Tiêu chuẩn thiết kế các mẫu bản vẽ thông gió nhà xưởng mới nhất
Nội dung bài viết
Trước khi bắt đầu thi công một nhà xưởng bạn cần tính toán và lên kế hoạch rõ ràng, cụ thể. Trong đó lên ý tưởng tạo ra thiết kế bản vẽ thông gió nhà xưởng là một bước quan trọng không kém. Bài viết sau sẽ giúp các chủ doanh nghiệp lớn nhỏ có thêm những kiến thức bổ ích về bản vẽ để áp dụng cho công trình của mình.
Các bước chuẩn thực hiện bản vẽ thông gió nhà xưởng
Và để tạo ra một bản vẽ thông gió nhà xưởng thì bạn cần thực hiện đầy đủ theo hướng dẫn chi tiết về các bước sau:
- Bước đầu tiên là tổng hợp dữ liệu về nhà xưởng và nguồn nhân công. Để có được số liệu và thông tin cụ thể, chính xác như vậy, các kỹ thuật viên cần đi khảo sát thực tế. Đồng thời nghiên cứu khí hậu, vị trí đất đai để có được tính toán thông gió nhà xưởng hợp lý ở bước sau.
- Tính toán lượng gió và thiết bị thông gió cần sử dụng sao cho phù hợp với quy mô, số lượng máy móc, lao động và đặc thù sản xuất tại mỗi khu vực trong nhà xưởng.
- Qua bước khảo sát và nghiên cứu địa hình, đặc trưng sản xuất cũng như thu thập các số liệu thì kỹ thuật viên sẽ lên bản vẽ. Xác định số lượng, vị trí lắp đặt thiết bị thông gió sao cho khoa học mà vẫn đảm bảo tiết kiệm chi phí.
- Bản vẽ dự kiến sẽ được xem xét lại bởi kỹ thuật viên và quản lý nhà xưởng. Nếu cần sẽ chỉnh sửa lại sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất.
- Sau khi đã xem xét, chỉnh sửa lại bản vẽ thì kỹ thuật viên sẽ chốt bản thiết kế thông gió cuối cùng. Tiến hành chuyển bản vẽ chốt cho bên thi công để làm công tác chuẩn bị và lắp đặt hệ thống.
>> Tìm hiểu thêm: Thông gió công nghiệp là gì?
Những phương pháp thiết kế thông gió nhà xưởng phổ biến
Thiết kế thông gió nhà xưởng theo phương pháp tự nhiên
Thông gió nhà xưởng tự nhiên là phương pháp sử dụng luồng gió tự nhiên để làm mát và tạo không khí thông thoáng bên trong nhà xưởng. Đây được xem là phương án thiết kế hệ thống làm mát nhà xưởng nhanh gọn và đơn giản lại tiết kiệm chi phí đầu tư nhất.
Phương án thiết kế thông gió tự nhiên này cần phải chuẩn bị một số dụng cụ và trang thiết bị nhằm phục vụ công tác lắp đặt thuận tiện nhất. Theo đó, người thi công sẽ phải thiết kế lam gió nhà xưởng để hút gió ngoài trời vào bên trong nhà xưởng. Trường hợp vị trí thuận lợi có thể xây thêm hệ thống giếng trời để lưu thông không khí tốt hơn
Thiết kế thông gió không sử dụng kênh dẫn gió
Đây là phương án thông gió sử dụng quạt hút để lấy gió từ bên ngoài vào trong nhà xưởng. Ưu điểm của hệ thống này là sử dụng thêm lưới lọc bụi hay tấm lọc công nghệ để hạn chế bụi bẩn. Khi quạt hút áp suất giữa bên ngoài và bên trong chênh lệch nhau và gió tự nhiên sẽ theo luồng bay vào trong nhà xưởng.
Các trang thiết bị cần chuẩn bị để đồng hành cùng hệ thống thông gió không dùng kênh dẫn là hệ thống quạt hút và lưới lọc bụi để dẫn khí vào. Ngoài ra cần thêm hệ thống ống thông gió hoặc cửa để gạt bụi bẩn và khí nóng từ bên trong ra bên ngoài.
Thiết kế thông gió có dùng kênh dẫn gió
Đây là phương án được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay. Luồng gió từ bên ngoài sẽ được hút vào bằng kênh dẫn gió là các đường ống kết hợp với quạt hút trong nhà xưởng.
Cần chuẩn bị hệ thống ống dẫn gió với quạt hút để hút gió vào. Cũng như hệ thống đường ống, cửa để hút gió và bụi bẩn thải ra bên ngoài.
Tiêu chí cơ bản của một bản thiết kế thông gió nhà xưởng chuẩn
Việc xây dựng một bản thiết kế đúng tiêu chuẩn thông gió nhà xưởng là thao tác vô cùng quan trọng để tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh. Bản thiết kế cần đảm bảo những tiêu chí như sau:
- Các kỹ thuật viên cần tính toán chính xác số lượng và vị trí các thiết bị lắp đặt trên bản vẽ thông gió nhà xưởng. Việc này nhằm đảm bảo hệ thống được thiết kế phù hợp với diện tích nhà xưởng.
- Kỹ thuật viên sẽ xem xét và cân nhắc số lượng máy móc, thiết bị và nhân công làm việc để bố trí hệ thống thông gió hợp lý. Nhằm đảm bảo nguồn không khí mát mẻ được cung cấp đầy đủ cho toàn bộ người lao động và máy móc trong xưởng.
- Sau khi nghiên cứu, tính toán các hoạt động sản xuất, quy mô phân xưởng kỹ thuật đưa ra con số cụ thể về số lượng trang thiết bị cần lắp đặt hệ thống thông gió. Từ đó xác định chi phí cần để thi công hệ thống thông gió nhà xưởng.
- Dựa vào số lượng trang thiết bị dự tính đưa ra, bản vẽ cần thể hiện từng vị trí, khu vực cụ thể đặt các thiết bị đó. Để đảm bảo yếu tố khoa học, thẩm mỹ và hoạt động hiệu quả.
Một số hình ảnh bản vẽ thông gió nhà xưởng tiêu biểu
Bạn có thể tham khảo một số mẫu bản vẽ thông gió nhà xưởng điển hình được các doanh nghiệp ưa chuộng để áp dụng cho công trình của mình.
Một số câu hỏi thường gặp
Cần lưu ý gì khi thiết kế bản vẽ thông gió nhà xưởng
Để đảm bảo công trình được thi công hoàn thiện nhất bạn cần kiểm tra, rà soát kỹ lưỡng các thông số trong bản vẽ để tránh sai sót. Ngoài ra các chủ doanh nghiệp cũng nên tính toán thật cẩn thận chi phí để lắp đặt thiết bị phù hợp.
Có phải nhà xưởng nào cũng nên thiết kế thông gió nhà xưởng?
Tuỳ vào điều kiện và đặc thù kinh doanh của nhà xưởng mà chủ doanh nghiệp nên thiết kế hệ thống thông gió hay không. Tuy nhiên thông gió cho nhà xưởng tạo ra rất nhiều lợi ích nên tốt nhất là nên thiết kế và lắp đặt để tạo ra môi trường làm việc thoải mái và hiệu quả nhất
>> Các bài viết liên quan:
- Tổng hợp các cách quản lý nhiệt độ tại nhà xưởng hiệu quả nhất.
- Những nguyên lý thông gió nhà xưởng được ưa chuộng nhất hiện nay.
Kết luận
Bài viết trên Musk.vn đã để lại những thông tin về thiết kế bản vẽ thông gió nhà xưởng chi tiết. Chúng tôi hy vọng bạn sẽ có những tham khảo và trải nghiệm tuyệt vời về mô hình này!