Hướng dẫn cách cúng động thổ xây nhà & cách sắm lễ vật đơn giản nhất
Nội dung bài viết
Việc xây nhà là một trong những việc đại sự trong cuộc đời của mỗi người. Do vậy, Nhiều gia chủ trước khi tiến hành xây nhà, chủ nhà tự hỏi rằng liệu lễ cúng động thổ xây nhà? gồm những gì, để tránh những tai họa có thể xảy ra về sau này. Để quá trình xây nhà được diễn ra thành công, thì không thể bỏ qua lễ động thổ cho ngôi nhà.
Vậy cần chuẩn bị gì cho lễ cúng động thổ xây nhà để có thể hạn chế được những điều không may mắn về sau? Hãy cùng theo dõi bài viết sau để tìm ra câu trả lời cho mình bạn nhé!
Nguồn gốc văn khấn động thổ xây nhà
Theo quan niệm trong phong thủy của người Việt Nam, thì cứ vào những năm phạm phải năm Kim Lâu hoặc năm Hoàng Ốc thì gia chủ không nên động thổ trong xây dựng nhà mới hay xưởng, cửa hàng…
Tuy nhiên với một số trường hợp, người làm nhà sẽ có thể mượn tuổi của những người không gặp hạn để động thổ xây nhà. Trong suốt quá trình tiến hành làm đọc bài cúng động thổ xây nhà , gia chủ hãy nên lánh mặt cho đến khi hoàn tất lễ khởi công mới nên trở về.
Trong các công việc thì xây dựng nhà cửa chính là việc quan trọng nhất ở trong cuộc đời của mỗi người. Ngôi nhà khi được xây lên nếu hợp với tuổi của người làm nhà thì có thể giúp được gia chủ có được sức khỏe tốt, cùng tài lộc may mắn hay những điều tốt lành đến trong cuộc sống cũng như sự nghiệp.
Lễ cúng động thổ xây nhà mới cho nhà đã tồn tại trong dân gian từ rất lâu đời, và ra đời vào khoảng năm 113 trước Công Nguyên. Khi vua Hán Vũ Đế đã nhận thấy rằng triều đình cúng lễ tế trời nhưng mà lại không có lễ tế đất, do vậy, ông đã họp bàn với các quan thần trong triều để tổ chức thêm lễ Hậu Thổ chính là lời tạ ơn đến thần đất.
Theo tục lệ đã có từ xa xưa, thủ tục động thổ xây nhà sẽ diễn ra vào sau ngày mùng 3 tết. Khi xây dựng nhà, nếu có tác động làm ảnh hưởng tới đất thì phải nhanh chóng làm lễ động thổ cho nhà để trình báo điều đó với thần đất. Những người già hay quan chức sẽ chủ động làm chủ tế để có thể cúng thần đất.
Các lễ vật cần được chuẩn bị trong lễ như nhang hương, y phục, rượu, vàng mã, bộ tam sên…
Ý nghĩa của lễ cúng động thổ xây nhà: Lễ động thổ xây nhà mang ý nghĩa lớn, như một lời để trình báo tới ông thổ địa của gia đình sẽ xây dựng thêm các công trình. Bởi thường người ta sẽ quan niệm rằng, ông thổ địa giúp canh giữ đất đai, nên khi có động đến đất đai thì nhất định phải trình báo.
Và cũng có những quan niệm dân gian cho rằng, trên mảnh đất mà sắp được thi công cũng có rất nhiều các vong linh hiện đang trú ngụ, hay mảnh đất đó đã từng là nơi linh thiêng, thờ cúng đền miếu hay chùa chiền,….
Nên làm lễ để cúng khởi công xây nhà, trình báo rằng mảnh đất đang sắp được thi công và mong muốn các vong linh hiện đang trú ngụ tại đó sẽ chuyển đến một vùng lãnh thổ khác để giúp cho việc thi công nhà cửa được suôn sẻ. Và theo thông thường, hầu hết những người Việt Nam khi động thổ trước khi xây nhà đều làm nghi lễ cúng khởi công cất nhà này.
Xem thêm: Hướng dẫn gia chủ cách bày mâm ngũ quả cúng sửa nhà thành tâm nhất
Lễ vật cúng động thổ xây nhà gồm những gì?
Khi chuẩn bị làm lễ động thổ xây nhà máy hay dự án công trình, nhà ở,….Thì mâm cúng mở móng xây nhà cần phải chuẩn bị đầy đủ thủ tục như sau:
Nếu bạn có nhu cầu đập phá nhà cũ trước khi xây dựng nhà mới, hãy liên hệ với các đơn vị tháo dỡ nhà tại Musk.vn. Ngoài ra, các đơn vị mua xác nhà cũ giá tốt TPHCM cũng giúp gia chủ có thêm được khoản chi phí từ chính ngôi nhà cũ của mình
- Một con gà để cúng
- Một đĩa muối trắng
- Một bát gạo trắng
- Một bát nước lọc
- Năm cái oản đỏ
- Năm lễ vàng tiền cúng
- Một đĩa muối gạo nhỏ
- Một đinh vàng hoa tươi
- Nửa lít rượu trắng chưa từng dùng
- Bao thuốc, lạng chè khô
- Chín bông hoa hồng đỏ còn tươi
- Một đĩa xôi hoặc bánh chưng đã nấu chín
- Ba hũ nhỏ đựng muối – gạo – nước để cạnh nhau
- Năm lá trầu, cùng năm quả cau hay 3 miếng trầu cau đã được têm
- Một bộ quần áo cho Quan Thần Linh, đi kèm với mũ, hia tất cả màu đỏ và kiếm trắng
- Một bộ tam sên cúng bao gồm một miếng thịt luộc cùng một con tôm luộc đi kèm với một quả trứng vịt luộc
- Năm quả tròn (ngũ quả trên cúng động thổ sẽ bao gồm 5 loại trái cây khác nhau phụ thuộc vào từng vùng miền).
Xem thêm: Xem phong thủy xây nhà theo tuổi cho gia chủ trong năm 2022.
Hướng dẫn cách cúng động thổ xây nhà
>>> Xem thêm video: Tất tần tật về các nghi thức làm lễ cúng động thổ xây nhà được chia sẻ bởi chuyên gia phong thuỷ
Bước 1: Chọn ngày lành tháng tốt
Việc xin được ngày giờ tốt sẽ mang yếu tố quyết định quan trọng, bởi theo tử vi phong thủy, ngày tháng và năm sẽ phải hợp với tuổi mụ của chủ nhà. Những người có tuổi năm đó phạm vào năm Kim Lâu hay năm Hoang Ốc thì không nên có ý định và cúng khởi công xây nhà.
Trong những trường hợp cấp bách, thì những người này trước khi làm nhà sẽ phải đi mượn những người có tuổi đẹp và không phạm phải hai điều nêu trên để có thể làm lễ động thổ và khởi công dựng nhà. Cần tránh những ngày đặc biệt xấu sau khi tiến hành làm thủ tục cúng động thổ. Đó là ngày Hắc Đạo, Sát Chủ và ngày Trùng tang, Trùng phục…
Bên cạnh việc xem ngày lành tháng tốt, thì việc xem tuổi làm nhà cũng quan trọng không kém. Vây liệu mượn tuổi xây nhà có tốt không? hãy tham khảo tại đây.
Bước 2: Sắm lễ vật cúng động thổ xây nhà
Ngoài việc chú ý phải xin ngày và xin giờ, thì bước tiếp theo gia chủ cần phải chuẩn bị các vật phẩm quan trọng cho buổi lễ cúng động thổ xây nhà mới đó. Có rất nhiều cách cúng động thổ xây nhà khác nhau và tùy vào tuổi, mạng số, cũng như phong thủy của gia chủ cũng như tùy vào dụng ý tốt của Pháp sư để xin xét cho mảnh đất đó.
Do đó, sẽ có rất nhiều nơi, rất nhiều người cúng mặn, hay cúng đồ chay, hoa quả…
Bước 3 : Tiến hành nghi lễ cúng xây nhà mới như thế nào?
Cách cúng động thổ xây nhà đối với phía gia chủ
Bày biện các lễ vật cúng động thổ xây nhà lên trên một chiếc bàn nhỏ và để ở giữa khu đất sẽ được thi công, hãy chú ý chọn chỗ đất cao ráo và đẹp nhất. Đốt hai cây đèn cùng thắp 07 cây nhang tương ứng với nam và 09 cây nhang tương ứng với nữ. Cắm 3 cây nhang lên trên mâm cúng, và 3 cây dưới đất cùng 1 cây (hay 3 cây với nữ)
Trang phục trong lễ cúng khởi công xây nhà của gia chủ phải chỉnh tề, gia chủ sẽ thắp đèn nhang và vái bốn phương, tám hướng và sau đó quay vào mâm lễ rồi khấn. Đọc văn khấn để có thể động thổ xây nhà trên mảnh đất của mình. Sau khi cúng xong, khi hương gần tàn, tiếp theo đó gia chủ sẽ hóa tiền vàng cùn đồ hàng mã.
Tiếp đó là rải muối gạo và sẽ tự tay cuốc những nhát đầu tiên hay đặt viên gạch đầu tiên tại chỗ sẽ đào móng để trình báo với thần Thổ Địa và xin được động thổ. Ngay sau đó, tốp thợ đào móng đã có thể thi công. Riêng đối với 3 hũ muối – gạo – nước thì gia chủ cất đi để sau này đến khi nhập trạch thì để ở.
Sau này khi gia chủ nhập trạch thì sẽ đi để ở nơi Bếp và nơi thờ cúng Táo Quân. Nước hoa cúng sẽ được đổ ngay xuống công trình chứ nhất định không mang về nhà. Nếu làm nhà có nhiều tầng, sau mỗi lần đổ mái để lên tầng thì đều phải sắm lễ động thổ xây nhà để cúng vái.
Xem thêm: Muốn xây sửa nhà mới vậy gia chủ đã biết chọn ngày phá dỡ nhà để không phạm những điều kiêng kỵ trong xây dựng hay chưa? Hãy tham khảo tại đây nhé.
Cách cúng động thổ xây nhà đối với đơn vị thi công công trình
Sau khi gia chủ của căn nhà cúng xong, thì đơn vị thi công sẽ vào để thắp nhang cúng và khấn giống với bên trên.
* Lưu ý: Ngoài việc khấn thổ công và thần đất thì nên khấn thêm tổ nghề giúp mọi việc tiến hành suôn sẻ.
Cách cúng khởi công xây nhà đối người đã mượn tuổi làm nhà
Cũng chuẩn bị sắm lễ cúng khởi công cất nhà thực hiện tương tự các bước như trên. Nhưng trước đó bạn cần phải làm những giấy tờ về bán tượng trưng của khu đất đó cho người mượn tuổi và lấy 100.000 đồng có làm giấy tờ (chủ nhà giữ).
Lưu ý: Khi cúng động thổ xây nhà, người chủ đất nên lánh khỏi nơi làm nhà với khoảng cách từ 50m trở lên, và sau khi đã hoàn tất những công việc động thổ thì người đó mới trở về. Xây dựng nhà nếu cao tầng, thì đổ mái lên tầng vẫn sẽ tiếp tục mượn người đó để dâng hương và khấn lễ, tương tự gia chủ vẫn sẽ phải tạm tránh trong lúc làm lễ.
Đặc biệt trong khi nhập trạch, với người mượn tuổi để làm nhà thì học phải làm mọi thủ tục dâng hương đến khấn thành để lời bàn giao lại nhà cho gia chủ. Lúc này chủ của căn nhà sẽ làm giấy tờ để có thể mua lại với giá 100.000 đồng và làm lễ theo phần nhập trạch.
Cách cúng động thổ cho công trình xây dựng
Theo chia sẻ của các công ty chuyên phá dỡ công trình, cách cúng khởi công xây nhà cho các công trình xây dựng cũng không phức tạp như nhiều người thường nghĩ, các công việc cũng được tiến hành tương tự như cúng động thổ cho gia chủ. Tuy nhiên, ngoài việc khấn thần Đất, Thổ Địa, người chủ trì cần phải khấn thêm tổ Lỗ Ban (ông tổ nghề xây dựng).
Xem thêm các dịch vụ có thể bạn cần trước khi thi công nhà mới:
- Tổng hợp đơn vị mua xác nhà xưởng tại TPHCM
- Bảng báo giá dỡ nhà xưởng có thể bạn cần!
Câu hỏi thường gặp
1. Cách chọn ngày để làm lễ cúng động thổ xây nhà như thế nào?
Khi chọn ngày cúng mở móng xây nhà bạn cần lưu ý:
- Tránh các ngày là Nguyệt Kỵ. Những ngày này sẽ rơi vào mùng 5, 14, 23 âm lịch hàng tháng.
- Tránh các ngày là Tam Nương. Bao gồm 6 ngày 3,7, 13, 18, 22 và 27 âm lịch hàng tháng.
- Tránh các ngày là ngày sát chủ: tháng Giêng – ngày Tỵ; Tháng 2 – ngày Tý; Tháng 3 – ngày Mùi; Tháng 4 – ngày Mão; Tháng 5 – ngày Thân; Tháng 6 – ngày Tuất; Tháng 7 – ngày Hợi; Tháng 8 – ngày Sửu; Tháng 9 – ngày Ngọ; Tháng 10 – ngày Sửu; Tháng 11, ngày Dần và Tháng 12 – ngày Thìn.
Như vậy, bạn nên chọn những ngày Can sinh Chi (đại cát) hoặc Chi sinh Can (Tiểu cát) sẽ được xem là ngày tốt cho việc động thổ.
2. Khi động thổ xây nhà mà gặp trời mưa tốt hay xấu?
Việc gặp trời mưa vào ngày động thổ xây nhà được ông bà ta xem đó là điều tốt. Theo phong thuỷ, nước được coi là sự sống. Chính vì vậy mà nước đến cũng được coi như tài lộc và may mắn đến với gia đình.
3. Mâm lễ cúng khi động thổ xây nhà có quan trọng không?
Nếu không chuẩn bị lễ vật cúng tươm tất thì sẽ bị coi là điềm xấu. Hành động đó thể hiện việc thiếu tôn trọng những vị thần linh thổ địa.
Mong rằng bài viết về những điều cần chuẩn bị cho lễ cúng động thổ xây nhà cũng như biết chính xác cách cúng khởi công xây nhà chuẩn sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình xây dựng nhà ở của mình.