Nhà xưởng cao tầng | Đặc điểm, cấu tạo và những lợi thế trong xây dựng
Nội dung bài viết
Hiện nay, ở những thành phố lớn với quy mô diện tích đất hạn hẹp, một số doanh nghiệp đã đưa ra ý tưởng về việc xây dựng nhà xưởng cao tầng. Điều đó không chỉ giúp tiết kiệm được quỹ đất mà còn tối ưu được chi phí thi công xây dựng nhà xưởng. Dưới đây sẽ là những vấn đề liên quan đến việc thi công xây dựng, xem ngay!
Cấu tạo của nhà xưởng cao tầng
Nhà xưởng cao tầng được dùng trong các ngành công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp hỗ trợ nói riêng cấu tạo gồm 3 phần chính:
Phần nền móng
Móng là một bộ phận quan trọng trong việc thi công nhà xưởng tiền chế. Nền móng được xem là cơ sở, nền tảng đảm bảo độ vững chắc của công trình. Móng là kết cấu kỹ thuật nằm dưới cùng của một công trình xây dựng có chức năng trực tiếp tải trọng của công trình vào nền đất đảm bảo cho công trình chịu đựng sức ép của trọng lực mỗi tầng.
Phần khung thép
Xây dựng công trình theo phương pháp truyền thống cần phải đổ trụ bê tông rất tốn thời gian và chi phí. Phương pháp xây dựng hiện nay, phần khung xưởng thường được lắp ráp bằng khung thép.
Phần khung thép được ưa chuộng vì phần khung nhẹ giảm được trọng lượng lên phần móng, tiết kiệm chi phí, thời gian cũng như dễ dàng tháo lắp và sửa chữa tuy nhiên vẫn đảm bảo chất lượng bền bỉ và an toàn cho tòa nhà.
Phần kết cấu bao che
Phần kết cấu bao che gồm các bộ phận bên trong nhà xưởng, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thiết bị bên trong nhà xưởng tránh bị tác động bởi môi trường bên ngoài. Kết cấu bao che nhà xưởng gồm các bộ phận: cửa đi, cửa sổ, mái, nền nhà và tường.
Không chỉ vậy, để đưa nhà xưởng cao tầng hoàn thiện vào sử dụng trong các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ cần trang bị đầy đủ hệ thống kỹ thuật và cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạn tầng nhà xưởng đóng vai trò quan trọng góp phần biến đổi nhiều đến sự vận hành của các doanh nghiệp về sau.
Hạ tầng cơ bản cho nhà xưởng cao tầng gồm ống thoát nước, nhà để xe, hệ thống đường giao thông,... Ngoài ra, hệ thống kỹ thuật cũng là một phần không thể bỏ qua trong quá trình thi công và hoàn thiện. Hệ thống này gồm tin tức liên lạc, hệ thống kỹ thuật phục vụ sản xuất, điện nước, các phòng cháy chữa cháy.
>> Có thể bạn quan tâm:
- Nhà công nghiệp 1 tầng - Giải pháp tối ưu chi phí cho chủ đầu tư.
- Nhà xưởng 2 tầng - Xu hướng xây dựng nổi bật nhất hiện nay.
Lợi thế khi thi công xây dựng nhà xưởng cao tầng
Hiện nay đối với các thành phố lớn thì mẫu nhà xưởng đơn giản thường có chiều cao 3 - 8 tầng và diện tích sàn xây dựng là 10.000 - 40.000m2, những mô hình này được xem là giải pháp để giải quyết bài toán diện tích sản xuất công nghiệp tại các khu đô thị ở thành phố lớn.
Tối ưu quỹ đất
Hiện nay đặc trưng của nhà xưởng công nghiệp chính là những loại máy móc lớn, nặng và có những đặc điểm, yêu cầu riêng. Thông thường các nhà máy, nhà xưởng sản xuất thấp tầng để đảm bảo an toàn tuy nhiên quỹ đất ở các thành phố ngày càng hạn hẹp.
Chính vì vậy nhà xưởng cao tầng đã xuất hiện giúp tối ưu quỹ đất, khi cũng một diện tích có thể có nhiều nhà máy, nhà xưởng cùng hoạt động mà vẫn đảm bảo an toàn bởi kết cấu xây dựng chuyên biệt.
Tối ưu chi phí thi công xây dựng cho doanh nghiệp
Hiện nay sau khi thuê đất hầu như tất cả các doanh nghiệp đều phải tiến hành xây dựng nhà xưởng vì vậy sẽ tốn lượng chi phí rất lớn, đặc biệt là những doanh nghiệp mới thâm nhập vào thị trường hoặc công ty vừa và nhỏ.
Nếu thuê nhà xưởng cao tầng xây sẵn, điều đó sẽ giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí xây dựng mới mà vẫn đảm bảo chất lượng. Doanh nghiệp chỉ cần chuyển máy móc vào là có thể sản xuất, vận hành ngay, thời gian xây dựng được tiết kiệm đáng kể.
Đảm bảo hệ thống cơ sở hạ tầng
Nhà xưởng cao tầng không chỉ sở hữu cơ sở hạ tầng hiện đại mà còn có trang thiết bị đồng bộ chuyên hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hiệu quả.
Hiện nay với các nhà xưởng hiện đại gần như toàn bộ nhà xưởng, văn phòng cao tầng của đơn vị đều được trang bị thang máy di chuyển, hệ thống tủ điện tiên tiến, thang máy di chuyển, hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động, hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn A, hệ thống viễn thông, nguồn cấp nước, cấp khí gas công nghiệp tại chỗ, hạ tầng băng thông rộng,...
Ngoài các thông tin trên, các bạn có thể tham khảo ngay video đánh giá nhà xưởng cao tầng - Mô hình "HOT" cho ngành công nghiệp dưới đây:
>> Xem thêm: Thiết kế văn phòng trong nhà xưởng tiết kiệm chi phí.
Nhà xưởng cao tầng thích hợp với những loại hình doanh nghiệp nào?
Nhà xưởng cao tầng thích hợp với một số các loại hình doanh nghiệp sau:
- Những doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đang sản xuất kinh doanh trên thị trường Việt Nam.
- Những doanh nghiệp chuyên đầu tư xây dựng nhà xưởng và phân chia nhỏ ra cho thuê lại.
- Những nhà đầu tư hoạt động trong ngành công nghiệp sạch: Công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghệ cao, sản xuất trang thiết bị y tế, phòng lab, điện tử,... Những ngành công nghiệp không ảnh hưởng xấu tới môi trường, không thải khói bụi, mùi hôi, nước thải,...
- Những ngành công nghệ cao hoặc công nghệ hỗ trợ công nghệ cao.
- Một số ngành công nghiệp có máy móc nhẹ (dưới 1000kg/m2).
>> Tham khảo thêm: Ưu và nhược điểm của nhà xưởng bê tông cốt thép.
Một số câu hỏi liên quan
Chi phí xây dựng nhà xưởng cao tầng có rẻ hơn so với nhà xưởng một tầng?
Khi xây dựng nhà xưởng cao tầng hay nhà xưởng một tầng đều sẽ có những mức chi phí khác nhau tùy thuộc vào nguồn nhân lực cũng như nguyên vật liệu mà người chủ thầu lựa chọn. Và phần chi phí này sẽ có dao động, không ổn định bởi chúng hoàn toàn phụ thuộc vào giá cả thị trường. Ngoài ra chi phí xây dựng còn bao gồm: chi phí bảo hiểm, chi phí trang thiết bị, chi phí thiết kế. Vì vậy chúng ta không thể xác định rõ ràng về vấn đề xây dựng nhà xưởng nào sẽ có chi phí thấp hơn.
Lưu ý gì khi thiết kế nhà xưởng cao tầng?
Thi công nhà xưởng cao tầng được xem là một giải pháp tối ưu cho các nhà xưởng hiện đại nhằm tối ưu mặt bằng công năng, mở rộng diện tích cũng như kết hợp nhà xưởng và khu làm việc, văn phòng… Tuy nhiên, cũng có một số lưu ý nhất định khi thiết kế xây dựng mà doanh nghiệp cần biết.
- Lắp cột trước, lắp xà gồ và kèo sau: Việc này sẽ làm cho cột thép chỉ giữ bằng được chiếc bulong neo, khi có gió thổi mạnh, cột sẽ nhảy khỏi bulong neo và đổ sập. Đây là lỗi khá thường gặp khi thi công nhà xưởng.
- Lắp thiếu hệ tay chống xà gồ và hệ giằng khung cứng: Nếu công trình đã được lắp xà gồ và kèo nhưng vẫn đổ sập vì gió thì nguyên nhân chính là đây. Nếu không lắp hệ tay chống xà gồ và giằng khung cứng thì nhà thép cao tầng vẫn chưa được coi là hoàn thiện. Do đó, nếu gặp gió lớn thì chỉ cần sập một điểm sẽ gây ra sập cả hệ.
Kết luận
Qua nội dung bài viết trên Musk.vn đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về việc xây dựng nhà xưởng cao tầng cũng như những lợi thế của nó. Hy vọng các chủ đầu tư sẽ có thể lựa chọn được cho doanh nghiệp của mình loại hình nhà xưởng phù hợp với mọi điều kiện của bản thân.