Các hướng dẫn tính toán thông gió nhà xưởng chuẩn xác nhất

Nội dung bài viết

Doanh nghiệp muốn tạo nên một môi trường như vậy thì thiết kế thông gió cho nhà xưởng là việc làm cần thiết. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những chi phí phát sinh không cần thiết thì nhà xưởng nên tham khảo cách tính toán thông gió nhà xưởng dưới đây.

Hướng dẫn tính toán thông gió nhà xưởng chuẩn xác nhất
Hướng dẫn tính toán thông gió nhà xưởng chuẩn xác nhất

Lợi ích của việc tính toán thông gió nhà xưởng

Khi thực hiện thi công xây dựng nhà xưởng thì yếu tố về thông gió nhà xưởng là việc làm bắt buộc. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp hay cá nhân biết rõ lý do vì sao phải thực hiện thông gió cho nhà xưởng sản xuất. Vì thế, nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về lợi ích của việc làm này thì hãy cùng tôi tham khảo nội dung sau đây.

Lợi ích của hệ thống thông gió 
Lợi ích của hệ thống thông gió

Không khí bên trong nhà xưởng được lưu thông tốt hơn

Điều này cơ bản là làm điều hòa không khí bên trong nhà xưởng. Thực tế, thiết kế hệ thống thông gió là làm cho không khí oi bức và ô nhiễm do bụi của không gian bên trong nhà xưởng được thoát ra bên ngoài một cách dễ dàng và hiệu quả nhất.

Hơn nữa xây dựng như vậy sẽ đưa một lượng lớn không khí tươi, sạch và trong lành từ bên ngoài vào bên trong. Điều này giúp cho người lao động cảm thấy thoải mái hơn khi làm việc, như vậy cũng nâng cao hiệu quả sản phẩm.

Thiết kế hệ thống thông gió cho nhà xưởng 
Thiết kế hệ thống thông gió cho nhà xưởng

Giúp tiết kiệm và hạn chế chi phí phải chi trả

Hệ thống thông gió có cấu tạo không phức tạp và có phương thức lắp đặt vô cùng đơn giản, bất kể nhà xưởng nào cũng có thể thực hiện. Có lẽ vì vậy nên chi phí lắp đặt của nó tương đối thấp và hỗ trợ doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu. Tuy nhiên để tối ưu chi phí phát sinh thì nhà xưởng cần lưu ý đến phương pháp tính toán thông gió nhà xưởng.

Giúp tiết kiệm và hạn chế chi phí phải chi trả 
Giúp tiết kiệm và hạn chế chi phí phải chi trả

Nhờ thiết kế thông gió mà nhà xưởng tiết kiệm hiệu quả điện năng cần dùng

Lắp đặt thông gió nhà xưởng không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn tiết kiệm điện năng sử dụng. Bởi nó giúp doanh nghiệp giảm được chi phí làm mát nhà xưởng hiệu quả vượt trội hơn với khi sử dụng những phương pháp làm mát khác.

Nhờ thiết kế thông gió mà nhà xưởng tiết kiệm hiệu quả điện năng cần dùng 
Nhờ thiết kế thông gió mà nhà xưởng tiết kiệm hiệu quả điện năng cần dùng

>> Tìm hiểu thêm: Khái niệm thông gió công nghiệp và những lợi ích khi sử dụng.

Phương pháp tính toán thông gió nhà xưởng mới và chính xác nhất hiện nay

Có thể nói xây dựng hệ thống thông gió là một phương pháp mang lại nhiều hiệu quả về mặt kinh tế cho doanh nghiệp sử dụng. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách phát huy tối đa lợi ích đó mà vẫn mất một khoản tiền phát sinh. Để tránh trường hợp này, trước khi tính toán thông gió nhà xưởng, thì bạn phải tính ra lưu lượng thông gió cần sử dụng của nhà xưởng.

Phương pháp tính toán thông gió nhà xưởng mới
Phương pháp tính toán thông gió nhà xưởng mới

Công thức tính toán thiết kế lưu lượng thông gió nhà xưởng cần sử dụng

Xác định lưu lượng gió cần thiết là một trong những công đoạn quan trọng và cần thiết trong quá trình tính toán thông gió cho nhà xưởng. Có như vậy đội ngũ kỹ sư chuyên môn mới có thể tạo lên một bản thiết kế phù hợp và lựa chọn thiết bị phù hợp mang lại hiệu quả cao. Sau đây là hai cách tính lưu lượng gió phổ biến trên thị trường hiện nay.

Công thức tính toán thiết kế lưu lượng thông gió nhà xưởng cần sử dụng 
Công thức tính toán thiết kế lưu lượng thông gió nhà xưởng cần sử dụng

Cách tính lưu lượng thông gió theo thể tích nhà xưởng sản xuất:

Công thức tính toán này được dựa trên thể tích nhà xưởng hoặc xí nghiệp, doanh nghiệp sẽ áp dụng công thức tính lưu lượng gió như sau:

Tg = X*T

Trong đó:

  • X : là số lần không khí trong xưởng cần được thay thế (đơn vị: lần/giờ).
  • T : là thể tích nhà xưởng, xí nghiệp (T = DxRxC), (đơn vị: m3).
  • Tg : là tổng lưu lượng thông gió cần thiết cho nhà xưởng (đơn vị:m3/h).
Tính lưu lượng thông gió để có được giải pháp phù hợp nhất
Tính lưu lượng thông gió để có được giải pháp phù hợp nhất

Phương pháp tính toán thông gió nhà xưởng về phương diện lưu lượng dựa trên số người lao động hoạt động trong nhà xưởng. Hiện tại ở Việt Nam, nhà nước quy định mỗi một người lao động phải được cung cấp 20m3 không khí tươi trong một giờ. Vì vậy lưu lượng gió tươi cần cung cấp vào nhà xưởng được áp dụng công thức như sau:

Tg = N*20

Trong đó:

  • N : là số người lao động làm việc trong nhà xưởng (N = Diện tích/0.7).
  • Tg : là tổng lưu lượng thông gió (đơn vị: m3).
Dựa vào nhân công làm việc để tính lưu lượng thông gió nhà xưởng
Dựa vào nhân công làm việc để tính lưu lượng thông gió nhà xưởng

Tính thiết kế thông gió nhà xưởng như thế nào?

Bên trên tôi đã cung cấp cho bạn cách tính lượng gió cần cung cấp cho xưởng. Sau khi tính toán chính xác điều trên doanh nghiệp sẽ bắt đầu tiến hành tính toán thông gió nhà xưởng ở phương diện thiết kế hệ thống quạt, và đường ống thông gió với số lượng tấm Cooling Pad trong nhà xưởng sao cho phù hợp. Công thức và cách tính toán thông gió nhà xưởng mà doanh nghiệp có thể sử dụng để tìm ra các giá trị trên như sau.

Tính thiết kế thông gió nhà xưởng như thế nào? 
Tính thiết kế thông gió nhà xưởng như thế nào?

Công thức tính số lượng thiết bị quạt thông gió nhà xưởng

Công thức tính số lượng thiết bị quạt thông gió trong nhà xưởng như sau:

M = Tg/Q

Trong đó:

  • Tg : là tổng lưu lượng gió tươi cần cung cấp cho nhà xưởng (đơn vị: m3/h).
  • Q : là lưu lượng gió của thiết bị quạt (đơn vị: m3/h).
  • M : là số lượng quạt thông gió cần dùng của một nhà xưởng.
Tính số lượng thiết bị quạt thông gió nhà xưởng
Tính số lượng thiết bị quạt thông gió nhà xưởng

Công thức tính toán thiết kế đường ống thông gió nhà xưởng

Hiện nay, việc tính toán thông gió nhà xưởng phương diện thiết kế hệ thống đường ống trở lên khá đơn giản, bởi có nhiều phương thức khác nhau. Song quy chung lại, hầu hết các doanh nghiệp dùng phương pháp dưới đây:

  • Bước 1: Đầu tiên bạn cần xác định tốc độ gió của đoạn ống đầu tiên (ω1), tiếp đó dựa trên lưu lượng gió (kí hiệu là: L) để tính diện tích tiết diện (kí hiệu là: f) của đoạn ống đó theo công thức như sau:

f = L/ω

  • Bước 2: Sau khi thực hiện bước 1 xong thì bạn tiếp tục tính toán tốc độ gió của các đoạn ống khác trong hệ thống thông gió theo công thức như sau:

p*[(ω1)^2 – (ω2)^2]/2 – ∑Δp12 = 0

Trong đó:

  • – ω1: là tốc độ gió của đoạn ống đầu tiên.
  • – ω2: là tốc độ gió của đoạn ống thứ 2.
  • – ∑Δp12: là tổng tổn thất điện áp tính từ điểm phân nhánh 1 đến điểm phân nhánh 2.

Sau đó, bạn sẽ dựa vào tốc độ và lưu lượng gió của đoạn kế tiếp để xác định diện tích tiết diện đoạn đó theo công thức như sau:

f2 = L2/ω2.

  • Bước 3: Lặp lại hai bước trên đến khi xác định được tốc độ và kích thước của tất cả các đoạn ống còn lại. Tổng chiều dài của đường ống được tính đơn giản bằng tổng chiều dài của các đoạn ống cộng với chiều dài cút.
Tính toán thông gió nhà xưởng để thiết kế đường ống
Tính toán thông gió nhà xưởng để thiết kế đường ống

Công thức tính số lượng tấm Cooling Pad mà nhà xưởng cần dùng

Cooling Pad là bộ phận quan trọng của hệ thống thông gió nhà xưởng. Nó có vai trò trao đổi nhiệt giữa hai môi trường bên ngoài và bên trong. Để xác định số lượng tấm Cooling Pad cần sử dụng cho việc xây dựng hệ thống thông gió, nhà xưởng cần thực hiện như các bước dưới đây.

Công thức tính tổng diện tích tấm Cooling Pad là:

S = V*X/9000

Trong đó:

  • V : là thể tích nhà xưởng (V = DxRxC), (đơn vị là m3).
  • X : là số lần thay đổi gió tươi với môi trường bên ngoài.
  • S : là tổng diện tích tấm Cooling Pad (đơn vị: m2).
Tính toán tấm Cooling Pad để sử dụng cho nhà xưởng
Tính toán tấm Cooling Pad để sử dụng cho nhà xưởng

>> Tham khảo thêm:

Cách bố trí hệ thống thông gió trong nhà xưởng

Để tạo nên một bản thiết kế hoàn chỉnh vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo hiệu quả cho hệ thống, thì các doanh nghiệp khi thi công cần tuân thủ những điều sau.

  • Các kỹ sư cần đảm bảo hệ thống thông gió được thiết kế phù hợp dựa trên diện tích của quy mô nhà xưởng.
  • Bản thiết kế phải đáp ứng được nhu cầu thông gió và làm mát của xưởng, đồng thời đảm bảo sức khỏe của nhân công, máy móc.
  • Bản thiết kế cung cấp đầy đủ về số lượng trang bị, nguyên liệu cùng chi phí mà nhà xưởng phải chi trả.
  • Lắp đặt các trang thiết bị đúng theo bản thiết kế để tận dụng tối đa công năng của cả hệ thống.
Cách bố trí hệ thống thông gió trong nhà xưởng
Cách bố trí hệ thống thông gió trong nhà xưởng

>> Có thể bạn quan tâm: Bật mí cách chọn lam gió nhà xưởng phù hợp.

Một số câu hỏi thường gặp

Giá lắp đặt thông gió nhà xưởng phụ thuộc yếu tố nào?

Mức giá chính xác còn phụ thuộc từ nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau. Mặt khác giá thiết bị, nguyên liệu xây dựng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến mức giá hệ thống thông gió nhà xưởng.

Giá lắp đặt thông gió nhà xưởng phụ thuộc yếu tố nào?
Giá lắp đặt thông gió nhà xưởng phụ thuộc yếu tố nào?

Có phải nhà xưởng nào cũng nên lắp đặt thông gió?

Không phải nhà xưởng nào cũng nên lắp đặt hệ thống thông gió, tuy nhiên để tạo nên một môi trường làm việc trong lành, thoải mái cho nhân công thì xây dựng hệ thống thông gió là điều cần thiết

Tuy nhiên với một số xưởng sản xuất có quy mô nhỏ, nhân công ít thì không cần thiết phải lắp đặt hệ thống thông gió. Những xưởng này có thể thiết kế hệ thống làm mát nhà xưởng kèm quạt thông hút gió, vừa có thể tiết kiệm chi phí lại vừa tạo môi trường tốt cho nhân viên lao động.

Có phải nhà xưởng nào cũng nên lắp đặt thông gió?
Có phải nhà xưởng nào cũng nên lắp đặt thông gió?

>> Các bài viết liên quan:

Như vậy bài viết trên Musk.vn đã cung cấp những thông tin tiêu biểu nhất và chi tiết nhất về phương pháp tính toán thông gió nhà xưởng. Hy vọng bạn đưa ra tính kết quả tính toán chuẩn xác khi thực hiện dự án thông gió cho xưởng sản xuất.

Bình luận
Gửi