Cách khắc phục màn hình điện thoại bị tắt khi gọi đơn giản tại nhà

Nội dung bài viết

Nếu bạn là một tín đồ của điện thoại thông minh đặc biệt là dòng android thì chắc hẳn bạn đã một lần gặp phải trường hợp màn hình điện thoại bị tắt khi gọi. Vậy lý do nào dẫn tới hiện tượng điện thoại khi gọi bị tắt màn hình? Cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé!

Khắc phục điện thoại bị tắt màn hình khi gọi đơn giản
Khắc phục điện thoại bị tắt màn hình khi gọi đơn giản

Hiện tượng màn hình điện thoại bị tắt khi gọi

Điện thoại android thuộc hàng phổ biến nhất bởi thị phần của nó luôn chiếm tỷ trọng rất cao. Giá thành của dòng điện thoại này cũng hợp lý, thích hợp với rất nhiều phân khúc tiêu dùng khác nhau. Bởi vì mức giá được xem là rẻ trên thị trường nên rất nhiều người tiêu dùng hay gặp tình trạng  điện thoại bị lỗi màn hình, có thể kể đến như điện thoại bị tắt màn hình khi gọi.

Khi gặp phải tình trạng màn hình điện thoại bị tắt khi gọi, điện thoại của bạn sẽ xuất hiện một hoặc nhiều các biểu hiện sau đây:

  • Màn hình điện thoại bị tắt trong khi đang gọi điện.
  • Màn hình điện thoại bị tắt sau khi nhận được cuộc gọi đến.
  • Màn hình điện thoại không thể bật lên sau khi cuộc gọi kết thúc.
  • Màn hình điện thoại không thể tắt được khi điện thoại được giữ ở gần khuôn mặt của người dùng.
Biểu hiện của lỗi khi gọi điện thoại bị tắt màn hình
Biểu hiện của lỗi khi gọi điện thoại bị tắt màn hình

Tình trạng mà điện thoại android không sáng khi có cuộc gọi đến hay thường gọi là màn hình điện thoại bị tắt khi gọi khiến người dùng cảm thấy khó chịu và đôi khi sẽ gây rất nhiều phiền phức cho họ. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Hãy cùng tìm hiểu thêm dưới đây.

Một số nguyên nhân gây lỗi khi gọi điện thoại bị tắt màn hình

Cũng giống như sự cố hư hỏng khác, tình trạng điện thoại khi gọi bị tắt màn hình xuất phát từ những nguyên nhân đến từ cả phần mềm và phần cứng. Để có thể tìm được cách khắc phục thì đầu tiên ta phải tìm hiểu một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như:

Nguyên nhân từ phần cứng

Đầu tiên sẽ nói sơ qua về phần cứng của điện thoại thông minh, phần cứng trên điện thoại chính là những linh kiện được lắp ráp cùng với nhau để tạo nên sự hoàn chỉnh của một chiếc điện thoại. Những bộ phận như pin, nút nguồn, nút bấm (nếu có), màn hình, camera, vỏ điện thoại, khe SIM, khe thẻ nhớ, main điện thoại,..

Hay có thể hiểu phần cứng của điện thoại là những chi tiết mà ta có thể trực tiếp nhìn thấy, sờ được của chiếc điện thoại. Như hình minh họa dưới đây:

Phần cứng của điện thoại thông minh
Phần cứng của điện thoại thông minh

Lỗi của phần cứng điện thoại android là những lỗi mà sẽ xảy ra khi phần cứng của điện thoại bị hỏng và không thể thực hiện các chức năng của chiếc điện thoại bình thường. Các nguyên nhân liên quan đến phần cứng bị lỗi khiến màn hình điện thoại bị tắt khi gọi có thể kế đến như:

  • Mainboard, IC, ROM khiến phần cứng của điện thoại bị lỗi.
  • Phần cứng xung đột với phần mềm.
  • Điện thoại android đã bị rơi từ trên cao về va chạm mạnh với nền gạch, vật cứng, bị đè cấn khi bỏ ở balo, túi xách, bị ngấm nước do trời mưa,.. nên đã làm cho phần cứng của điện thoại bị ảnh hưởng, bo mạch bị hư hỏng.
  • Không vệ sinh cụm cảm biến sạch sẽ nên bị bụi bẩn che khuất. Hoặc cụm cảm biến có thể bị hư do sử dụng quá lâu. Vì thế nên cảm biến tiệm cận hoạt động không chuẩn xác và bất thường.
  • Pin bị chai, phồng và hỏng: Pin chính là một trong những bộ phần của chiếc điện thoại android mà phải hoạt động xuyên suốt vì thế việc pin bị hỏng cũng có thể là yếu tố gây ra tình trạng điện thoại bị tắt màn hình khi gọi.
  • Linh kiện điện thoại cũng là một yếu tố quan trọng với một chiếc điện thoại android, lựa chọn linh kiện không phù hợp, không chính hãng hoặc không rõ nguồn gốc sẽ khiến chiếc điện thoại của bạn gặp vấn đề.

Tùy theo những trường hợp trục trặc phần cứng mà có những cách khắc phục, sửa chữa khác nhau, quan trọng là bạn cần phải chính xác vị trí mà phần cứng đang gặp lỗi. Nếu bạn vẫn không thể tự nhìn thấy lỗi đó thì có thể mang đến các cơ sở sửa chữa di động gần nhất để có thể sửa chữa điện thoại nhanh chóng.

Nguyên nhân từ phần mềm

Phần mềm điện thoại android là một tập hợp nhiều chương trình liên kết với phần cứng khi khởi động máy. Nó là tập hợp nhiều hướng dẫn hay dữ liệu cho máy tính cách vận hành. Phần mềm hỗ trợ một số chức năng của máy tính bằng cách truyền nhiều chỉ thị cho phần cứng đồng thời gửi dữ liệu đến từ những chương trình như phần mềm này.

Hình ảnh minh họa phần mềm điện thoại android
Hình ảnh minh họa phần mềm điện thoại android

Một số điện thoại sử dụng hệ điều hành Android thường bị lỗi phần mềm dẫn đến xuất hiện lỗi điện thoại android bị tắt màn hình khi gọi. Điện thoại android bị treo máy. Khi dang trong cuộc gọi mà điện thoại bị lỗi đơ màn hình, treo máy khiến người dùng không thể thực hiện bất kỳ thao tác gì cung không thể tăng hay giảm âm lượng hoặc là trở về màn hình chính.

Nguyên nhân dẫn đến các tình trạng lỗi phần mềm này có thể kế đến như sau:

  • Các ứng dụng trên điện thoại android của bạn quá tải bộ nhớ, chúng khiến điện thoại bạn nóng và thao tác chậm, không thể hoạt động nổi.
  • Các ứng dụng ngầm chạy và tự động cập nhật các phiên bản mới. Đặt biệt là các ứng dụng trò chơi, do có đồ họa âm thanh hình ảnh cao nên các ứng dụng đó thường xuyên cập nhật và khiến điện thoại android của bạn rơi vào trạng thái chậm, lag.
  • Điện thoại android bị nhiễm virus, chương trình độc hại từ các trang web rác mà bạn không biết đã vô tình nhấp phải hoặc cũng có thể từ các file tải ở nơi không rõ nguồn gốc. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến điện thoại android bị treo logo.
  • Các ứng dụng, phần mềm bạn tải trên điện thoại xung đột với hệ điều hành android, không thích hợp để chạy cùng với hệ điều hành này.
  • Trường hợp điện thoại bị va đập, rớt, dính nước gây tổn thương đến phần cứng cũng có thể gây hại đến phần mềm vì cả hai phần có liên kết với nhau.

Nếu điện thoại của bạn bị tình trạng hư hỏng nặng nề mà không thể sửa chữa được nữa bạn có thể tham khảo các điểm thu mua điện thoại cũ giá cao ở tphcm từ các đơn vị uy tín của chúng tôi dưới đây:

Cách khắc phục lỗi màn hình điện thoại bị chập chờn khi gọi hiệu quả

Với số tiền không nhỏ mà bạn bỏ ra để sở hữu một chiếc điện thoại thông minh thì việc gặp phải các tình trạng hỏng hóc, xuất hiện lỗi đặc biệt là tình trạng màn hình điện thoại bị tắt khi gọi thì thật khó chịu. Dưới đây sẽ là một số cách khắc phục lỗi trên, hãy cùng Musk.vn tìm hiểu.

Tắt nguồn và khởi động lại điện thoại

Khởi động lại điện thoại android nếu bị tắt màn hình khi gọi
Khởi động lại điện thoại android nếu bị tắt màn hình khi gọi

Việc đầu tiên và cơ bản nhất mà bạn có thể tự khắc phục lỗi này đó chính là tắt nguồn và khởi động lại thiết bị của mình. Bạn cần nhấn nút nguồn, tổ hợp nút gồm nút nguồn và nút hoặc thao tác trên màn hình của điện thoại ở mục khởi động lại máy.

Khởi động lại thiết bị sẽ giúp điện thoại của bạn tắt đi những ứng dụng chạy ngầm, giải phóng RAM, làm máy bớt đi gánh nặng, tránh khỏi trường hợp xung đột phần mềm, giúp cho điện thoại android chạy mượt hơn, đỡ giật lag hơn.

Cập nhật phiên bản hệ điều hành

Nếu điện thoại android bị tắt màn hình khi gọi, nguyên nhân có thể xuất phát từ hệ điều hành của điện thoại không tương xứng với các ứng dụng, điều này cũng dẫn đến việc không chỉnh được độ sáng màn hình điện thoại. Vì vậy điều đầu tiên bạn cần làm đó là kiểm tra xem phiên bản của hệ điều hành trên điện thoại đã đang là mới nhất hay chưa.

Sau khi kiểm tra thấy hệ điều hành của điện thoại chưa được cập nhật, thì bạn nên vào ngay phần cập nhật để tiến hành nâng cấp phiên bản ngay. Sau đây Musk sẽ hướng dẫn bạn cách cập nhật hệ điều hành android lên phiên bản mới nhất.

Vào phần cài đặt rồi kéo xuống bên dưới để tìm mục “Cập nhật phần mềm” và ấn tiếp vào mục “Tải về và cài đặt”. Sau khi vào được mục nêu đã nếu thì điện thoại của bạn sẽ hiển thị thông tin phiên bản mới nhất và bạn sẽ được chủ động chọn thời gian cập nhật theo thời gian biểu của bạn.

Cập nhật phần mềm điện thoại android
Cập nhật phần mềm điện thoại android

Sau khi cập nhật phiên bản, để kiểm tra phiên bản của bạn đã được cập nhật xong hay chưa thì bạn hãy thực hiện những bước dưới đây.

  • Bước 1: Mở tiếp vào phần cài đặt như bước cập nhật, sau đó tìm và vào mục “Sinh trắc học và bảo mật” (Một số dòng điện thoại android khác có thể có tên khác như Bảo mật và riêng tư, Bảo mật hoặc Bảo mật và màn hình khóa).
  • Bước 2: Tiếp theo bước ở trên bạn sẽ thấy được hai mục “Bản cập nhật bảo mật” và “Bản cập nhật hệ thống Google Play”. Tại đây bạn có thể kiểm tra xem thông tin bao gồm thời gian cập nhật gần nhất.

Nếu bạn đã cập nhật thành công thì màn hình sẽ hiển thị những thông tin của phiên bản cập nhật. Còn không sẽ có nút “Cập nhật” thì bạn phải nhấn vào nút này để bắt đầu cập nhật phần mềm lại từ đầu nhé!

Vệ sinh cụm cảm biến

Cụm cảm biến của điện thoại android (proximity) được đặt cùng với loa thoại, tuy nhiên mỗi dòng điện thoại sẽ có những vị trí cảm biến tiệm cận khác nhau, bộ cảm biến này sẽ được sử dụng với mục đích nghe gọi. Khi điện thoại bạn được sử dụng lâu dài sẽ xuất hiện tình trạng đóng bụi bẩn nên sẽ gây sai lệch cho bộ phận cảm biến.

Vì vậy khi có có cuộc gọi đến bộ phận cảm biến sẽ tự động nhận những bụi bẩn trên nó chính là tai của bạn đang áp sát vào nghe và sẽ gây nên tình trạng màn hình điện thoại bị tắt khi gọi. Lúc này bạn nên phải vệ sinh, lau chùi cụm cảm biến.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn miếng dán màn hình điện thoại cũng rất quan trọng. Khi bạn chọn phải miếng dán màn hinh quá dày sẽ cản trợ bộ cảm biến thực hiện chức năng của nó. Vì vậy bạn cần phải thay hoặc lựa chọn miếng dán màn hình phù hợp hơn với điện thoại của bạn để tránh gây ảnh hưởng đến tính năng hoạt động của cụm cảm biến.

Vệ sinh cụm cảm biến thường xuyên
Vệ sinh cụm cảm biến thường xuyên

Tham khảo: Làm gì khi điện thoại bị liệt cảm ứng? Cách khắc phục đơn giản và hiệu quả 100%.

Khôi phục cài đặt gốc của điện thoại

Khái niệm của khôi phục cài đặt gốc (Reset) điện thoại android có nghĩa là khôi phục lại cài đặt gốc ban đầu của thiết bị giống y như lúc điện thoại của bạn mới được mua về. Khi khôi phục cài đặt gốc thiết bị của bạn sẽ được xóa hết những dữ liệu rác chạy ngầm trước đó mà bạn không hay biết.

Khôi phục cài đặt gốc trên điện thoại android
Khôi phục cài đặt gốc trên điện thoại android

(*) Lưu ý: Trước khi tiến hành thực hiện khôi phục cài đặt gốc điện thoại thì bạn phải nhớ những điều sau đây:

  • Note lại hoặc ghi nhớ kĩ mật khẩu thiết bị của bạn và cả tài khoản Google cá nhân vì khi bắt đầu khôi phục cài đặt gốc thì thiết bị sẽ yêu cầu bạn phải nhập mật khẩu để xác minh chính xác danh tính chủ sở hữu.
  • Và điều đặc biệt quan trọng mà bạn phải chú ý chính là phải sao lưu dữ liệu cá nhân của bạn trước khi reset để tránh khỏi trường hợp bị mất hết dữ liệu.
  • Cuối cùng, thiết bị điện của bạn phải đảm bảo được sạc đầy đủ pin để quá trình reset không bị gián đoạn và bên cạnh đó bạn phải kết nối mạng để reset máy. Sau cùng hãy mở lại máy và kiểm tra xem còn có tình trạng màn hình điện thoại bị tắt khi gọi hay không.
Dòng điện thoại samsung của hệ điều hành android
Dòng điện thoại Samsung của hệ điều hành android

Samsung là dòng smartphone nằm trong top phổ biến của hệ điều hành android nhưng đã là điện thoại thông minh thì không thể tránh khỏi bị lỗi màn hình cảm ứng đặc biệt là lỗi điện thoại android bị tắt màn hình khi gọi. Vậy đây sẽ là cách để reset điện thoại Samsung.

Khôi phục cài đặt gốc bằng thao tác trên màn hình:

Đầu tiên bấm vào mục “Cài đặt” rồi chọn “Quản lý chung” tiếp đến chọn “Xóa” rồi chọn “Khôi phục cài đặt gốc” rồi cuối cùng chọn “Đặt lại thiết bị”.

Khôi phục cài đặt gốc bằng phím cứng:

  • Bước 1: Tắt nguồn máy sau đó nhấn cùng lúc cả nút nguồn, nút Home và nút tăng âm lượng để vào mục “Recovery”.
  • Bước 2: Nhấn chọn vào mục “Wipe data/factory reset”.
  • Bước 3: Cuối cùng chọn “Yes” rồi chọn “Reboot system now” và bạn đã khôi phục cài đặt thành công.

Với khôi phục cài đặt gốc cũng là cách khắc phục điện thoại bị loạn cảm ứng hiệu quả.

Cài đặt chế độ màn hình luôn sáng khi gọi đến

Đây là một cách mà bạn có thể tự khắc phục khi bị lỗi màn hình điện thoại bị tắt khi gọi, đầu tiên bạn vào mục “Contact” nhấn chọn “Settings” rồi chọn “Call screen” và cuối cùng bạn chọn “Turn on proximity sensor”.

Cài đặt chế độ màn hình luôn sáng khi gọi đến
Cài đặt chế độ màn hình luôn sáng khi gọi đến

Vậy là bạn đã thành công cài đặt chế độ màn hình luôn sáng khi gọi đến trên hệ android.

Chế độ màn hình luôn sáng khi gọi đến
Chế độ màn hình luôn sáng khi gọi đến

Bạn có thể tham khảo thêm cách khắc phục  lỗi không tắt được màn hình điện thoại đơn giản ngay tại nhà nhé!

Đem điện thoại đến trung tâm bảo hành để được hỗ trợ sửa chữa

Nếu tất cả các cách mà bài viết đã nêu trên bạn đã thực hiện hết nhưng vẫn còn lỗi màn hình điện thoại bị tắt khi gọi thì bạn hãy mang thiết bị của mình đến các trung tâm bảo hành, sửa chữa để nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên viên kỹ thuật, tại đó bạn sẽ được an tâm bởi trình độ, chuyên môn và sự hiểu biết về thiết bị điện tử của chuyên viên.

Để có thể tìm được một cơ sở chất lượng thì bạn nên tham khảo từ người thân, bạn bè hoặc từ các trang tin tức uy tín. Hoặc bạn có thể đến với nơi mà bạn đã mua điện thoại để xem còn thời hạn bảo hành máy hay không nhé!

Những câu hỏi thường gặp

Có nên tự tháo dỡ các bộ phận khi có lỗi điện thoại bị tắt màn hình khi gọi hay không?

Bạn không nên tháo dỡ bộ phận điện thoại của mình ra kiểm tra, bởi người dùng bình thường sẽ không có chuyên môn, đủ sự hiểu biết về các phần cứng để có thể kiểm tra vấn đề của một chiếc điện thoại đã bị tháo dỡ. Việc làm này chỉ khiến tình trạng máy của bạn tệ hơn và làm cho công tác sửa chữa của chuyên viên khi đem đến trung tâm bảo hành khó khăn hơn.

Phụ kiện củ sạc đi kèm có ảnh hưởng gì đến lỗi điện thoại bị chập chờn màn hình khi gọi không?

Phụ kiện đi kèm rất quan trọng đặc biệt là củ sạc và dây sạc bởi nó là thứ cung cấp nguồn năng lượng pin cho thiết bị hoạt động. Vì vậy bạn hãy tìm mua những cơ sở uy tín, chất lượng và lựa chọn phụ kiện phù hợp với máy, với hệ điều hành của bạn.

Điện thoại mua cũ có ảnh hưởng đến những lỗi chập chờn màn hình không?

Bạn nên cân nhắc lựa chọn đúng cơ sở uy tín để mua lại điện thoại cũ vì sẽ có một số thành phần ham lợi nhuận mà tráo đi những linh kiện của máy và điều đó sẽ ảnh hưởng đến chức năng cũng như là dễ xảy ra những hư hỏng, lỗi máy trong quá trình bạn sử dụng máy.

Tóm lại, mua máy cũ không phải là không tốt nhưng bạn nên lưu ý chọn những cơ sở, cửa hàng điện thoại uy tín hoặc những người thân quen đáng tin tưởng để mua lại điện thoại cũ nhé!

Khi đang trong cuộc có có nên sử dụng các chức năng khác song song không?

Câu trả lời là tùy thuộc vào chức năng mà bạn sử dụng song song khi đang trong cuộc gọi, có thể là xem ảnh, gửi tin nhắn,..Nhưng Musk khuyên bạn là không nên nhé! Vì sẽ rất dễ gây chậm máy và nóng máy, bạn hãy thực hiện các chức năng khác sau khi đã hoàn thành cuộc gọi nha.

Bài viết ở trên Musk.vn đã cung cấp đầy đủ các thông tin cơ bản về lỗi màn hình điện thoại bị tắt khi gọi. Hi vọng các bạn cảm thấy bổ ích và có thể áp dụng những cách thức này trong quá trình sử dụng điện thoại nhé!

Nguyễn Nhật Huy

Nguyễn Nhật Huy cũng với 4 năm kinh nghiệm trong trong ngành thu mua đồ cũ. Hiện tại, Nhật Huy đang là chuyên gia trong lĩnh vực thẩm định, định giá và thu mua đồ công nghệ tại sàn thương mại điện tử Musk.vn

Web: https://musk.vn/nguyen-nhat-huy.html

Call: 0904140007

Bình luận
Gửi