Làm cách nào để lựa chọn lam gió nhà xưởng phù hợp?
Nội dung bài viết
Lam gió nhà xưởng thuộc hệ thống thông khí giúp cho nhà xưởng giảm tình trạng bụi bẩn tích tụ và giảm nhiệt độ. Đây còn là cách lý tưởng để mang lại bầu không khí trong lành và sạch sẽ, an toàn cho máy móc và con người. Vậy làm cách nào để có thể chọn được lam gió phù hợp cho nhà xưởng của doanh nghiệp, hãy cùng tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé.
Lam gió nhà xưởng là gì?
Lam gió xưởng công nghiệp hay còn gọi là cửa louver, là thành phần được lắp đặt chung với hệ thống thông gió nhà xưởng. Mục đích lắp lam gió là để giảm đi sự tích tụ của bụi bẩn, giảm nhiệt độ và mùi khó chịu trong không gian nhà xưởng.
Lam gió nhà xưởng được sản xuất theo những hình dáng, cấu tạo và kích thước khác nhau. Hình dáng chủ yếu là dạng khung và các lá lam được xếp nghiêng tạo ra chiều lưu thông gió thuận tiện cũng như lấy ánh sáng tự nhiên dễ dàng.
Phổ biến nhất hiện nay là kiểu lam gió cố định và dạng cửa lam có thể điều chỉnh được. Tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng cùng chi phí của doanh nghiệp mà có thể đưa ra lựa chọn kiểu dáng lam gió cho nhà xưởng phù hợp.
>> Tìm hiểu thêm: Thông gió công nghiệp là gì?
Cấu tạo của lam gió nhà xưởng
Hệ thống lam gió nhà xưởng bao gồm có 2 thành phần chính như sau:
- Khung thép: Là phần dùng để gắn lá lam được làm từ hợp kim thép hoặc nhôm, tôn mạ kẽm,... Độ cứng nhất định của khung sẽ giúp định hình và bảo vệ các phần bên trong.
- Lá lam: Thành phần này được chế tạo từ chất liệu kim loại và thường định hình nghiêng để tạo ra chiều lưu thông cho luồng gió, đón ánh nắng vào nhà xưởng.
Tính năng nổi trội của lam gió là gì?
Lam gió lắp trong nhà xưởng với hệ thống làm mát nhà xưởng được ứng dụng nhằm mang đến luồng không khí thông thoáng cho công trình. Ngoài ra, hệ thống này còn được ứng dụng với những đặc tính sau:
- Làm mát bầu không khí: Khả năng điều hoà luồng không khí của hệ thống lam gió sẽ giúp giảm đáng kể lượng nhiệt tồn đọng trong nhà xưởng. Quản lý nhiệt độ tại nhà xưởng được cân bằng bên trong và bên ngoài liên tục sẽ giúp không gian thêm thoáng đãng hơn.
- Lọc sạch bầu không khí: Những lá lam có thể điều chỉnh được biên độ để góp phần làm sạch bầu không khí bên trong nhà xưởng và loại bỏ bụi bẩn khi đưa luồng khí mới vào công trình.
- Lấy ánh sáng theo nhu cầu: Nhờ tính năng có thể điều chỉnh biên độ và góc độ mà việc cản ánh sáng hoặc lấy thêm ánh sáng cho nhà xưởng từ bên ngoài cũng được lam gió nhà xưởng đáp ứng dễ dàng. Nhờ đó, công trình có thể đạt được nhu cầu lấy ánh sáng dễ dàng và hạn chế ánh sáng phản chiếu những nơi không cần thiết.
- Cung cấp oxy tự nhiên: Trong cấu trúc của nhà xưởng hoặc kho hàng, việc luân chuyển oxy là điều vô cùng quan trọng. Các lá lam đóng vai trò như lá phổi nhân tạo để luân chuyển nguồn oxy cho toàn bộ bên trong luôn có bầu không khí tươi mới.
- Tiện lợi và tiết kiệm: Lam gió được thiết kế theo nhu cầu sử dụng nên việc lắp đặt rất dễ dàng và tiện dụng, có thể tháo dỡ nếu không muốn sử dụng nữa. Việc thiết kế đảm bảo mục đích sử dụng sẽ tránh được tình trạng lãng phí và tối ưu chi phí nhờ nguồn nguyên vật liệu chế tạo có giá thành rẻ.
- Thẩm mỹ: Lam gió nhà xưởng góp phần tạo nên vẻ đẹp và nâng cao tính thẩm mỹ cho công trình. Thiết kế hoàn thiện với đầy đủ công năng càng giúp nhà xưởng có thể hoạt động ổn định theo nhu cầu thực tế.
Lưu ý cơ bản trong khi chọn lam gió cho nhà xưởng
Để chọn được đúng loại lam gió nhà xưởng, doanh nghiệp cần lưu ý một số tiêu chí bao gồm:
- Cấu tạo và công suất: Lưu lượng gió là yếu tố rất được doanh nghiệp quan tâm, nếu cần sẽ lắp đặt nhiều lam gió với góc mở rộng hoặc loại có kích thước lớn.
- Diện tích nhà xưởng và cách bố trí: Dựa vào quy mô nhà xưởng và cách thức lắp đặt mà hệ thống lam gió sẽ được bố trí hài hoà để đảm bảo cả tính làm mát và tính thẩm mỹ.
Tính toán chi tiết số lượng lam gió sử dụng trong nhà xưởng
Doanh nghiệp có thể tính toán để xác định số lượng lam gió cần thiết với những bước sau đây:
- Bước 1: Tính lưu lượng không khí cần cung cấp cho không gian nhà xưởng. Công thức là Tg = V*X (m3/giờ) với V là thể tích nhà xưởng và X là số lần thay đổi không khí trong vòng 1 giờ.
- Bước 2: Tính số lượng lam gió nhà xưởng cần lắp đặt với công thức N = Tg/Q. Trong đó, Tg là lưu lượng gió cần lưu thông còn Q là lưu lượng tải của lam gió.
Việc tính toán số lượng lam gió cần thiết phải dựa vào tình hình thực tế của nhà xưởng và kết hợp với việc đo đạc chính xác đúng số lượng cần thiết. Nếu chưa có nhân sự chuyên môn thì doanh nghiệp cần lựa chọn cho mình đơn vị chuyên lắp đặt hệ thống lam gió để đảm bảo hiệu quả mang lại cũng như chi phí.
>> Có thể bạn quan tâm:
- Hướng dẫn tính toán thông gió nhà xưởng đơn giản nhất.
- Tìm hiểu một số phương pháp áp dụng nguyên lý thông gió nhà xưởng.
Một số câu hỏi thường gặp
Ứng dụng của lam gió xưởng là gì?
Lam gió hiện nay được ứng dụng rất rộng rãi với đa dạng công năng. Có thể kể đến một số các ứng dụng của hệ thống này bao gồm:
- Điều hoà lưu lượng không khí bên trong nhà xưởng, kho hàng hoặc những căn nhà có kiến trúc nhà ống.
- Thông gió cho các hệ thống tầng hầm nhà ở, toà nhà hoặc trung tâm thương mại,...
- Thông gió vệ sinh.
- Thông gió cho cầu thang và hành lang để kiểm soát bụi bẩn và khói.
Cần lưu ý gì khi sử dụng lam gió xưởng?
Trong quá trình sử dụng lam gió tại nhà xưởng, kho hàng, các doanh nghiệp cần lưu ý một số điều cơ bản bao gồm:
- Thường xuyên kiểm tra và lau chùi sạch sẽ để tránh tình trạng bụi bẩn tích tụ, cản trở việc lưu thông khí.
- Tránh tác động trực tiếp lên các thanh lam khiến thanh lam biến dạng và mất thẩm mỹ.
>> Các bài viết liên quan:
- Bật mí tiêu chuẩn thiết kế bản vẽ thông gió nhà xưởng.
- Tổng hợp 7 tiêu chuẩn thông gió nhà xưởng mới nhất hiện nay.
Kết luận
Hệ thống lam gió nhà xưởng hiện nay được ứng dụng rất rộng rãi nhờ khả năng lưu thông gió hiệu quả. Tuỳ theo những tiêu chí cụ thể, Musk.vn mong các doanh nghiệp có thể tham khảo và tính toán để lựa chọn được sản phẩm thích hợp nhất.