Có nên làm trần thạch cao không? Ưu và nhược điểm của trần thạch cao

Nội dung bài viết

Trần thạch cao là một giải pháp thi công hữu hiệu vừa tiết kiệm chi phí, vừa mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao cho các công trình như: nhà ở, khách sạn, spa, văn phòng,...Tuy nhiên, trần thạch cao cũng có không ít điểm hạn chế khi sử dụng. Với những điểm hạn chế đó thì ta có nên làm trần thạch cao không? Theo dõi bài viết để hiểu hơn về trần thạch cao và giải đáp cho câu hỏi này nhé!

Có nên làm trần thạch cao không? Ưu và nhược điểm
Có nên làm trần thạch cao không? Ưu và nhược điểm

Trần thạch cao đang rất phổ biến nhưng liệu giá thành có đắt không? Cùng tìm hiểu làm trần thạch cao giá bao nhiêu để dự trù kinh phí tốt nhất! 

Trần thạch cao là gì? Có nên làm trần thạch cao không?

Trần thạch cao là vật liệu chuyên dùng để thi công trần nhà. Đây là sự kết hợp của các lớp vật liệu bao gồm khung xương thạch cao, tấm thạch cao, sơn và các vật liệu phụ trợ khác để tạo nên các tính năng sau:

  • Khung xương thạch cao tạo hệ kết cấu vững chắc để từ đó treo hệ trần bê tông cốt thép hay kết cấu mái của ngôi nhà.
Khung xương thạch cao tạo hệ kết cấu vững chắc
Khung xương thạch cao tạo hệ kết cấu vững chắc
  • Tấm thạch cao giúp tạo phẳng, tạo thẩm mỹ cho trần và được liên kết với hệ khung bằng vít chuyên dụng.
  • Sơn lót giúp tạo độ mịn, đều màu cho bề mặt trần.

Nên làm trần thạch cao hay trần bê tông? Trần thạch cao thay thế các vật liệu xây dựng truyền thống như trần gang, trần xi măng mang đến sự hợp lý và đẹp mắt cho không gian sống. Đây là loại vật liệu thay thế rất được ưa chuộng tại Việt Nam trong những năm gần đây. Vậy chúng ta có nên làm trần thạch cao không? Tìm hiểu ở những phần sau nhé!

Tìm hiểu trần thạch cao là gì?
Tìm hiểu trần thạch cao là gì?

Cùng Musk.vn tìm hiểu: Có nên làm trần thạch cao không và các ưu điểm nổi bật của cần thạch cao thông qua video:

Ưu và nhược điểm của trần thạch cao - Có nên làm trần thạch cao không?

Muốn biết có nên làm trần thạch cao không? Bạn nên tìm hiểu về những ưu và nhược điểm của trần thạch cao trong phần dưới đây:

Ưu điểm của trần thạch cao

  • Trần thạch cao ngày càng được sử dụng nhiều trong các công trình công nghiệp và dân dụng, trung tâm thương mại, khu văn phòng… Với đặc điểm thi công nhanh chóng, tháo lắp dễ dàng, không ảnh hưởng đến kết cấu trần.
  • Chất liệu thạch cao không chứa chất độc hại, thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Tìm hiểu thêm thông tin về sự thật trần thạch cao có độc hại không, tại bài viết trên đây.
  • Một tính năng vượt trội của trần thạch cao không thể không nhắc đến đó là các chỉ số kỹ thuật như: khả năng chống cháy, chống nóng, cách âm, tiêu âm, chống ẩm…
  • Đẹp mắt, trần thạch cao có nhiều kiểu dáng khác nhau, có thể sơn và có thể lắp đặt theo nhiều cách để mang đến cho không gian ngôi nhà của bạn phong cách hơn và thể hiện được gu thẩm mỹ của riêng bạn.

Với nhiều ưu điểm đã kể trên thì không biết giá thạch cao trần nhà có đắt không? Cùng Musk tìm hiểu ngay tại đây! 

Có nên làm trần thạch cao không? Ưu điểm của trần thạch cao
Có nên làm trần thạch cao không? Ưu điểm của trần thạch cao

Có 2 loại trần thạch cao phổ biến hiện nay là trần thạch cao nổi và trần thạch cao chìm. Mỗi loại trần đều có ưu điểm riêng:

  • Trần thạch cao nổi dễ dàng tháo rời và lắp ráp, sử dụng kết cấu khung xương và tấm thạch cao thuận tiện cho việc thi công, rút ngắn thời gian thi công. Có thể che đi những khuyết điểm của trần nhà một cách khéo léo và tinh tế. Lý tưởng cho những không gian có trần cao, không gian rộng rãi, thoáng mát, diện tích rộng hoặc quá trống trải.
Trần thạch cao nổi
Trần thạch cao nổi
  • Còn trần thạch cao chìm rất đẹp, phẳng và mịn, có thể tạo được nhiều loại hoa văn trang trí. Mẫu mã đa dạng, tính thẩm mỹ cao, nếu không quan sát kỹ rất dễ nhầm lẫn với trần thật. Trần thạch cao chìm còn tăng khả năng chịu lực, dễ dàng kết hợp với các loại đèn trang trí, dễ dàng cắt uốn phù hợp với nhiều dạng không gian có đặc điểm khác nhau.
Ưu điểm trần thạch cao chìm
Ưu điểm trần thạch cao chìm

Nhược điểm của trần thạch cao

Có nên làm trần thạch cao không khi nhược điểm nổi bật nhất của trần thạch cao là tính kỵ nước, nếu bị ngấm nước trần sẽ bị ố vàng và mau hư hỏng nên khi thi công trần bắt buộc phải chống thấm.

Xem thêm bài viết so sánh trần thạch cao với một số loại trần phổ biến khác:

  • Màu trần thạch cao thường là màu trắng không phù hợp với những không gian nhiều màu sắc.
  • Đối với trần thạch cao nổi, nhược điểm của nó là không chịu được các đồ trang trí nặng, dễ rơi xuống làm hỏng trần.
  • Đối với trần thạch cao khung chìm, nhược điểm lớn nhất là khó sửa chữa. Trường hợp trần bị ố, hư hỏng thì thường phải tháo ra để sửa chữa.
Có nên làm trần thạch cao không? Nhược điểm của trần thạch cao
Có nên làm trần thạch cao không? Nhược điểm của trần thạch cao

Có thể thấy trần thạch cao có rất nhiều ưu điểm,cùng Musk tìm hiểu các loại tấm thạch cao trên thị trường đầy đủ nhất! 

Có nên làm trần thạch cao không?

Trần thạch cao nếu được thi công đúng kỹ thuật, sử dụng và bảo dưỡng đúng cách thì hệ thống trần sẽ có tuổi thọ cao. Với những lợi ích khi sử dụng trần thạch cao mà chúng tôi nêu ra dưới đây, bạn có thể yên tâm làm trần thạch cao cho căn nhà mình.

Cùng Musk.vn tham khảo bài viết sau đây về cách làm trần thạch cao và cách lựa chọn đơn vị thi công trần thạch cao uy tín!

Có nên làm trần thạch cao không? Thẩm mỹ cao, sang trọng

Sử dụng trần thạch cao sẽ làm tôn thêm vẻ đẹp cho ngôi nhà. Chính vì vậy, tấm thạch cao đã trở thành xu hướng số một trong trang trí nhà ở, văn phòng, khu công nghiệp…

Cho đến nay chưa có một loại vật liệu nào có thể thay thế tấm thạch cao để tạo hình và thiết kế mẫu trần đa dạng như vậy. Ngoài ra, các tấm thạch cao hiện nay rất đa dạng về mẫu mã, hoa văn cho người dùng lựa chọn.

Có nên làm trần thạch cao không? Thẩm mỹ cao, sang trọng
Có nên làm trần thạch cao không? Thẩm mỹ cao, sang trọng

Trần thạch cao có độ bền tốt

Trần thạch cao có bền khôngCó nên làm trần thạch cao không? Trần thạch cao nếu không bị gió, nước tác động và ảnh hưởng đến độ phẳng của khung xương thì có tuổi thọ sử dụng tốt. Độ bền của trần ước tính lên đến 50 năm.

Để trần thành cao bền và luôn mới bạn nên có cách vệ sinh trần thạch cao để trần nhà bạn luôn sáng bóng mỗi ngày. Tham khảo ngay! 

Có nên làm trần thạch cao không? An toàn cho người sử dụng

Thạch cao được sản xuất với chất liệu xanh, thành phần trong thạch cao chủ yếu là muối canxi sunfat và các phân tử nước. Đây là những nguyên tố hóa học không gây hại cho sức khỏe con người. Hoàn toàn không chứa các chất độc hại nên sẽ không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến sức khỏe người dùng và môi trường.

Ngoài ra, trần thạch cao không sinh bụi, dễ vệ sinh và thân thiện với môi trường. Vì vậy, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm nếu sống và làm việc trong căn phòng được thiết kế trần thạch cao.

Có nên làm trần thạch cao không? An toàn cho người sử dụng
Có nên làm trần thạch cao không? An toàn cho người sử dụng

Làm trần thạch cao tiết kiệm thời gian và chi phí

Các nhà xưởng, khu công nghiệp thường là lợp mái tôn hơn là mái bê tông. Nhưng bên trong nội thất văn phòng thì được thiết kế trần bằng tấm thạch cao cách nhiệt, chống ẩm. Phương pháp này được thực hiện nhằm rút ngắn thời gian thi công của công trình. Ngoài ra, trần nhà làm bằng thạch cao còn tiết kiệm chi phí xây dựng, ít tốn kém hơn nhiều so với hệ thống bê tông.

Làm trần thạch cao tiết kiệm thời gian và chi phí
Làm trần thạch cao tiết kiệm thời gian và chi phí

>>Tham khảo: Cách tính vật tư trần thạch cao để có thể tính toán chính xác nhất cho căn nhà của bạn! 

Loại trần thạch cao nào tốt nên sử dụng?

Ngoài trần, thạch cao được biết đến như một vật liệu làm tường, vách ngăn rất tốt cho nhà ở vì nó phù hợp trong xây dựng nên không ngạc nhiên khi bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đều coi thạch cao là vật liệu chính thứ hai cho ngôi nhà của họ.

Do nhu cầu sử dụng lớn nên có rất nhiều nhà máy sản xuất tấm thạch cao, dưới đây là 4 loại thương hiệu trần thạch cao nổi tiếng, được sử dụng nhiều nhất. Đó là:

  • Thạch cao Vĩnh Tường
  • Thạch cao USG Boral
  • Thạch cao Knauf
  • Thạch cao YOSHINO
Các loại thạch cao được sử dụng phổ biến hiện nay
Các loại thạch cao được sử dụng phổ biến hiện nay

Để thi công trần thạch cao đúng cách, bạn nên biết tiêu chuẩn nghiệm thu trần thạch cao. Cùng tìm hiểu ngay với Musk.vn!

Một số mẫu trần thạch cao đẹp nên lựa chọn thi công

Nếu bạn đang không biết có nên làm trần thạch cao không? Và làm như thế nào thì sang trọng, ấn tượng thì hãy tham khảo các mẫu trần thạch cao dưới đây:

Thiết kế trần thạch cao kết cấu gỗ
Thiết kế trần thạch cao kết cấu gỗ
Có nên làm trần thạch cao không? Tham khảo mẫu trần thạch cao 1
Màu tường sáng hơn với thiết kế thạch cao cho trần nhà
Có nên làm trần thạch cao không? Tham khảo mẫu trần thạch cao 2
Các mẫu trần hình học không bao giờ lỗi mốt
Có nên làm trần thạch cao không? Tham khảo mẫu trần thạch cao 3
Giữ phong cách tối giản hợp thời trang với thiết kế trần thạch cao đơn giản
Có nên làm trần thạch cao không? Tham khảo mẫu trần thạch cao 4
Làm tăng vẻ đẹp cho ngôi nhà với sự ấn tượng của trần thạch cao
Có nên làm trần thạch cao không? Tham khảo mẫu trần thạch cao 5
Thử tấm trần thạch cao như gương soi thần kỳ khiến ai cũng phải trầm trồ

>>Khi bạn đọc lựa chọn được mẫu bạn yêu thích thì cách phối màu sơn trần thạch cao đẹp cũng rất quan trọng để nó phù hợp với gia đình của bạn! 

Câu hỏi thường gặp

Khám phá ngay các câu hỏi thường gặp dưới đây để tham khảo thêm có nên làm trần thạch cao không nhé!

Nên lưu ý điều gì trước khi thi công trần giả thạch cao?

  • Nếu ngân sách eo hẹp, bạn có thể lựa chọn thiết kế trần đơn giản, yêu cầu ít vật liệu hơn. Chọn một thiết kế trần ngoại vi, đòi hỏi số lượng tấm thạch cao ít hơn.
  • Bạn cũng có thể chọn trần chỉ ở một số phần hoặc làm đường viền xung quanh trần hiện có. Bằng cách này, bạn có thể giữ nguyên trần nhà ban đầu và nó sẽ làm cho căn phòng của bạn có cảm giác rộng rãi hơn.
  • Luôn luôn lựa chọn thiết kế trần thạch cao trong đó cũng có thể sử dụng các vật liệu trần khác, chẳng hạn như ván ép hoặc kính,...
  • Trần thạch cao treo không quá chắc chắn. Do đó, trước khi treo đèn chùm hoặc bất kỳ đèn trần nào trong thiết kế trần thạch cao, hãy biết nó có thể chịu được trọng lượng bao nhiêu.
  • Trước khi thiết kế tấm thạch cao, hãy lắp một miếng ván ép ngay trên tấm thạch cao để tạo độ chắc chắn, chịu trọng lượng của vật trang trí khi treo,...
  • Thanh của quạt trần phải được gắn vào tấm trần ban đầu trước khi thi công trần thạch cao.
  • Trường hợp trần thạch cao trong nhà nằm ngay dưới sân thượng của tòa nhà, nên dùng các tấm tôn cách nhiệt để giảm tác động của nhiệt.
Lưu ý cần biết trước khi sử dụng trần thạch cao
Lưu ý cần biết trước khi sử dụng trần thạch cao

Có nên làm trần thạch cao không? Trần thạch cao có tốt không?

Sử dụng trần thạch cao là một giải pháp tối ưu cho công trình của bạn. Đơn giản vì trần thạch cao được ưa chuộng hơn vì dễ lắp đặt và vệ sinh.

Những trường hợp bất lợi nào khi lắp đặt trần thạch cao?

  • Khe hở giữa trần thật và tấm trần thạch cao có thể thu hút nấm mốc, mối mọt,… Ngoài ra còn có thể gây cong vênh đặc biệt khi có hơi ẩm.
  • Các mối nối của tấm trần thạch cao có thể xuất hiện các vết nứt theo thời gian. Khoét lỗ để lắp đèn hoặc quạt cũng có thể gây ra các vết nứt. Trong trường hợp sửa chữa lớn, trần cần phải phá bỏ.
  • Trần thạch cao có thể làm giảm chiều cao của căn phòng, nó làm cho căn phòng có vẻ nhỏ hơn.
  • Nếu không được lắp đặt đúng cách, trần thạch cao có thể dẫn đến nhiều rủi ro.
Các rủi ro có thể xảy ra khi làm trần thạch cao
Các rủi ro có thể xảy ra khi làm trần thạch cao

Trên đây là những điều cơ bản nhất về trần thạch cao. Musk.vn hy vọng, bạn đã hiểu trần thạch cao là gì, và nắm bắt được những điểm đặc biệt của nó để cân nhắc có nên làm trần thạch cao không thật kỹ lưỡng.

Hồ Kim Phụng

Kỹ sư thi công Hồ Kim Phụng với 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công nội - ngoại thất cho những công trình biệt thự, căn hộ, nhà hàng, khách sạn,...Với những dự án hợp tác đều thành công và tạo nên sự hài lòng đến với khách hàng. Hiện tại đang là chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực thi công thiết kế nội - ngoại thất trên sàn TMĐT Musk.vn

Web: https://musk.vn/ho-kim-phung.html

Call: 0369242162

Bình luận
Gửi