Top 10+ mẫu nhà phố 6 tầng thiết kế đơn giản tiện nghi
Nội dung bài viết
Hiện nay, những mẫu nhà phố 6 tầng rất được ưa chuộng bởi nó đáp ứng được mọi yêu cầu về công năng khi diện tích đất khá hạn chế. Tuy nhiên, dạng công trình này tồn tại khá nhiều khó khăn cần khắc phục để đảm bảo tối ưu không gian sống. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về mẫu nhà này cũng như “bỏ túi” một số thông tin hữu ích nhé!
Thế nào là mẫu nhà phố 6 tầng?
Thiết kế nhà phố có 6 tầng là mẫu nhà ở đang thu hút rất nhiều chủ đầu tư. Với khoảng diện tích hạn hẹp, thì việc đảm bảo được không gian sinh hoạt cho tất cả thành viên trong gia đình là một “bài toán” nan giải. Và một trong những cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là xây dựng nhà phố nhiều tầng.
Đối với mẫu nhà phố 6 tầng, gia chủ còn có thể sử dụng mặt tiền phía trước để buôn bán và kinh doanh. Tuy nhiên, chủ đầu tư và kiến trúc sư phải phối hợp để thiết kế và tính toán chi tiết, đảm bảo công năng cho từng khu vực phù hợp với hoạt động kinh doanh và nhà ở.
Tổng hợp 10+ mẫu nhà phố gồm 6 tầng cực đẹp
Dưới đây là tổng hợp 10+ mẫu cực “xịn”, bạn đọc có thể tham khảo để thiết kế và xây dựng một căn nhà vừa ý nhé!
Mẫu nhà phố có 6 tầng với thiết kế đơn giản mà sang trọng
Những mẫu nhà phố 6 tầng với thiết kế đơn giản nhưng không kém phần sang trọng và hiện đại luôn là sự lựa chọn hàng đầu. Bởi lối thiết kế nhà phố hiện đại này sẽ khó “lỗi thời” và chi phí cho việc thi công cũng tiết kiệm hơn so với nhiều mẫu khác.
>> Dưới đây là một số mẫu thiết kế nhà phố hiện đại gia chủ có thể tham khảo.
Mẫu nhà 6 tầng với thiết kế tân cổ điển
Mẫu nhà phố 6 tầng với thiết kế tân cổ điển đang tạo nên “cơn sốt” trong giới kiến trúc bởi nhu cầu ngày càng tăng cao. Mẫu thiết kế này không chỉ đảm bảo mọi nhu cầu về mặt công năng mà nó còn có tính thẩm mỹ cao, thể hiện được đẳng cấp của gia chủ.
Thiết kế nhà phố có 6 tầng với phong cách kiến trúc Pháp
Mẫu nhà phố 6 tầng mang hơi hướng kiến trúc Pháp du nhập vào nước ta từ những năm 80, 90 của thế kỉ XX nhưng đến nay vẫn giữ được phong độ. Tuy nhiên, lối thiết kế này cũng khá “kén”, nó thường là sự lựa chọn của những gia chủ am hiểu và chuyên sâu về nghệ thuật.
Tham khảo thêm: Thiết kế nhà phố hiện đại rộng 120m2 có 6 tầng đẹp, đầy đủ tiện nghi tại đây:
Thiết kế mẫu nhà phố 6 tầng có thang máy
Đối với những căn nhà cao tầng thì thang máy là một thiết bị không thể thiếu và mẫu nhà phố 6 tầng cũng vậy. Nó hỗ trợ cho việc đi lại và di chuyển giữa các tầng trở nên thuận tiện hơn rất nhiều, đặc biệt với gia đình có người già và trẻ nhỏ.
Mẫu nhà phố 6 tầng có mặt tiền đẹp
Đối với những nhà phố thiết kế 6 tầng có mặt tiền đẹp, gia chủ có thể tận dụng làm nơi buôn bán và kinh doanh. Ngoài ra, khoảng không gian này còn có thể được sử dụng để làm một khu vườn với nhiều cây nhỏ và hoa tạo cảm giác tươi mới, dễ chịu.
Bài viết chia sẻ những thông tin hữu ích về mẫu nhà phố 6 tầng cũng như một số ý tưởng thiết kế chuẩn theo xu hướng 2023. Hy vọng bài viết của Musk.vn có thể giúp quý bạn đọc giải đáp những thắc mắc đang gặp phải khi tìm hiểu về chủ đề này.
Câu hỏi thường gặp
Những điều cầu lưu ý khi thiết kế mẫu nhà phố 6 tầng tiện nghi
* Mặt tiền hẹp: Nhược điểm đầu tiên của những căn nhà phố, nhà ống là có mặt tiền khá hẹp. Vì vậy, hầu hết các mẫu nhà phố đều được thiết kế sát mặt đường và không có cổng mà bước trực tiếp từ bên ngoài vào qua cửa kính lớn.
* Không gian bí bách: Diện tích đất hẹp, mặt tiền hạn chế nên nhà phố sẽ thường có 03 mặt giáp với các công trình xung quanh khiến không gian trở nên bí bách và ngột ngạt. Giải pháp thường được các kiến trúc sư sử dụng là thiết kế những giếng trời để đón ánh sáng & gió tự nhiên cho ngôi nhà đồng thời làm nhà kiểu mái chéo giúp tạo không gian mở.
* Diện tích mặt bằng khá nhỏ: Với diện tích xây dựng hạn chế thì việc bố trí đầy đủ không gian nội thất cần thiết là điều khá khó khăn. Tuy nhiên, nếu bạn có khoản tài chính dư khá giả thì giải pháp hiệu quả nhất là xây dựng nhà cao tầng để mở rộng diện tích bố trí công năng.
* Không có sân vườn: Diện tích xây dựng nhà ở hạn chế nên các ngôi nhà phố, nhà ống thường không có tiểu cảnh sân vườn. Bạn có thể trồng cây ở khu vực cửa sổ, ban công, giếng trời, sân thượng hoặc sân sau.
Cách tính chi phí xây dựng nhà ống 6 tầng?
Cách 1: Tính chi phí xây dựng cụ thể theo từng khoản
Với cách tính này, chủ đầu tư có thể tự lựa chọn nguyên liệu, vật liệu với tầm giá nhân công tùy theo khả năng tài chính của mình nên tối ưu được chi phí hơn.
Tuy nhiên, việc thi công theo cách tính toán chi phí này thì chủ nhà sẽ phải mất khá nhiều thời gian cũng như lo lắng, căng thẳng trong suốt quá trình xây nhà. Lý do chính là chủ nhà phải là người đứng ra để giám sát và chịu trách nhiệm cho tất cả các vấn đề trong khi xây nhà.
Đồng thời, với cách này thì sẽ phát sinh nhiều khoản chi phí ngoài dự tính, mà lý do chính là do chủ nhà không có nhiều kinh nghiệm và khả năng dự toán hay giải quyết các vấn đề nảy sinh. Và hậu quả nghiêm trọng hơn có thể là nếu chủ nhà không có trình độ sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng của ngôi nhà.
Cách 2: Tính toán chi phí theo diện tích xây dựng
Hiện nay, đây là cách tính được nhiều nhà thầu áp dụng khá phổ biến, hiểu đơn giản nhất là nhà thầu sẽ dựa theo giá cả thị trường để ước tính và đo lường giá của ngôi nhà theo diện tích cần xây dựng. Điều này đồng nghĩa với việc diện tích cần xây dựng càng lớn thì chi phí xây dựng sẽ càng cao.
Cách tính toán này sẽ do các nhà thầu đứng ra thực hiện, chủ nhà chỉ cần chuẩn bị đủ kinh phí và ý tưởng mong muốn thực hiện. Chủ nhà sẽ không tốn quá nhiều thời gian hay công sức nhưng chất lượng và tính thẩm mỹ ngôi nhà lại được đảm bảo.
Như vậy, dễ dàng thấy trong hai cách tính kinh phí trên thì cách thứ hai sẽ có nhiều ưu thế hơn và phù hợp với điều kiện hiện nay.