x rộng x cao.
Kích thước xe tải 1.5 tấn
Loại xe tải 1.5 tấn được thiết kế theo kích thước tiêu chuẩn là (3,4m x 1,7m x 1,8m) tương ứng (dài x rộng x cao). Có hai loại thùng xe sử dụng cho kích thước này là thùng kín hoặc thùng bạt. Đây là một dòng xe dẫn đầu trong phân khúc xe tải hạng nhẹ trên thị trường hiện nay. Mức 1.5 tấn là mức tải trọng hợp lý sử dụng trong vận tải hiện nay.
>>Tham khảo ngay: Có nên mua xe tải cũ và Hãng xe tải nào tốt nhất mà bạn nên mua. Xem để có quyết định phù hợp!
Hội tụ đầy đủ các yếu tố tiêu chuẩn từ kiểu dáng, tính năng, sự tiện nghi và khả năng vận hành mạnh mẽ, xe tải 1.5 tấn sẵn sàng trở thành người bạn đồng hành trên mọi bước đường của tài xế. Một điểm mạnh lớn của xe tải 1.5 tấn là dù có thể vận tải được trong khu vực nội thành nhưng xe cũng có thể chở được một số lượng hàng khá nhiều, phục vụ tốt nhất cho mọi nhu cầu của khách hàng.
Kích thước xe tải 2 tấn
Xe tải 2 tấn cũng thuộc phân khúc xe tải hạng nhẹ, phục vụ trong điều kiện thường xuyên vào trong phía nội thành và vận chuyển khối lượng hàng hóa nhỏ. Kích thước xe tải 2 tấn trung bình là 4,2m x 1,8m x 1,8m (tương ứng dài x rộng x cao). Bạn có thể lựa chọn xe tải 2 tấn loại thùng kín hoặc thùng bạt để vận chuyển. Tuy nhiên cần lưu ý giữ vệ sinh thùng sạch sẽ để hàng hoá không bị ảnh hưởng.
Kích thước xe tải 2.5 tấn
Xe tải 2.5 tấn còn có cách gọi khác là xe 2T5, kích thước thùng xe tải 2.5 tấn thường có tiêu chuẩn thùng rộng từ 3 đến 4.6m. Đây cũng chính là phương tiện có kích thước lớn nhất được phép lưu thông trong nội thành vào các khung giờ cao điểm, sáng từ 8h-16h và chiều từ 8h-18h. Vì thế, đối với những cơ sở cần vận chuyển khối lượng hàng hoá lớn trong khu vực nội đô, thì xe tải 2.5 tấn là lựa chọn tối ưu.
Kích thước xe tải 3.5 tấn
Kích thước xe tải 3.5 tấn cụ thể được ghi nhận là: 4.3 m x 1.95m x 2.0 m tương ứng dài x rộng x cao. Dòng xe tải hạng vừa này được trang bị ngoại thật sang trọng và động cơ bên trong khá mạnh. Kích thước thùng xe tải 3.5 tấn có ngoại thất khá nhỏ gọn, thiết kế xe sẽ tập trung chính vào tính khí động học và tính thẩm mỹ xe.
Xe tải 3.5 tấn có thể linh hoạt đóng nhiều loại thùng khác nhau như thùng kín, thùng lửng, thùng bạt, thùng cánh dơi, và nhiều loại thùng chuyên dụng khác để phục vụ nhu cầu của khách hàng.
>>Bài viết liên quan: Hoán cải thùng xe tải và những lưu ý cực quan trọng mà bạn nên biết!
Kích thước xe tải 4 tấn
Kích thước xe tải 4 tấn nằm trong khoảng từ 4m3 đến 5m2.
Kích thước xe tải 5 tấn
Kích thước thùng xe tải 5 tấn có kích thước thùng xe là 6.2m x 2m x 2m. Về tải trọng, chúng có thể chở được 10 tấn nếu được nâng hạng tải nhưng tải trọng khuyến cáo sử dụng trong ngưỡng 5 tấn là an toàn. Với ngưỡng tải 5 tấn, xe thích hợp vận chuyển đa dạng loại sản phẩm.
Một số loại xe tải 5 tấn thường thấy phổ biến hiện nay là xe tải thùng kín, xe thùng đông lạnh, thùng bạt, xe ben,...
Kích thước xe tải 7 tấn
Xe tải 7 tấn là loại xe hạng trung, có kích thước thùng chừng 5m8. Với tải trọng khá lớn nên thùng đóng cho xe thường lựa chọn chất liệu nhôm, inox để hàng hoá được bảo quản chắc chắn.
Kích thước thùng xe tải 7 tấn sẽ thích hợp vận chuyển hàng hoá trên lộ trình xa hoặc đi liên tỉnh với chất lượng động cơ được thiết kế đặc biệt và bền bỉ. Kích thước xe còn phụ thuộc vào từng loại, tuy nhiên kích thước phổ biến là 6.9 x 2.2 x 3.1(mm) tướng ứng dài x rộng x cao. Số lượng người chuyên chở trên xe là 3 người.
Kích thước xe tải 8 tấn
Kích thước xe tải 8 tấn được xác định là 10.1 x 2.5 x 2.8 (m) tương ứng dài x rộng x cao. Với kích thước thùng xe tải 8 tấn thường ở hạng trung này, xe tải 8 tấn khá được ưa chuộng và phổ biến cho quá trình vận chuyển hàng hóa lớn.
Xe tải 8 tấn cũng được trang bị hệ thống trợ năng đầy đủ như đèn sương mù, đèn trợ sáng, giúp đảm bảo an toàn vận chuyển thuần thục cả trên những cung đường nguy hiểm như dốc sườn, đồi núi hay di chuyển trong thời tiết xấu.
Kích thước xe tải 10 tấn
Kích thước xe tải 10 tấn hạng nặng 9.5 x 2.4 x 2.5 (m) tương ứng dài x rộng x cao, trọng tải lên đến 9.7 tấn, thích hợp với các loại hàng hóa nặng, cồng kềnh. Loại thùng xe 10 tấn có đặc điểm dài, rộng và chắc chắn. Chúng không chỉ có thể chứa được một khối lượng hàng lớn, mà còn bảo vệ an toàn cho hàng hóa không bị lắc, tác động từ bên ngoài trong suốt hành trình vận chuyển.
Tuy vậy, chính kích thước hạng to cũng là điểm hạn chế của xe tải 10 tấn. Điều này giúp việc di chuyển khó khăn, cồng kềnh và chủ đầu tư cũng cần phải bỏ ra khoản chi phí ban đầu khá cao để thuê hoặc mua xe tải 10 tấn.
Kích thước xe tải 15 tấn
Xe tải 15 tấn là một loại xe hạng nặng, được thiết kế theo các quy chuẩn riêng để đảm bảo cho người điều khiển xe. Kích thước xe tải 15 tấn Dài: 9.4m. Rộng: 2.4m. Cao: 2.3m với tổng trọng lượng lên đến 24.000kg, xe tải 15 tấn cần ba hàng bánh xe, hệ thống phanh thuỷ lực có điều khiển bằng khí nén, trạng bị cản trước và lưới tản nhiệt. Đây là dòng xe vận chuyển hàng hoá phổ biến di chuyển cung đường bộ Bắc Nam.
Ưu và nhược điểm của các loại xe tải
Vận chuyển hàng hóa bằng xe tải đã trở thành phương thức phổ biến của ngành vận tải đường bộ. Hình thức vận tải này có các ưu điểm và hạn chế tương đối như sau:
Ưu điểm của vận tải bằng xe tải
- Thực hiện lộ trình vận chuyển tiện lợi: Ngày này, hệ thống cơ sở hạ tầng đường bộ ở Việt Nam ngày càng cải thiện và phát triển. Do vậy, xe tải sẽ phù hợp di chuyển được khắp mọi cung đường, hoạt động vận chuyển hàng bằng xe tải trở nên tiện lợi hơn. Lộ trình bằng xe tải sẽ không mất nhiều công đoạn thủ tục chuẩn bị như với hình thức chuyển bằng đường biển, đường sắt hay đường hàng không.
- Có khả năng thích nghi với mọi điều kiện thời tiết. Đây là điểm tối ưu hơn của vận tải bằng xe tải so với các loại hình khác.
- Có nhiều tải trọng xe tải với các loại thùng khác nhau từ hạng nhẹ đến hạng nặng, phù hợp với nhiều loại hình hàng hoá.
- Có sự hoạt động của xe tải giúp bảo vệ, giảm gánh nặng sức lao động cho công nhân trong quá trình vận chuyển hàng hoá. Tuỳ vào mục đích sử dụng và quy mô kinh doanh, khách hàng có thể lựa chọn dòng ô tô tải có kích thước khác nhau từ bán tải đến trọng tải vài chục tấn.
>>>Tìm hiểu thêm: Tổng hợp tất cả những mẫu xe tải nhỏ cũ tốt nhất hiện nay mà bạn nên biết!
Hạn chế của vận tải xe tải
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, di chuyển bằng xe tải cũng có những điểm yếu nhất định như:
- Kích thước xe tải lớn, cồng kềnh, khó di chuyển trên các con phố nội đô vào giờ cao điểm.
- Khi thực hiện lộ trình dài, xe tải sẽ phải nộp phí đường bộ qua các trạm thu phí theo quy định của pháp luật. Mức phí cũng một phần dựa vào kích thước xe tải.
- Quá trình vận hành phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cần tài xế tập trung tuyệt đối 100% trên cả cung đường để đảm bảo an toàn, tránh xảy ra tai nạn.
>>Tìm hiểu: Kiểu thùng xe tải có ảnh hưởng đến quá trình vận tải xe tải không. Xem ngay bài viết của Musk tại đây!
Ứng dụng xe tải vào đời sống
Xe ô tô tải trở thành loại xe đặc thù trong cuộc sống hiện đại. Tuỳ vào từng loại kích thước xe tải sẽ có những ứng dụng khác nhau như sau:
Ứng dụng của xe tải kích thước dưới 10 tấn
Kích thước các loại xe tải dưới 10 tấn dù không có thể mạnh về trọng tải lớn nhưng lại có những ưu điểm riêng như dễ dàng di chuyển, nhỏ gọn, điều khiển dễ dàng. Vì vậy, xe tầm hạng trung dưới 10 tấn thường được sử dụng khi vận chuyển hàng hóa giữa các cơ sở kinh doanh trong nội thành.
Ví dụ về một số hoạt động đời thường cần sử dụng xe tải hạng nhẹ hoặc hạng trung được kể đến như sau: Vận chuyển nhà, chuyển phòng trọ, chuyển văn phòng công sở hay các cửa hàng có ít đồ đạc.
Ứng dụng của xe tải kích thước trên 10 tấn
Trong sự phát triển vượt bậc của nền công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay, các loại xe tải hạng nặng đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là đối với hoạt động trong các khu công nghiệp hay các nhà máy xí nghiệp. Chức năng chính của xe tải hạng nặng là chuyên vận chuyển và chở các sản phẩm, hàng hoá với trọng lượng lớn.
Thông thường, xe tải hạng nặng sẽ có trọng tải từ 10 tấn trở lên. Vì đây là dòng chuyên chở hàng với trong lượng lớn nên các động cơ và kết cấu của xe cũng được thiết kế rất đặc biệt để đảm bảo sự lưu thông, vận chuyển hàng hóa an toàn, kịp tiến độ, đúng số lượng.
Một số câu hỏi thường gặp về kích thước các loại xe tải
Tại sao cần chọn xe tải đúng kích thước?
Cho đến hiện nay, xe ô tô tải là phương thức vận chuyển hàng hóa phổ biến và tiện lợi, được đa số cơ sở sử dụng. Tuy nhiên, khi mua hoặc thuê xe tải vận chuyển, đại đa số bạn thường chỉ quan tâm đến khối lượng hàng hóa sẽ được bảo quản như thế nào, mà bỏ qua kích thước thùng xe và trọng tải của xe.
Khi cần xác định xem hàng hóa có thể vận chuyển bằng loại xe này hay không, kích thước xe tải chính là yếu tố cần quan tâm. Người mua cần phải biết kích thước chính xác của thùng xe để xác định loại xe nào phù hợp nhất với nhu cầu của họ.
Xét về hiệu năng, một chiếc thùng xe vừa đủ độ rộng, dài, cao sẽ đảm bảo an toàn cho hàng hóa, cũng như tránh va chạm với xe khác, gây hư hỏng ngay cả khi di chuyển trên quãng đường ngắn. Ngược lại, khi khối lượng hàng hóa phải vận chuyển nhỏ, nếu bạn lựa chọn xe có kích thước thùng hàng lớn sẽ gây lãng phí và khó khăn trong việc di chuyển giữa các khu vực.
Tính chiều dài cơ sở của xe tải như thế nào? Biết cách tính sẽ có ý nghĩa gì?
Chiều dài cơ sở xe tải là khoảng cách tính giữa tâm bánh xe trục trước với tâm bánh xe trục sau. Hay nói cách khác, chiều dài cơ sở của xe sẽ là khoảng cách giữa trục lái trước và điểm giữa của trục sau của bánh xe.
Chiều dài cơ sở của một chiếc xe tải tưởng chừng như không quan trọng nhưng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ lớn bán kính vòng quay của bánh xe. Từ đó, chúng mang đến độ ổn định nhất cho phần động học của xe. Việc kiểm tra chiều dài cơ sở xe tải giúp đảm bảo động cơ của xe đạt tiêu chuẩn, đủ điều kiện vận tải, giúp an toàn cho tài xế khi tham gia giao thông.
Lưu ý, đối với những kích thước xe tải được sản xuất chuyên dụng dành cho địa hình phức tạp thì chiều dài cơ sở phải ngắn hơn để giảm khoảng cách giữa những trục tới vị trí trọng tâm của xe.
Kích thước xe tải có ảnh hưởng đến kích thước giới hạn không gian xếp hàng hoá như thế nào?
Hiện nay, chiều cao xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ (cụ thể là xe ô tô tải) được quy định tại Điều 18 Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT như sau:
- Đối với loại xe tải thùng hở có mui, chiều cao xếp hàng hóa cho phép là chiều cao giới hạn trong phạm vi thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được phê duyệt.
- Đối với xe tải thùng hở không mui, hàng hóa xếp trên xe nếu trong trường hợp vượt quá chiều cao của thùng xe, phải có các biện pháp bảo vệ như được chằng buộc, kê, chèn chắc chắn nhằm đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.
Như vậy, bài viết trên của Muskvn đã cung cấp những thông tin cơ bản cần biết về kích thước xe tải phổ biến hiện nay. Hy vọng bạn đã tìm được phương án vận chuyển hàng hóa tối ưu cho doanh nghiệp mình.