Cách sửa tủ lạnh bị đóng tuyết không phải ai cũng biết!
Nội dung bài viết
Cách sửa tủ lạnh bị đóng tuyết - Tủ lạnh bị đóng tuyết gây ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng, làm giảm không gian bảo quản thực phẩm và báo hiệu một số bộ phận của tủ lạnh bị hư hỏng. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng Musk.vn tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng tủ lạnh bị đóng tuyết nhé!
Tủ lạnh bị đóng tuyết là gì?
Nghe tên là chúng ta đã biết chức năng của ngăn đông là làm đông đá và cấp đông cho thực phẩm. Khác với đông đá, hiện tượng tủ lạnh bị đóng tuyết được coi là một trong các lỗi của tủ lạnh, các bông tuyết bám đầy bên trong các thành của ngăn đá làm thu hẹp đáng kể không gian bảo quản thực phẩm.
Khi mới xuất hiện tình trạng đóng tuyết, bạn có thể nghe thấy tiếng quạt gió kêu cạch cạch, hai bên thành tủ nóng lên đột ngột. Nếu để lâu, lớp tuyết đóng lại hai bên thành tủ ngày càng dày và càng khó để vệ sinh.
Tác hại khi tủ lạnh bị đóng tuyết
Hiện tượng tủ lạnh bị đóng tuyết gây ra nhiều phiền toái cho người tiêu dùng, dưới đây là 4 tác hại khi tủ lạnh bị đóng tuyết:
- Thu hẹp không gian bảo quản thực phẩm, gây khó chịu khi sử dụng.
- Giảm hiệu suất làm lạnh, gây hư hỏng thực phẩm ở ngăn mát bên dưới.
- Phát ra tiếng ồn lớn từ quạt gió gây khó chịu cho người dùng.
- Tiêu thụ nhiều điện năng hơn. Cuối tháng bạn sẽ thấy tiền điện tăng lên đáng kể nhưng không hiểu lý do vì sao.
Nguyên nhân và cách sửa tủ lạnh bị đóng tuyết
Nguyên nhân
Tủ lạnh bị đóng tuyết có thể do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân chủ yếu có thể là do quạt gió, sò nóng, sò lạnh,... của tủ bị hỏng làm cho không khí không thể lưu thông gây ra tình trạng đóng tuyết, dưới đây là những dấu hiệu chi tiết:
Quạt gió tủ lạnh
Nguyên nhân khiến tủ bị đóng tuyết đầu tiên là do quạt gió của tủ lạnh. Quạt gió có nhiệm vụ giúp quá trình trao đổi nhiệt bên trong tủ lạnh diễn ra dễ dàng hơn. Gas lạnh sẽ được block nén lên áp suất rất cao và bay hơi thu nhiệt trên dàn lạnh, quạt sẽ sẽ lấy gió và thổi hơi lạnh lan tỏa đều trong khoảng tủ.
Khi quạt gió bị hỏng sẽ khiến cho hơi lạnh bị ứ đọng trong dàn lạnh, không được thổi ra ngoài, lâu ngày dàn lạnh sẽ bị đóng tuyết. Bạn có thể kiểm tra quạt gió bằng cách dùng tay quay thử hoặc dùng điện 12v xem thử quạt có quay không. Nếu quạt không quay bạn hãy gọi thợ đến để kiểm tra lại và thay thế quạt mới.
Nắm được những nguyên nhân cơ bản có thể giúp bạn tìm được cách sửa chữa tủ lạnh bị đóng tuyết phù hợp, mạng lại hiệu quả tốt nhất.
Rơ le thời gian
Rơ le tủ lạnh là bộ phận chịu trách nhiệm điều khiển bộ xả đá của tủ để làm tan lớp tuyết bám bên trong tủ. Khi rơ le thời gian hoạt động không ổn định hoặc không hoạt động sẽ kéo theo bộ xả đá không hoạt động, từ đó tuyết bám trong ngăn đá tủ lạnh ngày càng dày vì không được xả.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể là do cháy cuộn dây mô tơ, bánh răng bị kẹt do khô dầu hoặc bụi bẩn bám nhiều. Cách sửa tủ lạnh bị đóng tuyết do cháy cuộn mô tơ tốt nhất là liên hệ thợ sửa chuyên nghiệp đến nhà và thay cho bạn để đảm bảo an toàn bạn nhé! Các trường hợp cơ bản còn lại bạn có thể tìm hiểu và thực hiện tại nhà đấy!
Sò nóng
Sò nóng là linh kiện cho phép dòng điện đi qua và nhiệt độ của nó có thể lên đến 75 độ C để làm tan tuyết bám bên trong tủ lạnh.
Để đảm bảo an toàn cho tủ lạnh, sò nóng được lắp sát vào dàn lạnh của tủ lạnh, phí trên điện trở đốt nóng một chút. Khi sò nóng bị đứt, quá trình xả tuyết sẽ bị gián đoạn do tủ lạnh không thể xả đá tự động.
>> Xem thêm
cách sửa tủ lạnh không vào điện chuyên nghiệp như thợ
Nguyên nhân khiến ngăn mát tủ lạnh chảy nước
Cách sửa tủ lạnh đổ mồ hôi tại nhà nhanh chóng
Sò lạnh
Bản chất của sò lạnh chính là rơ le xả tuyết, nó có khả năng đảm bảo thanh điện trở xả tuyết luôn hoạt động tốt ngay cả khi dàn lạnh bị phủ đầy tuyết và giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
Sò lạnh là thiết bị quan trọng đối với mỗi chiếc tủ lạnh, độ bền của linh kiện này rất cao nhưng khi hỏng nó sẽ khiến quá trình xả tuyết của tủ lạnh bị gián đoạn.
Điện trở xả đá
Điện trở xả đá có nhiệm vụ làm tăng nhiệt độ ngăn đông của tủ lạnh để băng tuyết tan chảy hết. Điện trở xả đá được dùng trên cả tủ lạnh cơ và tủ lạnh dùng board. Điện trở xả đá là bộ phận hết sức quan trọng của mỗi chiếc tủ lạnh. Các bạn không nên tự tìm cách sửa tủ lạnh bị đóng tuyết tại nhà trong trường hợp này nhé! Trường hợp điện trở xả đá bị hư thì cách tốt nhất bạn nên liên hệ người thợ có kỹ thuật chuyên môn cao để khắc phục.
Cảm biến nhiệt độ bên trong ngăn đá
Cảm biến nhiệt độ tủ lạnh được sử dụng trên các mẫu tủ lạnh dùng board mạch để điều khiển. Nó có chức năng giống với sò lạnh trên tủ lạnh cơ nhưng cảm biến nhiệt độ được kết nối trực tiếp với bo mạch.
Khi nhiệt độ âm đạt mức nhà sản xuất cài đặt thì cảm biến nhiệt sẽ ra tín hiệu để bo mạch bật chế độ xả đá.
>> Tham khảo bài viết
Cách sửa gioăng tủ lạnh bị hở chuẩn từng bước
Vì sao tủ lạnh không đông đá? cách khắc phục là gì?
Tại sao tủ lạnh vẫn chạy mà không lạnh? Cách sửa hiệu quả tại nhà
Mạch xả đá trên board
Đối với những chiếc tủ lạnh dùng board sẽ được tích hợp một đầu dò cảm biến nhiệt độ. Khi board bị lỗi, cảm biến nhiệt sẽ báo nhưng board mạch sẽ không chuyển sang chế độ xả đá. Đây là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng đóng tuyết trên ngăn đá của tủ lạnh.
Cách sửa tủ lạnh bị đóng tuyết
Cách sửa chữa tủ lạnh bị đóng tuyết:
- Không nên để thực phẩm ướt và đồ ăn nóng vào tủ vì hơi nước bốc lên sẽ tạo thành tuyết trong tủ.
- Đối với trường hợp các linh kiện của tủ lạnh bị hỏng, hãy gọi nhân viên kỹ thuật đến kiểm tra và khắc phục, thay thế. Ví dụ như sò nóng, sò lạnh không hoạt động làm tủ lạnh bị đóng tuyết thì ta sẽ thay mới.
- Kiểm tra ống thoát nước thường xuyên xem có bị nghẽn hay không, trong trường hợp ống thoát nước bị nghẽn, nước sẽ chảy ngược vào trong tủ và có thể gây nên tình trạng đóng tuyết trong tủ.
Hướng dẫn bảo quản giúp tủ lạnh nhà bạn nâng cao tuổi thọ
Sử dụng tủ lạnh không đúng cách có thể làm giảm tuổi thọ của tủ lạnh và không đạt được tối đa hiệu quả làm lạnh, dưới đây là những lưu ý khi sử dụng giúp tăng tuổi thọ tủ lạnh:
- Cân chỉnh nhiệt độ phù hợp: Căn cứ vào các chỉ dẫn bên ngoài tủ lạnh ta nên để thực phẩm vào đúng khay của nó và để ở nhiệt độ phù hợp.
- Rửa sạch thực phẩm khi cho vào tủ: Rửa sạch thực phẩm và để ráo nước trước khi cho vào tủ để tránh hiện tượng đọng hơi nước trong tủ. Khi để thực phẩm tươi như rau củ bạn cần bọc trong túi nilon để chống bay hơi làm thực phẩm bị héo.
- Với những thực phẩm đã nấu chín thì nên bọc kín bằng màng bọc thực phẩm hoặc đựng trong hộp kín để mùi không bám vào những thực phẩm khác.
- Ngăn mát tủ lạnh chỉ có thể bảo quản thịt, cá hoặc các sản phẩm chế biến từ thịt trong vòng 1 - 2 ngày.
- Các loại thức ăn mặn, canh, thịt kho cần được đựng trong hộp có nắp kín sau đó mới để vào tủ vì các loại thực phẩm này rất nặng mùi.
Cách bảo dưỡng tủ lạnh:
Bảo dưỡng tủ lạnh thường xuyên và đúng cách chính là cách sửa tủ lạnh bị đóng tuyết hay bất kỳ lỗi tủ lạnh nào khác hiệu quả nhất. Phòng bệnh hơn chữa bệnh đúng không nào? Bạn hãy tham khảo các cách sau nhé:
- Sau hai tuần, bận cần để tủ lạnh nghỉ ngơi một chút bằng cách vặn nút điều chỉnh Thermostat về vị trí (ON) hoặc (OFF) trong vòng 15-30 phút… sau đó lại đóng mạch cho tủ hoạt động bình thường.
- Sau khoảng 2 tuần, ngắt điện tủ lạnh, đưa các thực phẩm, khay đỡ ra khỏi tủ, phá tuyết trên dàn lạnh. Dùng tấm bọt biển, khăn bông sạch và nước ấm để lau ướt và lau khô.
- Dùng tấm bọt biển cọ rửa nhẹ nhàng các ngăn của tủ, bạn có thể dùng xà bông loãng để cọ rửa các chi tiết của tủ sau đó tráng lại bằng nước sạch và lau khô.
Lưu ý:
- Khi cọ rửa cần tránh tình trạng nước đọng lại ở đáy tủ, các đệm cửa, vỏ của tủ lạnh cần được làm sạch bằng khăn tẩm nước ấm.
- Không dùng bất kỳ hóa chất tẩy rửa nào khác ngoài xà bông loãng vì những loại hóa chất tẩy rửa có thể ăn mòn và làm oxi hóa các chi tiết của tủ lạnh. Lâu dần sẽ làm hỏng tủ lạnh và bắt buộc bạn phải mua tủ lạnh mới. Hơn nữa các loại hóa chất đó có thể gây hại cho sức khỏe khi đổ ra tay hoặc hít phải.
- Giảm tiêu hao điện năng: Không mở tủ nhiều lần, không để đồ ăn còn nóng vào tủ. Không xếp quá nhiều thực phẩm vào tủ và để che lỗ thoát khí.
- Đặt tủ ở nơi khô ráo, cách tường tối thiểu 10cm. Không dùng giấy vải phủ kín dàn ngưng dàn nóng.
Xem thêm video hướng dẫn cách sửa tủ lạnh bị đóng tuyết tại nhà nhé!
Video hướng dẫn cách sửa chữa tủ lạnh bị đóng tuyết tại nhà
Xem thêm
Nơi thu mua tủ lạnh cũ uy tín trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Tại sao ngăn mát tủ lạnh không mát? Nguyên nhân chính là gì?
Câu hỏi thường gặp
1. Tại sao chúng ta phải xả tuyết cho tủ lạnh?
Khi sử dụng tủ lạnh, bạn nên xả tuyết thường xuyên để giảm thời gian làm lạnh và tiết kiệm một phần điện năng tiêu thụ của tủ.
2. Có mẹo nào giúp hạn chế tình trạng tủ lạnh bị đóng tuyết không?
Tất nhiên là có bạn nhé! Tham khảo các cách sau đây:
- Hạn chế việc mở cửa tủ lạnh thường xuyên để tránh hơi ẩm bên ngoài tràn vào tủ lạnh.
- Nâng cao đế chân trước trước tủ lạnh hỗ trợ cửa tủ đóng lại một cách tự động. Đồng thời siết chặt bản lề cửa tủ lạnh trường hợp bị lỏng.
- Vệ sinh vết bẩn bám trên đệm cửa. Kiểm tra đệm cửa thường xuyên. Thay mới nếu phát hiện hư hỏng.
3. Nhiệt độ tủ lạnh nên như thế nào là phù hợp?
Giữ các thiết bị của bạn ở nhiệt độ thích hợp.
- Giữ nhiệt độ tủ lạnh ở ngăn mát trong khoảng từ 4 - 6 độ C.
- Nhiệt độ ngăn đá phải là -18 độ C.
Việc điều chỉnh quá cao hoặc quá thấp cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của tủ lạnh. Do đó, bạn nên kiểm tra nhiệt độ định kỳ bằng cách sử dụng nhiệt kế đồ gia dụng. Đây là cách tốt nhất để kiểm tra chính xác nhiệt độ tủ lạnh.
Kết luận
Trên đây là cách khắc phục hiện tượng tủ lạnh bị đóng tuyết và cách sửa tủ lạnh bị đóng tuyết do Musk.vn tổng hợp. Hy vọng bài viết sẽ đem đến cho các bạn những thông tin hữu ích để sử dụng tủ lạnh hiệu quả hơn!